Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Đặng
Xem chi tiết
Kieu Diem
25 tháng 7 2020 lúc 12:24

Nguyệt Dạ Nhan Nhi13 tháng 5 lúc 21:39

Giống:

+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.

- Khác:

• Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

• Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn

★ღTrúc Lyღ★
Xem chi tiết
chàng trai 16
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
22 tháng 3 2016 lúc 22:17

địa hình nước ta là 3/4 là đồi núi , 1/4 là đồng bằng .

Minh Hiền Trần
23 tháng 3 2016 lúc 8:33

ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tìch nhưng chủ yếu là đồi níu thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao
*Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Đia hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt thấp dần từ nội địa ra biển: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
- Hướng nghiêng: cao ở phía đông Bắc và thấp dần về phía Tây Nam
- Có hai hướng chính:Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
*Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở

- Địa hình dễ bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: làm xuất hiện nhiều cảnh quan nhân tạo nhưng cũng làm cho địa hình nguyên thủy biến dạng, lũ lụt, sạt lở đất.

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

 

Thanh Kim
6 tháng 6 2018 lúc 21:02

Thuận lợi :
- Đối với công nghiệp là nơi tập trung nhiều tiềm năng để phát triển
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện
+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Đối với Nông, Lâm nghiệp :
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lân nghiệp
các cao nguyên thuận lợi để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuôi gia súc
+ Đối với du lịch : phong cảnh đẹp , khí hậu mát mẻ thuận lợi để hình thành lên các điểm du lịch nổi tiếng
khó khăn:
+ địa hình bị chia cắt mạnh , là nơi xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội ( giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng..)
+ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt ( rét đậm, rét hại ,sương muối...)ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư
+ Có nguy cơ phát sinh động đất
+ Nạn phá rừng
+ Thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước vào mùa khô..

Hằng Trương thị thu
Xem chi tiết
Mạnh=_=
10 tháng 3 2022 lúc 16:11

tham khảo

Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con người. Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn.

lạc lạc đã xóa
Mạnh=_=
10 tháng 3 2022 lúc 16:11

tham khảo

2.Đặc điểm khí hậu: - Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Tổng lượng bức xạ nhận được rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm).

Tryechun🥶
10 tháng 3 2022 lúc 18:41

tham khảo

1.Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con người. Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn.

2.Đặc điểm khí hậu: - Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Tổng lượng bức xạ nhận được rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm).

Thảo Nhi
Xem chi tiết
lê duy mạnh
30 tháng 8 2019 lúc 21:38

bài đâu

Thảo Nhi
30 tháng 8 2019 lúc 22:27

đây là bài tập ngoài chương trình học trong sách

Diệp Song Thiên
Xem chi tiết

Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.

Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.



Vậy ta nên làm gì để có được lòng khiêm tốn, rèn luyện nó thành một thói quen tốt? Trước hết chính bản thân chúng ta phải trau dồi rèn luyện những điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu. Quan trọng phải đối diện với chính mình mà nhìn nhận khả năng một cách khách quan nhất để không bao giờ kiêu ngạo hoặc tự ti mặc cảm trong những tình huống khác nhau. Hơn nữa trong những sự việc nhất định, phải biết nhún nhường, đè cái tôi cá nhân tự đại xuống và lắng nghe người xung quanh thật nhiều. Từ đó ta có thể tích lũy thêm càng nhiều vốn kiến thức mới từ mọi người. Đặc biệt ta không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố, bị coi là quê mùa ,lạc hậu và kém hiểu biết,… Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mới gặt hái được những thành công nhỏ bé đã tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình, nhất định sẽ đánh mất những gì mình đang có. Vậy nên con người tuyệt đối không nên kiêu ngạo, người xưa có câu:” khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười”. Bên cạnh đó, ta phê phán những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy. Hay những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ và không bao giờ chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn mình.

Khi nhìn ở một góc độ khác thì khiêm tốn là không thể hiện bản thân quá đà, không tự kiêu tự đại nhưng không có nghĩa là chúng ta trở nên hèn nhát, chỉ rụt đầu trong một ” chiếc mai rùa” để lảng tránh. Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì bạn sẽ trở thành tâm điểm sáng chói.

Từ ngàn đời nay, khiêm tốn không chỉ là phẩm chất cần có mà nó còn thể hiện tố chất văn hóa của con người. Đức tính ấy chính là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi người trên chặng đường vươn đến thành công đầy khó khăn và gian khổ.

Khiếm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.



Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửa, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.

Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.

Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. ... Ngược nghĩa với khiên tốn là Kiêu căng, Bốc đồng, Tự mãn, Tự cao tự đại… những người có đức tính Khiêm tốn họ thường được bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô yêu quý.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 22:59

tham khảo:

Câu 1. Đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta:

Có 2 dạng chính:

Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát. Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Câu 2. Đặc điểm thềm lục địa nước ta:

Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.Thu hẹp và sâu hơn ở vùng biển miền Trung.
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 12 2019 lúc 6:14

- Đồi núi là bộ phận quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

  + Đồi núi chếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiềm 1% diện tích cả nước.

  + Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng Duyên hải miền trung nước ta.

- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên vào tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  + Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…Địa hình thấp dần từ nội địa tới biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam.

  + Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con người.

  + Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.

  + Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn.

  + Các dạng địa hình nhận tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc thủ đô, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…).

Dương Thu Hằng
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
28 tháng 12 2020 lúc 17:15

+ Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

+ Biểu hiện:

- Nhẹ nhất là: người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ.

-  Nặng hơn là quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … )

 - Hiện tượng vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân (bị điểm 1, 2 không buồn, được điểm 8, 9 không vui, lạnh nhạt dửng dưng với tất cả …).

-  Cao nhất, vô cảm tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì, con người trở nên trơ lỳ, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ …

+ Tác hại của vô cảm:

- Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác.

- Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc.

+ Nguyên nhân:

- từ bản thân: thiếu bản lĩnh trước ngoại cảnh, lối sống ích kỷ,...

- từ gia đình, người thân: chưa quan tâm đúng mức.

+Biện pháp khắc phục:

- xây dựng lại lối sống khoa học.

- Gia đình quan tâm hơn, dạy lại cách quan tâm đến người khác.

- tránh xa các tệ nạn xã hội.