Đề bài : Hãy phân tích bài thơ "Nam quốc sơn hà" để cho thấy đó là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng, mang ý nghĩa lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta ?

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen
Xem chi tiết
DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG
30 tháng 1 2017 lúc 7:57

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.

ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Chúc cậu học tốt nha banh

Pi Nakajima
Xem chi tiết
Pi Nakajima
Xem chi tiết
Pi Nakajima
Xem chi tiết
Pi Nakajima
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 12 2016 lúc 21:02

????????????

Trần Thị Hồng Nhung
28 tháng 1 2017 lúc 21:15

xinh

Trần Thị Hồng Nhung
28 tháng 1 2017 lúc 21:15

nhưng đăng hơi nhiều

Pi Nakajima
Xem chi tiết
Phương Thảo
11 tháng 12 2016 lúc 9:07

chào chị

Trần Ngọc Định
11 tháng 12 2016 lúc 9:08

Chào mừng chj đến H24 HOC24vui

Cửu vĩ linh hồ Kurama
11 tháng 12 2016 lúc 11:36

Xấu!

linh12
Xem chi tiết
_silverlining
24 tháng 2 2017 lúc 17:56

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".



Nguyễn Giang
26 tháng 2 2017 lúc 13:13

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.


Nguyễn Giang
26 tháng 2 2017 lúc 13:18
Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ “Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi th ì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không b iết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài t ình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
18 tháng 10 2017 lúc 19:08

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?…).

Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào?…).

- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu ?

Hoàng Thúy An
18 tháng 10 2017 lúc 19:08

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào ?

Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…),

- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

Lê Phương Thanh
18 tháng 10 2017 lúc 19:09

DÀN BÀI CHUNG CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ:

·Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

·Thân bài:

Kể diễn biến sự việc.

– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.

·Kết bài:

– Kể kết cục sự việc.

– Nêu cảm nghĩ về truyện.

Isaac Newton
Xem chi tiết
Tu Pham
7 tháng 9 2019 lúc 20:23

Câu này ở đâu ra vậy bn với nó được viết trong hoàn cảnh nào ?

Do Kyung Soo
Xem chi tiết
O=C=O
16 tháng 1 2018 lúc 21:07

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

Bùi Thị Thu Hồng
16 tháng 1 2018 lúc 21:19

Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và … chơi game!

sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu… nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính…

Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” – tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

Ham Học Hỏi
29 tháng 1 2018 lúc 20:15

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.