Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh

☛câu 3: Trình bày tổ chức nhà nước thời Lê sơ, em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đó ?

☛câu 4: Trình bày nội dung Bộ luật Hồng Đức ? Nêu rõ điểm tiến bộ của bộ luật này ?

Thành An
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

3,

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

4,

 Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là:

- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Khuyến khích phát triển kinh tế

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Điểm tiến bộ của bộ quốc triều hình luật (Hồng Đức) thời Lê Sơ : 

- Bộ luật Hồng Đức mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại

- Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức

+ Tính nhân đạo đối với người phạm tội

+ Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt

+ Quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

+ Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác



 

Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

REFER

C3

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

*Nhận xét:

-Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

C4

* Nội dung của bộ luật Hồng Đức là :

- Bảo vệ quyền lợi của vua , hoàng tộc , bảo vệ quyền lợi của 1 số giai cấp thống trị , địa chủ phong kiến . Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật như bảo vệ biên giới Tổ Quốc , khuyển khích phát triển kinh tế , gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc , bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .

* Điểm tiến triển của bộ luật Đức là so với các bộ luật trước là :

- Đề cao vai trò người phụ nữ

- Khuyến khíc dân sản xuất

- Đề cao tinh thần Nho giáo ( Yêu nước )

- Có tính chất nhân đạo

- Đề cao việc học và tuyển nhân tài

- Có những chính sách quan tâm tới dân

- Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là

+nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+  hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê

+ luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường

+, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc


Các câu hỏi tương tự
nguyentrongquan123
Xem chi tiết
NGỌC PHẠM
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Baji Keisuke
Xem chi tiết
Hải Anh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Việt
Xem chi tiết
Trang Thùy
Xem chi tiết
Hà Trường Quân 7.2
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết