lập dàn ý bài văn thuyết minh trình bày cách chế biến một món ăn
Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.
Dàn ý:
1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.
2.Thân bài:
- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.
- Khẳng định sự tán thành với câu nói.
- Chứng minh:
+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.
+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.
3. Kết luận:
- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.
- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.
Trong bài này em sẽ tiếp tục luyện tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống với những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, cách bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe (đã học ở bài 6, Hành trình tri thức).
* Bài nói tham khảo:
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Trên đây là phần trình bày của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
trình bày dàn ý của một bài văn tự sự
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.
Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?…).
Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào?…).
- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu ?
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào ?
Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…),
- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.
DÀN BÀI CHUNG CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ:
·Mở bài:
Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
·Thân bài:
Kể diễn biến sự việc.
– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.
·Kết bài:
– Kể kết cục sự việc.
– Nêu cảm nghĩ về truyện.
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ (khổ 4+5) từ ý thơ trên hãy trình bày suy nghĩ của em về :
a, Lí tưởng sống đẹp của con người
b, Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay
c,Ý nghĩa của sự cống hiến
Giúp mình với : (((( Minh cần gấp ạ!!!!
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:
+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.
* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:
- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả
- Hình ảnh đẹp, giản dị
- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.
Tham khảo:
b,
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Lí tưởng sống là gì?
+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.
+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Bàn luận
- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?
+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.
+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:
Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.
+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.
+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay
- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)
c,
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến là gì?
- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
c. Lật lại vấn đề
- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).
- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
Lập dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình
Dàn ý chung:
I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
Chúc bạn học tốt
Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?
- Cu Ti là em ruột cùa tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.
Thân bài:
a) Tả hình dánq của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vai.
b) Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt cùa bé:Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.
Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn
mik muốn viết về bố mẹ nên cần dàn ý khái quát, nhưng cũng cảm ơn bạn @Hochocnuahocmai nhé
1 lập dàn ý chi tiết bài văn tả thầy ( cô giáo hoạc một bn hok )
2 dựa bài dàn ý vùa lm, hãy viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp hoặc kết bài kiểu mở rộng
1.Mở bài :
– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.
2.Thân bài :
a) Tả ngoại hình
– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.
– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.
– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.
– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .
– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn .
– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.
– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.
– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.
– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.
b) Tả tính tình : Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5
– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.
– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.
– Cô xem chúng em như con của cô vậy.
c) Tả hoạt động
– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.
– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.
– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.
– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5
– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.
3.Kết bài :
– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.
– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 2
I. Mở bài:
Giới thiệu cô giáo.
- Cô giáo của em khoảng bốn mươi tuổi.
- Cô là người mẹ thứ hai của em.
II. Thân bài: Tả ngoại hình của cô.
- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.
- Mái tóc đen, dài xoã ngang vai.
- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.
- Nước da trắng trẻo.
- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
- Bước đi uyển chuyển.
- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cô.
- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi
Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 3
I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể
Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu cô giáo
a. Ngoại hình:
- Năm nay cô 46 tuổi
- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em
- Cô mũm mỉm
- Đi dạy cô thường mặc áo dài
- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp
- Mũi cô cao
- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài
b. Tính tình:
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
2. Kể về cô giáo:
a. Kể về cô khi cô ở trường:
- Cô rất ân cần và dịu dàng
- Cô luôn đến trường rất sớm
- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình
- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập
b. Kể về cô khi cô ở nhà:
- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ
- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang
- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô
- Em rất yêu thương và kính trọng cô
- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo
Bài văn miêu tả thầy giáo em yêu quý:
Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.
Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.
Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi không hiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoài công việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy.
Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.
Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.
Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đếm trăng đẹp ở nơi em ở .
I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.
Đêm trăng ở đâu cũng có nhưng với em đêm trăng ở quê có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỉ có ở quê đêm trăng mới thực sự tỏa sáng rực rỡ.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
– Trăng xuất hiện, cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.
– Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.
– Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.
2. Tả chi tiết
– Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.
– Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.
– Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.
– Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.
– Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.
III. Kết bài
– Nhận xét về đêm trăng mà em vừa nhìn thấy.
– Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng.
Mở Bài: Vào dịp nào mà em được ngắm trăng => giới thiệu chung (có thể là một đêm trăng trung thu hay là một đêm trăng rằm nhưng mình thấy bạn nên chọn đêm trăng nào tròn và có ý nghĩa và có thể đưa ra hình ảnh đặc sắc và mang nhiều cảm xúc ...)
Thân bài: Tả quang cảnh xung quang:
* Tả tiếng côn trùng
* Tả người người đi lại
* Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng (chỗ này bạn nên nhân hóa)
* Tả bầu trời chung
...(bạn suy nghĩ thêm nha)
- Tả chi tiết:
* Hình ảnh trăng hiện lên
* Hình ảnh trăng cùng với các vì sao
* Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng (so sánh: Trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa: Ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)
* Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng
* Cảnh vật thế nào khi càng về khuya
* Trăng và sao thế nào (sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)
* Lũy làng thế nào? tiếng côn trùng thế nào?
.…
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng, cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?
1. Mở bài: Đêm trăng ở quê em rất đẹp.
2. Thân bài:
a) Vừa chập tối:
- Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc.
- Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,...
- Trăng tròn như cái đĩa, du du trên không.
- Trăng lơ lửng giữa bầu trời
- Cùng bầu bạn với trăng là những vì sao nhấp nhánh.
b) Về khuya:
- Trăng đi về hướng tây.
- Vầng trăng nhỏ hơn.
- Ánh sáng mờ ảo, dịu nhẹ.
- Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ.
3. Kết bài:
- Ánh trăng đã làm tăng vẻ đẹp của quê hương em.
- Em rất yêu quê hương, yêu đêm trăng, yêu cảnh vật dưới đêm trăng.
Dàn ý Tả một đêm trăng đẹp - số 3
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và trăng bắt đầu nhô lên.
(Có thể giới thiệu đêm trăng đẹp mà em đã có dịp thưởng thức, ngắm nhìn)
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau lũy tre làng. Bóng tre nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió từ cánh đồng thổi vào làng mát rượi.
- Trẻ con tụ tập chơi ở sân phơi, người lớn sửa soạn sàng gạo, chẻ lạt dưới trăng.
b. Tả cảnh chi tiết:
- Trăng lên cao chút nữa rót ánh sáng vàng óng, trong trẻo lên mọi vật, soi rõ đồng lúa nhấp nhô như sóng gợn.
- Bầu trời đầy sao, cao trong veo không gợn chút mây.
- Xa xa, dãy núi thẫm màu như một dải băng xanh xám viền dưới đường chân trời.
- Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích, dường như có chú dế nào đó luyện giọng dưới trăng.
- Mọi người xếp dọn đồ đi ngủ, chỉ còn ông trăng thức trò chuyện cùng các vì sao.
3. Kết luận:
Em yêu những đêm trăng sáng ở quê và thấy tâm hồn mình thư thái khi được hóng mát, ngắm trăng.
a, Chuẩn bị bài nói trong khoảng 5 phút với yêu cầu: Nêu cảm nhận của em khi đọc xong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. b, Một, hai nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét về bài trình bày theo những gợi ý sau: - Tính hấp dẫn của nội dung - Cách thể hiện bố cục - Tính mạch lạc, rõ ràng của bài - Sức thuyết phục trong cách nói
Tình cảm anh em sâu sắc giữa Thành và Thủy . Gia đình là điều quý nhất mà chúng ta nên giữ gìn hạnh phúc ấy . Nên sẻ chia cho những số phận không may của những đứa trẻ bất hạnh
bạn học xong bài cuộc chia tay của những con búp bê chưa vnen nhé bạn
Nêu một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước)
Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước):
- Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần
- Mở đầu có thể lấy một hình ảnh, câu châm ngôn… gây ấn tượng đầu tiên với người đọc
- Đọc diễn cảm, cảm xúc theo nhận vật trong truyện
- Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu
- Chú ý lắng nghe nhận xét của người nghe và ứng dụng vào bài của mình nếu nhận xét hợp lí.