Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
BO AP
Xem chi tiết
Ngô Thanh Sang
30 tháng 12 2019 lúc 21:18

Rắn: Dẫn điện tốt

Lỏng: Dẫn điện tốt

Khí: Dẫn điện kém

Plasma: Dẫn điện như kim loại

Khách vãng lai đã xóa
Kiêm Hùng
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
24 tháng 8 2019 lúc 14:55

Đăng sai box, vật lí mà đăng qua hóa học :)))

Kiêm Hùng
24 tháng 8 2019 lúc 21:07

Nguyễn Nhật Minh v là t biết m chưa xem r :)), cả Lý và Hóa

bé Bắp
25 tháng 8 2019 lúc 6:33

hay eoeo

DARKWOLF_VN
Xem chi tiết
Trương Quang Đang
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
27 tháng 2 2022 lúc 19:40

TK :

Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

[...] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Nguyễn Tân Vương
27 tháng 2 2022 lúc 20:14

THAM KHẢO:

Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

[...] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Nguyễn Khỉ Con
Xem chi tiết
Hoàng Sơn Tùng
24 tháng 12 2016 lúc 12:31

- Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.

- “Quốc triều hình luật” là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.

Choi Minji
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
17 tháng 6 2018 lúc 8:54

Người Nhật Bản làm việc rất chăm chỉ và nguyên tắc, chính vì vậy những thành công và tiếng tăm của họ cho đến ngày hôm nay trên thế giới là rất lớn. Hãy cùng mình tìm hiểu về con người Nhật Bản.

Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người Nhật Bản. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.

Mặc dù người Nhật Bản rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.

Tập thể đóng một vai trò rất quan trọng đối với con người Nhật Bản . Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.

Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm đất nước Nhật Bản đó là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.

Con người Nhật Bản – Tôn trọng thứ bậc và địa vị

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của con người Nhật Bản. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).

Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật Bản được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.

NLCD
Xem chi tiết
︵✰Ah
8 tháng 2 2022 lúc 15:29

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

NLCD
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
8 tháng 2 2022 lúc 15:36

Câu 1: Tố Hữu

`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế

`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ

`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.

* Các tác phẩm chính :

`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )

`-` Việt Bắc

2, 

`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )

`-` Xuất xứ : 

`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)

`-` Thể thơ : lục bát

`-` Bố cục :

`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè

`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.

Câu 3 : 

 Nhan đề : KHI CON TU HÚ

`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng

`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)

`+` Về ý nghĩa :

`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài

`*` Tạo sự tò mò của độc giả

`-`  "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :

`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.

`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.

`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo

`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.

`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh

`->` Rực rỡ, hài hòa

`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)

`->` Ngọt ngào.

`-` Không gian : diều sáo lộn nhào

`->` khoáng đạt, tự do

 

 

 

nguyễn văn quá
Xem chi tiết

Em đang ở độ tuổi dậy thì

Tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn dậy thì  diễn ra hết sức nhanh chóng nhờ quá trình lớn lên và phân chia của tế bào.

Lưu ý:

+ Ăn uống đầy đủ các chất

+ Ngủ đúng giờ, không nên ngủ muộn

+ Thường xuyên  tập thể dục

+Chế độ ăn hợp lí