Những câu hỏi liên quan
Duc manh Le dang
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
15 tháng 4 2022 lúc 18:13

bạn tham khảo nha

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Bình luận (1)
Tryechun🥶
15 tháng 4 2022 lúc 18:25

văn bản "sống chết mạc bay"là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Phạm Duy Tốn.Văn bản phê phán những sự bất công của những ng dân trong xã hội thời phong kiến. Những quan phủ chỉ lo ăn chơi,ko quan tâm đến cảnh người dân "hộ đê" kêu cứu."Sống chết mạc bay muốn phê phán những quan phủ chỉ biết ăn chơi,ngồi đánh tổ tôm trong đình ko biết sự khổ cực của những ng nông dân.

Bình luận (1)
Phát Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 7 2021 lúc 20:56

Em tham khảo:

Trong văn bản "Sống chết mặc bay", tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan "phụ mẫu" ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi, trông thật sung sướng làm sao, quan với dân khác nhau một trời một vực. Quan vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì cuộc sống mưu sinh chỉ trông chờ vào mảnh ruộng bé tí tẹo, mùa gặt không đủ lo cho gia đình mà còn phải phục vụ quan "cha mẹ", thử hỏi đạo lí ở đâu?! Xin trình, đạo lí ấy kia kìa, đang rất là vô tư vui vẻ với chánh tổng, sở tại,... trông mới uy nghiêm "như thần như thánh" làm sao! Bằng 2 nghịch cảnh khác nhau trong Sống chết mặc bay, tác giả đã lên án tên quan lòng lang dạ thú mặt người và sự đày đọa khốn đốn của người nông dân xưa.

Câu ghép: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
Lê Loan
Xem chi tiết
Lê Loan
1 tháng 5 2022 lúc 8:43

các bạn giúp mình với gianroihum

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
1 tháng 5 2022 lúc 8:46

- Giá trị hiện thực : phản ánh bản chất ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi thống khổ của người dân đương thời.

- Giá trị nhân đạo : lên án những nhà cầm quyền tàn bạo và xót thương cho số phận điêu đứng của nhân dân.

Bình luận (3)
ASOC
Xem chi tiết
Phan Tú Quyên
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
16 tháng 4 2022 lúc 12:44

Theo mình bạn tự nên làm nó mới hay và ý nghĩa hơn ạ , bạn có thể xem dàn ý để cho đỡ "bí" : 

a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…
c. Kết bài:
Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án

Bình luận (4)
Ngoc Dao
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
2 tháng 6 2021 lúc 20:51

Tham Khảo:

Hoài Thanh đã từng khẳng định: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng yêu thương con người”, xuất phát từ tình yêu thương, rất nhiều tác phẩm văn học đã ra đời. Đó cũng chính là lí do vì sao văn học dân tộc luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

Văn học dân tộc luôn ngợi ca những ai “thương người như thể thương thân” tức là văn chương luôn có thái độ đề cao, coi trọng, trân trọng những người biết quan tâm, yêu thương, đối xử với người khác tốt đẹp như đối với chính bản thân mình. Đây là quan điểm xuyên suốt mà ta có thể tìm thấy trong tất cả các tác phẩm văn chương đề cập tới con người.

Thực tế, trong các tác phẩm văn học, lúc nào ta cũng thấy sự ngợi ca, trân trọng ấy. Ngay từ xưa, trong những câu ca dao, tục ngữ, ông cha ta cũng đã đúc kết chân lí: “Lá lành đùm lá rách” hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Trong những câu chuyện cổ tích, luôn có những nhân vật xuất hiện với chức năng giúp đỡ những người khác như ông Tiên, bà Tiên, ông Bụt. Đây là những nhân vật luôn được nhìn nhận với cái nhìn ngưỡng mộ và trân trọng. Thạch Sanh luôn được đề cao, chàng tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người nên cuối cùng có được kết cục tốt đẹp và viên mãn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người sống suốt đời “vì nước quên mình”, Bác sống cho đất nước, nhân dân. Văn học ngợi ca điều đó nên những vần thơ viết về Bác luôn là những vần thơ ngợi ca:

“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già”

Văn chương luôn ngợi ca những người hết lòng vì người khác, nhưng đồng thời cũng luôn lên án và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Lí Thông luôn dửng dưng trước khó khăn mà Thạch Sanh gặp phải, bởi vậy hắn phải chịu kết cục bị biến thành bọ hung. Đọc Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, thấm đẫm trong từng trang văn là thái độ phê phán, chán ghét đến tận cùng của tác giả với những tên quan lại và tay sai mải chơi bài bạc, bỏ mặc cảnh lầm than của nhân dân khi chống chọi và đương đầu với lũ lụt, đê vỡ. Trong “Thời thơ ấu” của Nguyên Hồng, tác giả luôn lên án và phê phán người cô dửng dưng thờ ơ chỉ biết gieo vào đầu đứa trẻ sự thù ghét với người mẹ,... Văn chương, xét đến cùng phê phán những người dửng dưng thờ ơ trước khó khăn hoạn nạn như vậy, cũng chính bởi xuất phát từ tình thương yêu con người.

 

Hiểu rằng văn học ca ngợi, trân trọng và đứng về tình yêu thương, chúng ta cần tiếp nhận tư tưởng của những tác phẩm văn học như thế nào cho đúng đắn? Đối với những tác phẩm nói về những con người giàu tình yêu thương, ta tiếp nhận với thái độ ngợi ca, coi đó là tấm gương để học tập luyện rèn. Còn đối với những nhân vật văn học đại diện cho cái xấu, cái ác, ta tiếp nhận với thái độ phê phán, lên án.

Cần khẳng định chắc chắn rằng văn học đã, đang và sẽ tiếp tục ngợi ca những ai thương người, nhân hậu và cũng sẽ tiếp tục phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người khó khăn hoạn nạn. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cũng cần có thái độ dứt khoát và rõ ràng như thế để xã hội này, người tốt sẽ ngày càng tốt hơn còn điều xấu, điều ác sẽ không còn nữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Minh Anh
Xem chi tiết
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
Xem chi tiết
Em là của anh_Của 1 mik...
Xem chi tiết