Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Cà Mau , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 48
Số lượng câu trả lời 3612
Điểm GP 723
Điểm SP 2938

Người theo dõi (723)

Na Na AM Oficial
Huy Jenify
Bảo Đẹp Trai
Phạm Quang Thanh

Đang theo dõi (21)

 Lâm Huyền
19
19
Đỗ Đình Thái
Admin

Câu trả lời:

 II-Nghị luận văn học                          Bài làm            

          Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được thể hiện qua tình yêu quê hương, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn sử dụng tài năng của mình. Nhà văn sử dụng tài năng của mình để tái tạo vẻ đẹp hùng vĩ của tạo hóa, và vẻ đẹp lao động bình dị của con người Tây Bắc. Tác phẩm cho ta thấy được công phu lao động, sự tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo nên kỳ công của tạo hóa và kỳ tích lao động của con người. Đặc biệt, hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác ấy có lẽ chính là bức tranh tuyệt mỹ nhất, một hình tượng đặc sắc nhất mà Nguyễn Tuân đã tạo nên. Chỉ qua đó thôi cũng đủ để người đọc thấy được nét tài hoa trong ngòi bút của người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp ấy”.

         Dưới ngòi bút thần kỳ của Nguyễn Tuân, bức tranh thiên nhiên sông Đà hiện lên vô cùng hung bạo, trữ tình có vị trí quan trọng làm nên một tấm phông rất phù hợp để hình tượng người lao động ở trên núi rừng Tây Bắc nổi lên với hai phẩm chất, đó là chất anh hùng và chất nghệ sĩ mà tiêu biểu là ông lái đò rất gan dạ, dũng cảm gần hai mươi năm chiến đấu với thác đá trong nước sông Đà để tồn tại. Tay lái của ông được miêu tả là "tay lái ra hoa". Ông lái đò hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Tuân đầy ấn tượng với những nét về ngoại hình đúng là một con người của sông nước: Ông gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khỏe "thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mùn", "tiếng nói ào ào như sông nước". "hai tay dài lêu nghêu như cái sào lái đò", "hai chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng tượng"... Chỉ vài nét phác họa tài hoa mà nhà văn như chạm khắc hình tượng ông lái đò như là một anh hùng trên sông nước, vĩnh viễn đọng lại vào trái tim bạn đọc để dự báo về nhân vật cả cuộc đời gắn với nghề lái đò và mức độ tay nghề đã đạt đến mức nghệ sĩ.

         Có lẽ bao tình cảm đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào nhân vật ông lái đò, nên nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sông Đà đến mức máu thịt, hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác tên ghềnh hơn một nghìn tên dù dễ hay khó đều hội tụ lắng đọng thành một dòng chảy trong trái tim của ông lái đò hay chính là trái tim của Nguyễn Tuân. Ông thuộc dòng sông như thuộc một "bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng". "Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước". Chính vì thế mà ông lái đò đã khuất phục, chế ngự được sự hung bạo của dòng sông Đà. Ông không phải thần thánh mà chỉ là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt nhưng với trí dũng song toàn nên ông vẫn chiến thắng thiên nhiên nghiệt ngã để tồn tại lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

          Tính cách của ông lái đò được cụ thể qua những cuộc giao tranh dữ dội với nước, sóng, gió và đá qua ba thạch trận. Trước hết là trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá được nhân hóa như một đội quân: "đá tảng, đá hòn", "đá tiền vệ" đã bày ra thạch trận với năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng một loạt động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: "mai phục", "nhổm cả dậy", "đứng ngồi nằm tùy theo sở thích", "ăn chết", 'canh cửa", "hất hàm'... Cộng hưởng với những động từ là những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó"... Tất cả làm nổi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp. Bên cạnh đá là nước, "phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá", tạo nên âm thanh dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt. Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá cà, đánh khuýp quật vô hồi, đá trái, thúc gối… Có thể nói Nguyễn Tuân đã rộng mở sự uyên bác tài hoa của mình để kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp trong mọi lĩnh vực của sự sống, tuôn chảy không ngừng cả các ngôn ngữ quân sự thể thao, quân sự cũng được huy động với tần số đậm đặc để cực tả đá nước sông Đà. Đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng để gián tiếp ca ngợi chí dũng song toàn của ông lái đò. Ở chặng này, nhà văn ca ngợi ông lái đò có sức chịu đựng phi thường "ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái"... chỉ huy ngắn gọn kín đáo và ông đã chiến thắng "phá song trùng vi thạch trận thứ nhất".

         Ở trùng vi thạch trận thứ hai, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử "dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh", "bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích"... Những động từ mạnh vẫn tiếp tục tuôn chảy không ngớt trên những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang để tiếp tục tôn lên tư thế hào hùng của ông lái đò.

         Ông lái đò "không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật", "ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá" nên ông chủ động tự tin nhanh nhẹn làm chủ tình thế "cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, chặt đôi thác để mở đường tiến". Những động từ mạnh liên tiếp lại như đưa người đọc vào cuộc chiến của sóng nước tạo ra trạng thái say như say sóng, để từ đó tôn vinh lên những nét đẹp của ông lái đò đó là mưu trí, dũng cảm, kiên cường.

        Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy tay lái ra hoa của ông lái đò. Nguyễn Tuân miêu tả "bên phải, bên trái đều là luồng chết" khiến ông lái đò phải vận dụng tài năng nghề nghiệp của mình, nâng thuyền của mình lên mặt nước như nghệ sĩ lái mô tô bay trong không trung để "xuyên qua mặt nước"... những động từ mạnh "vút" hay "xuyên" lặp đi lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cảm nhận được độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn lách tránh đội quân đá đông đúc. Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

         Có thể khẳng định rằng bài kí "Người lái đò sông Đà" đã bộc lộ toàn bộ sở trường, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người ta yêu Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân rất có tài. Người ta trọng Nguyễn Tuân vì ông là một người nghệ sĩ của cái đẹp, người nghệ sĩ của hai chữ "thiên lương" trong sáng. Nguyễn Tuân thực sự là một tài năng lớn, là một nhân cách lớn mà như Nguyễn Minh Châu đã nói: "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ"

Câu trả lời:

   II-Nghị luận văn học                                Bài làm     

       Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được thể hiện qua tình yêu quê hương, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn sử dụng tài năng của mình. Nhà văn sử dụng tài năng của mình để tái tạo vẻ đẹp hùng vĩ của tạo hóa, và vẻ đẹp lao động bình dị của con người Tây Bắc. Tác phẩm cho ta thấy được công phu lao động, sự tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo nên kỳ công của tạo hóa và kỳ tích lao động của con người. Đặc biệt, hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác ấy có lẽ chính là bức tranh tuyệt mỹ nhất, một hình tượng đặc sắc nhất mà Nguyễn Tuân đã tạo nên. Chỉ qua đó thôi cũng đủ để người đọc thấy được nét tài hoa trong ngòi bút của người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp ấy”.

       Dưới ngòi bút thần kỳ của Nguyễn Tuân, bức tranh thiên nhiên sông Đà hiện lên vô cùng hung bạo, trữ tình có vị trí quan trọng làm nên một tấm phông rất phù hợp để hình tượng người lao động ở trên núi rừng Tây Bắc nổi lên với hai phẩm chất, đó là chất anh hùng và chất nghệ sĩ mà tiêu biểu là ông lái đò rất gan dạ, dũng cảm gần hai mươi năm chiến đấu với thác đá trong nước sông Đà để tồn tại. Tay lái của ông được miêu tả là "tay lái ra hoa". Ông lái đò hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Tuân đầy ấn tượng với những nét về ngoại hình đúng là một con người của sông nước: Ông gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khỏe "thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mùn", "tiếng nói ào ào như sông nước". "hai tay dài lêu nghêu như cái sào lái đò", "hai chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng tượng"... Chỉ vài nét phác họa tài hoa mà nhà văn như chạm khắc hình tượng ông lái đò như là một anh hùng trên sông nước, vĩnh viễn đọng lại vào trái tim bạn đọc để dự báo về nhân vật cả cuộc đời gắn với nghề lái đò và mức độ tay nghề đã đạt đến mức nghệ sĩ.

         Có lẽ bao tình cảm đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào nhân vật ông lái đò, nên nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sông Đà đến mức máu thịt, hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác tên ghềnh hơn một nghìn tên dù dễ hay khó đều hội tụ lắng đọng thành một dòng chảy trong trái tim của ông lái đò hay chính là trái tim của Nguyễn Tuân. Ông thuộc dòng sông như thuộc một "bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng". "Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước". Chính vì thế mà ông lái đò đã khuất phục, chế ngự được sự hung bạo của dòng sông Đà. Ông không phải thần thánh mà chỉ là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt nhưng với trí dũng song toàn nên ông vẫn chiến thắng thiên nhiên nghiệt ngã để tồn tại lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

          Tính cách của ông lái đò được cụ thể qua những cuộc giao tranh dữ dội với nước, sóng, gió và đá qua ba thạch trận. Trước hết là trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá được nhân hóa như một đội quân: "đá tảng, đá hòn", "đá tiền vệ" đã bày ra thạch trận với năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng một loạt động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: "mai phục", "nhổm cả dậy", "đứng ngồi nằm tùy theo sở thích", "ăn chết", 'canh cửa", "hất hàm'... Cộng hưởng với những động từ là những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó"... Tất cả làm nổi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp. Bên cạnh đá là nước, "phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá", tạo nên âm thanh dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt. Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá cà, đánh khuýp quật vô hồi, đá trái, thúc gối… Có thể nói Nguyễn Tuân đã rộng mở sự uyên bác tài hoa của mình để kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp trong mọi lĩnh vực của sự sống, tuôn chảy không ngừng cả các ngôn ngữ quân sự thể thao, quân sự cũng được huy động với tần số đậm đặc để cực tả đá nước sông Đà. Đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng để gián tiếp ca ngợi chí dũng song toàn của ông lái đò. Ở chặng này, nhà văn ca ngợi ông lái đò có sức chịu đựng phi thường "ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái"... chỉ huy ngắn gọn kín đáo và ông đã chiến thắng "phá song trùng vi thạch trận thứ nhất".

         Ở trùng vi thạch trận thứ hai, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử "dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh", "bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích"... Những động từ mạnh vẫn tiếp tục tuôn chảy không ngớt trên những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang để tiếp tục tôn lên tư thế hào hùng của ông lái đò.

         Ông lái đò "không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật", "ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá" nên ông chủ động tự tin nhanh nhẹn làm chủ tình thế "cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, chặt đôi thác để mở đường tiến". Những động từ mạnh liên tiếp lại như đưa người đọc vào cuộc chiến của sóng nước tạo ra trạng thái say như say sóng, để từ đó tôn vinh lên những nét đẹp của ông lái đò đó là mưu trí, dũng cảm, kiên cường.

        Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy tay lái ra hoa của ông lái đò. Nguyễn Tuân miêu tả "bên phải, bên trái đều là luồng chết" khiến ông lái đò phải vận dụng tài năng nghề nghiệp của mình, nâng thuyền của mình lên mặt nước như nghệ sĩ lái mô tô bay trong không trung để "xuyên qua mặt nước"... những động từ mạnh "vút" hay "xuyên" lặp đi lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cảm nhận được độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn lách tránh đội quân đá đông đúc. Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

         Có thể khẳng định rằng bài kí "Người lái đò sông Đà" đã bộc lộ toàn bộ sở trường, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người ta yêu Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân rất có tài. Người ta trọng Nguyễn Tuân vì ông là một người nghệ sĩ của cái đẹp, người nghệ sĩ của hai chữ "thiên lương" trong sáng. Nguyễn Tuân thực sự là một tài năng lớn, là một nhân cách lớn mà như Nguyễn Minh Châu đã nói: "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ"

Câu trả lời:

II-Nghị luận văn học                                Bài làm

           Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm luôn chảy trong dòng máu, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, có biết bao nhiêu bài thơ, bài văn ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta ngoài mặt trận. Một trong số các tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước đó không thể không kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mà nổi bật là đoạn trích Đất nước. Mở đầu đoạn trích, tác giả lí giải về cội nguồn của Đất nước vô cùng thân thương.

             Nguyễn Khoa Điềm được biết đến là nhà thơ với phong cách trữ tình chính luận độc đáo. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân. “Trường ca Mặt đường khát vọng” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ văn của ông. Đoạn trích Đất nước thuộc chương V của bản Trường ca. Ở đoạn trích, tác giả lí giải cội nguồn của Đất nước; và cội nguồn đó được lí giải vô cùng tinh tế qua 9 câu đầu của bài thơ:

                                        "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
                                         Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
                                         Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
                                         Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
                                         Tóc mẹ thì bới sau đầu
                                         Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
                                         Cái kèo, cái cột thành tên
                                         Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
                                         Đất Nước có từ ngày đó..."

              Mở đầu đoạn thơ, tác giả khẳng định trực tiếp rằng Đất nước này đã tồn tại từ rất lâu rồi, khi mà con người mới sinh ra trên mảnh đất của họ thì chính nơi đó là đất nước, là quê hương. Đất Nước ra đời từ rất xa xưa như một sự tất yếu, trong chiều sâu của lịch sử thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước đã đi vào sử sách được lưu truyền đến tận bây giờ. Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Từ lời hát mẹ ru, từ những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ kể đã nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, làm ta hiểu hơn về văn hóa của ta, theo ta đi hết cuộc đời và trở thành một phần kí ức tốt đẹp khiến ta không thể quên. Những câu chuyện cổ tích, những bài học đạo lí làm người, ước mơ khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng được gửi gắm vào câu ca dao đó đã góp phần tạo nên Đất nước đa dạng về văn hóa như hiện nay.

                                      “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
                                     Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

           Nhai trầu từ lâu đã trở thành một thói quen không thể thiếu của những người phụ nữ Việt Nam nhất là các bà, các mẹ và từ lâu dân gian ta đã có câu chuyện sự tích trầu cau nói về tình nghĩa con người. Từ những năm tháng trước công nguyên, từ thời của hai Bà Trưng, Bà Triệu, là lần đầu tiên nước ta mạnh mẽ đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ những câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng với hình ảnh nhổ cả lũy tre giơ cao đánh đuổi giặc. Cây tre cũng là hình ảnh biểu tượng của người nông dân Việt Nam, hiền lành, thật thà, chăm chỉ và chất phác nhưng cũng rất kiên cường bất khuất. Từ hình những ảnh thực tế, cho đến đời sống tinh thần, đó là từng bước đi lên trưởng thành của một dân tộc, của một đất nước con người ý thức được về đất nước, về sự tồn tại của đất nước và ý thức về việc phải có trách nghiệm bảo vệ lãnh thỗ, bảo vệ bờ cõi đất nước.

      Bên cạnh truyền thống về lòng yêu nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn nhắc đến những hình ảnh mang đậm vẻ đẹp thuần phong mĩ tục giản dị của con người Việt Nam :

                                   “Tóc mẹ thì bới sau đầu
                                Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

            Từ ngày xưa, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với mái tóc dài, được búi gọn gàng ngay sau đầu. Vẻ đẹp đó của một người bà, người mẹ, người chị, của một người con gái Việt Nam mộc mạc, giản dị nhưng lại rất nữ tính, thuần hậu rất riêng. Tác giả đã vận dụng thành ngữ “gừng cay muối mặn” một cách hết sức tự nhiên, đặc sắc, nhẹ nhàng mà thấm đượm ân tình để nói lên sự thuỷ chung ở trong con người như câu nói “gừng càng già càng cay, muối càng lâu càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa sẽ đong đầy”.

          Ngoài những phong tục tập quán và tình yêu thương của con người, Nguyễn Khoa Điềm còn nêu lên truyền thống lao động sản xuất của người dân:

                                 “Cái kèo, cái cột thành tên
                              Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

            Từ xa xưa, con người đã biết chặt gỗ mà làm nhà. Những ngôi nhà đó sử dụng kèo, cột giằng giữ vào nhau vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió và thú dữ. Đó cũng chính là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình có thể đoàn tụ, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn; từ đó hình thành nên làng, xóm và Đất nước. Ngôi nhà là mái ấm, là nơi con người “an cư lạc nghiệp” siêng năng tích góp của cải dồn thành sự phát triển đất nước. Nhà thơ vận dụng khéo léo câu thành ngữ “Một nắng hai sương” để nói lên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta trong lao động sản xuất. Các động từ “xay – giã – dần – sàng” đó là quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra được hạt gạo, người nông dân phải trải qua biết bao tháng ngày nắng sương vất vả gieo cấy, chăm sóc, xay giã và giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của người nông dân vất vả nắng mưa. Thành quả ngọt ngào này không chỉ giúp dân ta có đời sống no ấm mà nó còn trở thành nền văn minh lúa nước mà khi nhắc đến người ta biết ngay đến Việt Nam; không chỉ dừng lại ở đó, nền văn minh này đã giúp cho nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thế hai thế giới và toàn cầu biết đến lúa gạo Việt Nam.

         Từ tất cả các yếu tố trên, nhà thơ khẳng định:

                                “Đất Nước có từ ngày đó…”

          “Ngày đó” là ngày nào, chúng ta không hề biết, tác giả cũng không thể biết. Chỉ biết rằng ngày đó chính là ngày ta bắt đầu có truyền thống, có những phong tục tập quán, có nhiều văn hoá riêng biệt khác với quốc gia khác. Đó là ngày ta có Đất nước của dân tộc Việt Nam.

          Bằng việc vận dụng khéo léo và mềm mại các chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi lệ tóc, truyền thống đánh giặc ngoại xâm, truyền thống làm nông nghiệp và các câu ca dao, tục ngữ cùng các thành ngữ… cùng với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình và điệp từ “Đất nước”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho bạn đọc một cách nhìn mới mẻ về cội nguồn của đất nước; về vẻ đẹp của một đất nước giàu văn hóa cổ truyền, đất nước của truyền thống, của phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng đất nước của nhân dân.

          Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ cùng với bản trường ca “Mặt đường khát vọng” vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng đẹp đẽ, đọng lại trong tâm tư của bao thế hệ con người Việt Nam trước đây, bây giờ và cả sau này. Bản trường ca của tác giả Nguyễn Khoa Điềm làm ta thêm hiểu và yêu Đất nước đồng thời thôi thúc bản thân hành động để bảo vệ và phát triển đất nước này

Câu trả lời:

    II- Nghị luận văn học                                                                                                           Bài làm             

          Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm luôn chảy trong dòng máu, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, có biết bao nhiêu bài thơ, bài văn ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta ngoài mặt trận. Một trong số các tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước đó không thể không kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mà nổi bật là đoạn trích Đất nước. Mở đầu đoạn trích, tác giả lí giải về cội nguồn của Đất nước vô cùng thân thương.

             Nguyễn Khoa Điềm được biết đến là nhà thơ với phong cách trữ tình chính luận độc đáo. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân. “Trường ca Mặt đường khát vọng” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ văn của ông. Đoạn trích Đất nước thuộc chương V của bản Trường ca. Ở đoạn trích, tác giả lí giải cội nguồn của Đất nước; và cội nguồn đó được lí giải vô cùng tinh tế qua 9 câu đầu của bài thơ:

                                            "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
                                            Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
                                           Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
                                           Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
                                          Tóc mẹ thì bới sau đầu
                                          Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
                                          Cái kèo, cái cột thành tên
                                          Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
                                          Đất Nước có từ ngày đó..."

              Mở đầu đoạn thơ, tác giả khẳng định trực tiếp rằng Đất nước này đã tồn tại từ rất lâu rồi, khi mà con người mới sinh ra trên mảnh đất của họ thì chính nơi đó là đất nước, là quê hương. Đất Nước ra đời từ rất xa xưa như một sự tất yếu, trong chiều sâu của lịch sử thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước đã đi vào sử sách được lưu truyền đến tận bây giờ. Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Từ lời hát mẹ ru, từ những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ kể đã nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, làm ta hiểu hơn về văn hóa của ta, theo ta đi hết cuộc đời và trở thành một phần kí ức tốt đẹp khiến ta không thể quên. Những câu chuyện cổ tích, những bài học đạo lí làm người, ước mơ khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng được gửi gắm vào câu ca dao đó đã góp phần tạo nên Đất nước đa dạng về văn hóa như hiện nay.

                                      “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
                                     Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

           Nhai trầu từ lâu đã trở thành một thói quen không thể thiếu của những người phụ nữ Việt Nam nhất là các bà, các mẹ và từ lâu dân gian ta đã có câu chuyện sự tích trầu cau nói về tình nghĩa con người. Từ những năm tháng trước công nguyên, từ thời của hai Bà Trưng, Bà Triệu, là lần đầu tiên nước ta mạnh mẽ đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ những câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng với hình ảnh nhổ cả lũy tre giơ cao đánh đuổi giặc. Cây tre cũng là hình ảnh biểu tượng của người nông dân Việt Nam, hiền lành, thật thà, chăm chỉ và chất phác nhưng cũng rất kiên cường bất khuất. Từ hình những ảnh thực tế, cho đến đời sống tinh thần, đó là từng bước đi lên trưởng thành của một dân tộc, của một đất nước con người ý thức được về đất nước, về sự tồn tại của đất nước và ý thức về việc phải có trách nghiệm bảo vệ lãnh thỗ, bảo vệ bờ cõi đất nước.

      Bên cạnh truyền thống về lòng yêu nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn nhắc đến những hình ảnh mang đậm vẻ đẹp thuần phong mĩ tục giản dị của con người Việt Nam :

                                   “Tóc mẹ thì bới sau đầu
                                Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

            Từ ngày xưa, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với mái tóc dài, được búi gọn gàng ngay sau đầu. Vẻ đẹp đó của một người bà, người mẹ, người chị, của một người con gái Việt Nam mộc mạc, giản dị nhưng lại rất nữ tính, thuần hậu rất riêng. Tác giả đã vận dụng thành ngữ “gừng cay muối mặn” một cách hết sức tự nhiên, đặc sắc, nhẹ nhàng mà thấm đượm ân tình để nói lên sự thuỷ chung ở trong con người như câu nói “gừng càng già càng cay, muối càng lâu càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa sẽ đong đầy”.

          Ngoài những phong tục tập quán và tình yêu thương của con người, Nguyễn Khoa Điềm còn nêu lên truyền thống lao động sản xuất của người dân:

                                 “Cái kèo, cái cột thành tên
                              Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

            Từ xa xưa, con người đã biết chặt gỗ mà làm nhà. Những ngôi nhà đó sử dụng kèo, cột giằng giữ vào nhau vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió và thú dữ. Đó cũng chính là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình có thể đoàn tụ, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn; từ đó hình thành nên làng, xóm và Đất nước. Ngôi nhà là mái ấm, là nơi con người “an cư lạc nghiệp” siêng năng tích góp của cải dồn thành sự phát triển đất nước. Nhà thơ vận dụng khéo léo câu thành ngữ “Một nắng hai sương” để nói lên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta trong lao động sản xuất. Các động từ “xay – giã – dần – sàng” đó là quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra được hạt gạo, người nông dân phải trải qua biết bao tháng ngày nắng sương vất vả gieo cấy, chăm sóc, xay giã và giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của người nông dân vất vả nắng mưa. Thành quả ngọt ngào này không chỉ giúp dân ta có đời sống no ấm mà nó còn trở thành nền văn minh lúa nước mà khi nhắc đến người ta biết ngay đến Việt Nam; không chỉ dừng lại ở đó, nền văn minh này đã giúp cho nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thế hai thế giới và toàn cầu biết đến lúa gạo Việt Nam.

         Từ tất cả các yếu tố trên, nhà thơ khẳng định:

                                “Đất Nước có từ ngày đó…”

          “Ngày đó” là ngày nào, chúng ta không hề biết, tác giả cũng không thể biết. Chỉ biết rằng ngày đó chính là ngày ta bắt đầu có truyền thống, có những phong tục tập quán, có nhiều văn hoá riêng biệt khác với quốc gia khác. Đó là ngày ta có Đất nước của dân tộc Việt Nam.

          Bằng việc vận dụng khéo léo và mềm mại các chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi lệ tóc, truyền thống đánh giặc ngoại xâm, truyền thống làm nông nghiệp và các câu ca dao, tục ngữ cùng các thành ngữ… cùng với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình và điệp từ “Đất nước”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho bạn đọc một cách nhìn mới mẻ về cội nguồn của đất nước; về vẻ đẹp của một đất nước giàu văn hóa cổ truyền, đất nước của truyền thống, của phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng đất nước của nhân dân.

          Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ cùng với bản trường ca “Mặt đường khát vọng” vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng đẹp đẽ, đọng lại trong tâm tư của bao thế hệ con người Việt Nam trước đây, bây giờ và cả sau này. Bản trường ca của tác giả Nguyễn Khoa Điềm làm ta thêm hiểu và yêu Đất nước đồng thời thôi thúc bản thân hành động để bảo vệ và phát triển đất nước này.

 

 .

Câu trả lời:

Kiểm tra giữa học kì 1

I-Nghị luận xã hội

                                                                   Bài làm

             Trong cuộc sống hiện nay, việc lựa chọn cho bản thân một lối sống đúng đắn, ý nghĩa là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, sống có trách nhiệm là một lối sống mà mỗi chúng ta cần có. Vậy sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tốt những bổn phận, nghĩa vụ của con người. Người có trách nhiệm là người luôn hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, không sử dụng "giờ dây thun", chẳng phải cần bất kì ai nhắc nhở hay đôn đốc. Họ là người dám đối mặt với những lỗi lầm mà mình đã gây ra, dù là vô tình hay cố ý đi chăng nữa vẫn chịu mọi trách nhiệm về mình và có ý thức khắc phục, sửa chữa sai lầm ấy. Trước hết, con người cần có trách nhiệm đối với bản thân mình. Có trách nhiệm với bản thân giúp con người hiểu về mình, ý thức được con người, trách nhiệm và bổn phận của mình. Từ đó, nhận thức được cá tính sâu sắc của cá nhân và lòng tự trọng, xác định rõ ràng mục tiêu, ước mơ của mình và sẵn sàng theo đuổi nó. Hơn hết, con người luôn cần có trách nhiệm với gia đình và xã hội, chỉ có như vậy con người mới hoàn toàn ý thức được những bổn phận to lớn hơn của bản thân đối với đời sống chung quanh, quyết tâm xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, từng bước hoàn thiện nhân cách lẫn trí tuệ. Qua lối sống của một người, người ta có thể đánh giá phần nào về con người đó, thật vậy! Chính vì lẽ đó mà khi ta sống có trách nhiệm, không chỉ người khác cảm nhận được năng lượng tích cực của lối sống đẹp ấy mang lại mà còn giúp cho bản thân mình cảm nhận được rằng: sống không chỉ cho bản thân mình mà còn vì người khác nữa! Và thực tế, lối sống có trách nhiệm luôn ở xung quanh ta, từ những điều bình dị chẳng hạn như đó chính là trách nhiệm hiếu thảo, vâng lời với ông bà, cha mẹ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước phát triển, văn minh hơn và đặc biệt là một con người có lối sống trách nhiệm thì cần phải dám nhận sai, dám nhìn thẳng vào sự thật và sữa chữa lỗi đó. Có lẽ lối sống có trách nhiệm như ngọn đuốc soi sáng dẫn lối con người vào con đường của sự nhiệt huyết, chân thành, ý thức được lòng tự trọng của cá nhân và yêu thương con người hơn nữa. Vì vậy chúng ta nên sống có trách nhiệm.

Câu trả lời:

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 

I- Nghị luận xã hội

                                                                                                                              Bài làm

             Trong cuộc sống hiện nay, việc lựa chọn cho bản thân một lối sống đúng đắn, ý nghĩa là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, sống có trách nhiệm là một lối sống mà mỗi chúng ta cần có. Vậy sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tốt những bổn phận, nghĩa vụ của con người. Người có trách nhiệm là người luôn hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, không sử dụng "giờ dây thun", chẳng phải cần bất kì ai nhắc nhở hay đôn đốc. Họ là người dám đối mặt với những lỗi lầm mà mình đã gây ra, dù là vô tình hay cố ý đi chăng nữa vẫn chịu mọi trách nhiệm về mình và có ý thức khắc phục, sửa chữa sai lầm ấy. Trước hết, con người cần có trách nhiệm đối với bản thân mình. Có trách nhiệm với bản thân giúp con người hiểu về mình, ý thức được con người, trách nhiệm và bổn phận của mình. Từ đó, nhận thức được cá tính sâu sắc của cá nhân và lòng tự trọng, xác định rõ ràng mục tiêu, ước mơ của mình và sẵn sàng theo đuổi nó. Hơn hết, con người luôn cần có trách nhiệm với gia đình và xã hội, chỉ có như vậy con người mới hoàn toàn ý thức được những bổn phận to lớn hơn của bản thân đối với đời sống chung quanh, quyết tâm xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, từng bước hoàn thiện nhân cách lẫn trí tuệ. Qua lối sống của một người, người ta có thể đánh giá phần nào về con người đó, thật vậy! Chính vì lẽ đó mà khi ta sống có trách nhiệm, không chỉ người khác cảm nhận được năng lượng tích cực của lối sống đẹp ấy mang lại mà còn giúp cho bản thân mình cảm nhận được rằng: sống không chỉ cho bản thân mình mà còn vì người khác nữa! Và thực tế, lối sống có trách nhiệm luôn ở xung quanh ta, từ những điều bình dị chẳng hạn như đó chính là trách nhiệm hiếu thảo, vâng lời với ông bà, cha mẹ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước phát triển, văn minh hơn và đặc biệt là một con người có lối sống trách nhiệm thì cần phải dám nhận sai, dám nhìn thẳng vào sự thật và sữa chữa lỗi đó. Có lẽ lối sống có trách nhiệm như ngọn đuốc soi sáng dẫn lối con người vào con đường của sự nhiệt huyết, chân thành, ý thức được lòng tự trọng của cá nhân và yêu thương con người hơn nữa. Vì vậy chúng ta nên sống có trách nhiệm.

Câu trả lời:

     II-Nghị luận văn học                                                          Bài làm

             Nếu ai đã từng thả hồn mình lên núi rừng quê hương, đất nước thanh bình tận hưởng cái hồn quê man mác, với những dòng sông đỏ nặng phù sa nơi chất chứa những tâm tư, thổn thức bao tâm hồn của các thi sĩ thì chắc hẳn không thể nào quên " Việt Bắc" của Tố Hữu. Cứ như là gió mênh mang, là mây xanh thẫm chở nỗi nhớ đi muôn dặm, Tố Hữu đã đưa ta từ cõi quên về với cõi nhớ.Nhớ về mảnh đất Việt Bắc ân tình, thủy chung của kháng chiến, của quê hương những con người với tấm áo chàm nghèo khó nhưng vẫn "đậm đà lòng son" khiên bất kỳ ai đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xao xuyến. Niềm thương nỗi nhớ của kẻ ở người đi đã được Tố Hữu khắc họa trong 8 câu thơ đầu của Việt Bắc.

         Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, các chặn đường  sáng tác của ông gắn liền với những chặn đường lịch sử gian khổ, hi sinh nhưng cũng đầy những thắng lợi vẻ vang của dân tộc . Đọc những vần thơ đầy tình chính trị nhưng không hề thấy khô khan, thi nhân đã thổi vào đó là những nhịp điệu của tâm hồn của một trái tim nhỏ bé lúc nào cũng rung lên thồn thức suy nghĩ cho vận mệnh của quê hương đất nước. Chính vì lẽ đó, thơ của Tố Hữu vẫn làm người đọc say mê, ca ngợi không chỉ từ cái chất trữ tình, nhẹ nhàng mộc mạc giản dị đơn sơ mà còn từ trong nét đặc sắc nghệ thuật của ông.

       Tác phẩm Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10/1954 khi cơ quan trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Bài thơ tựa như một khúc hát tâm tình, một làn điệu dân ca thấm đậm linh hồn Việt. Tố Hữu đã viết nên những tình cảm thiết tha, đầy lưu luyến giữa kháng chiến và con người kháng chiến được thể hiện qua lăng kính trữ tình của nhà thơ.

      Mở đầu bài thơ , tác giả đã cho thấy đươc nỗi nhớ và tình cảm sâu sắc đối với Việt Bắc:

                                                 " Mình về mình có nhớ ta 

                                           Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

                                                   Mình về mình có nhớ không

                                        Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn."

          Câu thơ mới đọc lên đã nghe như có tiếng nói thì thầm bên tai ta :" Mình về mình có nhớ ta?". Tiếng lòng bật thành tiếng nói,một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc điệu, mới đọc lên thôi ta đã thấy ngay tình cảm dạt dào, thương mến. Lối hát giao duyên và việc sử dụng đại từ mình-ta đã thể hiện một cách ngọt ngào và sâu lắng.

           Dường như dưới những câu thơ của Tố Hữu, ta cũng đã thấy một khung cảnh chia li đầy lưu luyến. Người ở lại hỏi người ra đi có nhớ "ta" không? Thử hỏi xem có nhớ nhớ không? Sao có thể không nhớ cho được. "Mười lăm năm ấy" là một khoảng thời gian dài nó chất chứa biết bao là những kỉ niệm, sự gắn bó của người đi và kẻ ở. Câu hỏi đã đánh thức biết bao kỉ niệm, theo tiếng gọi của tiềm thức nỗi nhớ ùa về bao trùm lên cả không gian, phủ lên cả mây núi Việt Bắc bao la, rộng lớn. Mười lăm năm kề vai sát cánh, súng vác trên vai, hành quân giữa rừng, san nhau từng hạt cơm, mười lăm năm "mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù." Ân tình ấy " thiết tha mặn nồng" đâu ai dễ quên mà kể sao cho hết. 

          Nếu câu hỏi trước nhà thơ nhấn mạnh vào thời gian "mười lăm năm ấy" thì ở câu hỏi này nhà thơ lại nhấn mạnh không gian sông núi thân thương:

                                                            "Mình về mình có nhớ không

                                                  Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?"

         Cái đặc sắc của câu thơ không chỉ thể hiện qua kết cấu của câu hỏi, qua từ ngữ xưng hô tình tứ mà còn qua hình ảnh được viết ra từ những âm điệu của ca dao như lời dặn dò, nhắc nhở chân thành, lời dặn dò kín đáo mà rất thiết tha. 

         Câu hỏi như để nhắc nhở về mảnh đất nơi xứ lạ thâm tình. Cách gợi nhắc này cho ta thấy được lời dặn dò kín đáo nhưng rất chân thành:" Việt Bắc là cội nguồn của Cách Mạng" ; "là quê hương của cách mạng dựng lên cộng hòa". Có Việt Bắc thì mới có ngày đất nước độc lập, chúng ta mới được thỏa mình trong niềm vui chiến thắng, mới có ngày hôm nay. Bốn câu thơ đầu, như chiếc chìa khóa đánh thức,khơi gợi và diễn tả thật xúc động những quyến luyến thiết tha, những nỗi băn khăn, trăn trở của người ở lại. Ta cảm nhận được trong cuộc chia tay ấy đậm sắc vị yêu thương, chân chưa đi mà mà đã rưng rưng biết bao điều chưa kịp nói, mà không biết bắt đầu từ đâu.

                                                              "Tiếng ai tha thiết bên cồn

                                                     Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

                                                               Áo chàm đưa buổi phân li

                                                      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...."

           Tố Hữu thât sự đã sống, sống đầy với đời để có thể "mở hồn ra đón lấy những rung động của đời", để rồi bật lên tiếng "ai" vừa bâng khuâng, xao xuyến vừa tha thiết, lạ lùng. Chỉ một chữ "ai" thôi cũng đủ làm say đắm lòng người. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, vô định, đâu phải hỏi chỉ vì muốn biết "ai" , nó chỉ đối tượng không xác định không biết là "ta" hay là "mình" đang "tha thiết bên cồn" , đang lên tiếng cho cuộc chia tay đầy lưu luyến này. Để rồi nỗi nhớ thương theo bước chân "bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi". Có một chút nhớ, một chút thương, một chút bịn rịn để rồi bâng khuâng, xao xuyến trong lòng, buồn vui lẫn lộn. Buồn vi phải xa Việt Bắc, vui vì được về với quê hươngcủa mình. Tâm trạng ấy vừa đau đầu vừa ngập ngừng trong nỗi nhớ nhưng bịn rịn không muốn chia xa. 

             Trong giây phút chia li ấy, Việt Bắc trở thành mảnh đất trong tâm hồn của người cán bộ, tưởng như không thể chia cắt không thể rời xa. Và chiếc áo chàm đơn sơ, giản dị đã góp nên cái nét riêng của những con người trên mảnh đất nơi đây. Chiếc áo chàm vừa cổ điển, vừa hiện đại vừa gần gũi thương mến vô cùng , màu áo của núi rừng thanh bình của quê hương. Chính màu áo ấy đã tạo nên những con người của núi rừng làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, hi sinh. Người ra đi làm sao có thể quên màu áo thân tình ấy!

              Triên miên trong niềm xúc động nghẹn ngào không biết thốt lên thành lời, người đi kẻ ở chan chứa biết bao cảm xúc "cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..." Trong giây phút này đây, chỉ còn lại không gian của tâm hồn, lí trí hoàn toàn bị xâm chiếm bởi một trái tim nóng hổi của tình thương mến. "Cầm tay" để trao cho nhau tình cảm, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để thấy sự hòa điệu gắn kết giữa hai tâm hồn.Dấu 3 chấm đặt ở cuối câu thơ như sự ngưng đọng cảm xúc vừa như nốt lặng của tâm hồn trong một khuôn nhạc mà tình cảm cứ ngân dài sâu lắng miên man. Hình ảnh cuộc chia tay của người Việt Bắc ở lại và người chiến sĩ phải ra đi hiện lên bịn rịn, bị lụy mà chất chứa những ân tình.

               Tám câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc đã làm sống dậy trong ta một chữ tình, chữ tình bao trùm cả không gian Việt Bắc bao la rộng lớn, trùm lên và khắc sâu trong tâm hồn kẻ ở, người đi. Ấn tượng để lại sâu sắc nhất trong ta đó là tình cảm giữa kẻ ở người đi được diễn tả qua thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, một lối hát đối đáp đầy tình tứ tạo nên cái giọng điệu cho đoạn thơ hay hơn. Những biện pháp tu từ, hoán dụ, câu hỏi tu từ cùng với đó là ngôn ngữ thơ trong sáng , sử dụng đại từ "mình-ta" làm cho bất cứ ai khi đọc Việt Bắc cũng không thể nào quên.

                Qua đoạn thơ ta đã cảm nhận được một cách rõ nét tình cảm, tấm lòng, tình yêu thương mà người Việt Bắc và người cán bộ cách mạng dành cho nhau. Tám câu thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu mang lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Những ân tình ấy sẽ sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Câu trả lời:

  II. Nghị luận văn học                                                       Bài làm

             Nếu ai đã từng thả hồn mình lên núi rừng quê hương, đất nước thanh bình tận hưởng cái hồn quê man mác, với những dòng

sông đỏ nặng phù sa nơi chất chứa những tâm tư, thổn thức bao tâm hồn của các thi sĩ thì chắc hẳn không thể nào quên " Việt Bắc"

của Tố Hữu. Cứ như là gió mênh mang, là mây xanh thẫm chở nỗi nhớ đi muôn dặm, Tố Hữu đã đưa ta từ cõi quên về với cõi nhớ.

Nhớ về mảnh đất Việt Bắc ân tình, thủy chung của kháng chiến, của quê hương những con người với tấm áo chàm nghèo khó nhưng

vẫn "đậm đà lòng son" khiên bất kỳ ai đặt chân đến đây cũng phải bồi hồi, xao xuyến. Niềm thương nỗi nhớ của kẻ ở người đi đã được

Tố Hữu khắc họa trong 8 câu thơ đầu của Việt Bắc.

         Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, các chặn đường  sáng tác của ông gắn liền với những chặn đường lịch sử gian

khổ, hi sinh nhưng cũng đầy những thắng lợi vẻ vang của dân tộc . Đọc những vần thơ đầy tình chính trị nhưng không hề thấy khô khan, thi

nhân đã thổi vào đó là những nhịp điệu của tâm hồn của một trái tim nhỏ bé lúc nào cũng rung lên thồn thức suy nghĩ cho vận mệnh của quê

hương đất nước. Chính vì lẽ đó, thơ của Tố Hữu vẫn làm người đọc say mê, ca ngợi không chỉ từ cái chất trữ tình, nhẹ nhàng mộc mạc giản dị

đơn sơ mà còn từ trong nét đặc sắc nghệ thuật của ông.

       Tác phẩm Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10/1954 khi cơ quan trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về 

Hà Nội. Bài thơ tựa như một khúc hát tâm tình, một làn điệu dân ca thấm đậm linh hồn Việt. Tố Hữu đã viết nên những tình cảm 

thiết tha, đầy lưu luyến giữa kháng chiến và con người kháng chiến được thể hiện qua lăng kính trữ tình của nhà thơ.

      Mở đầu bài thơ , tác giả đã cho thấy đươc nỗi nhớ và tình cảm sâu sắc đối với Việt Bắc:

                                                 " Mình về mình có nhớ ta 

                                           Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

                                                   Mình về mình có nhớ không

                                        Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn."

          Câu thơ mới đọc lên đã nghe như có tiếng nói thì thầm bên tai ta :" Mình về mình có nhớ ta?". Tiếng lòng bật thành tiếng nói,

một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc điệu, mới đọc lên thôi ta đã thấy ngay tình cảm dạt dào, thương mến. Lối hát giao duyên và 

việc sử dụng đại từ mình-ta đã thể hiện một cách ngọt ngào và sâu lắng.

           Dường như dưới những câu thơ của Tố Hữu, ta cũng đã thấy một khung cảnh chia li đầy lưu luyến. Người ở lại hỏi người ra đi

có nhớ "ta" không? Thử hỏi xem có nhớ nhớ không? Sao có thể không nhớ cho được. "Mười lăm năm ấy" là một khoảng thời gian dài

nó chất chứa biết bao là những kỉ niệm, sự gắn bó của người đi và kẻ ở. Câu hỏi đã đánh thức biết bao kỉ niệm, theo tiếng gọi của tiềm

thức nỗi nhớ ùa về bao trùm lên cả không gian, phủ lên cả mây núi Việt Bắc bao la, rộng lớn. Mười lăm năm kề vai sát cánh, súng vác 

trên vai, hành quân giữa rừng, san nhau từng hạt cơm, mười lăm năm "mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù." Ân tình ấy " thiết tha 

mặn nồng" đâu ai dễ quên mà kể sao cho hết. 

          Nếu câu hỏi trước nhà thơ nhấn mạnh vào thời gian "mười lăm năm ấy" thì ở câu hỏi này nhà thơ lại nhấn mạnh không gian sông 

núi thân thương:

                                                            "Mình về mình có nhớ không

                                                  Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?"

         Cái đặc sắc của câu thơ không chỉ thể hiện qua kết cấu của câu hỏi, qua từ ngữ xưng hô tình tứ mà còn qua hình ảnh được viết ra 

từ những âm điệu của ca dao như lời dặn dò, nhắc nhở chân thành, lời dặn dò kín đáo mà rất thiết tha. 

         Câu hỏi như để nhắc nhở về mảnh đất nơi xứ lạ thâm tình. Cách gợi nhắc này cho ta thấy được lời dặn dò kín đáo nhưng rất chân 

thành:" Việt Bắc là cội nguồn của Cách Mạng" ; "là quê hương của cách mạng dựng lên cộng hòa". Có Việt Bắc thì mới có ngày đất nước

độc lập, chúng ta mới được thỏa mình trong niềm vui chiến thắng, mới có ngày hôm nay. Bốn câu thơ đầu, như chiếc chìa khóa đánh thức,

khơi gợi và diễn tả thật xúc động những quyến luyến thiết tha, những nỗi băn khăn, trăn trở của người ở lại. Ta cảm nhận được trong cuộc 

chia tay ấy đậm sắc vị yêu thương, chân chưa đi mà mà đã rưng rưng biết bao điều chưa kịp nói, mà không biết bắt đầu từ đâu.

                                                              "Tiếng ai tha thiết bên cồn

                                                     Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

                                                               Áo chàm đưa buổi phân li

                                                      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...."

           Tố Hữu thât sự đã sống, sống đầy với đời để có thể "mở hồn ra đón lấy những rung động của đời", để rồi bật lên tiếng "ai" vừa bâng

khuâng, xao xuyến vừa tha thiết, lạ lùng. Chỉ một chữ "ai" thôi cũng đủ làm say đắm lòng người. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, vô định, đâu phải 

hỏi chỉ vì muốn biết "ai" , nó chỉ đối tượng không xác định không biết là "ta" hay là "mình" đang "tha thiết bên cồn" , đang lên tiếng cho cuộc

chia tay đầy lưu luyến này. Để rồi nỗi nhớ thương theo bước chân "bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi". Có một chút nhớ, một chút 

thương, một chút bịn rịn để rồi bâng khuâng, xao xuyến trong lòng, buồn vui lẫn lộn. Buồn vi phải xa Việt Bắc, vui vì được về với quê hương

của mình. Tâm trạng ấy vừa đau đầu vừa ngập ngừng trong nỗi nhớ nhưng bịn rịn không muốn chia xa. 

             Trong giây phút chia li ấy, Việt Bắc trở thành mảnh đất trong tâm hồn của người cán bộ, tưởng như không thể chia cắt không thể rời xa

Và chiếc áo chàm đơn sơ, giản dị đã góp nên cái nét riêng của những con người trên mảnh đất nơi đây. Chiếc áo chàm vừa cổ điển, vừa hiện 

đại vừa gần gũi thương mến vô cùng , màu áo của núi rừng thanh bình của quê hương. Chính màu áo ấy đã tạo nên những con người của

núi rừng làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, hi sinh. Người ra đi làm sao có thể quên 

màu áo thân tình ấy!

              Triên miên trong niềm xúc động nghẹn ngào không biết thốt lên thành lời, người đi kẻ ở chan chứa biết bao cảm xúc "cầm tay nhau 

biết nói gì hôm nay..." Trong giây phút này đây, chỉ còn lại không gian của tâm hồn, lí trí hoàn toàn bị xâm chiếm bởi một trái tim nóng hổi của

tình thương mến. "Cầm tay" để trao cho nhau tình cảm, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để thấy sự hòa điệu gắn kết giữa hai tâm hồn.

Dấu 3 chấm đặt ở cuối câu thơ như sự ngưng đọng cảm xúc vừa như nốt lặng của tâm hồn trong một khuôn nhạc mà tình cảm cứ ngân dài 

sâu lắng miên man. Hình ảnh cuộc chia tay của người Việt Bắc ở lại và người chiến sĩ phải ra đi hiện lên bịn rịn, bị lụy mà chất chứa những

ân tình.

               Tám câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc đã làm sống dậy trong ta một chữ tình, chữ tình bao trùm cả không gian Việt Bắc bao la rộng

lớn, trùm lên và khắc sâu trong tâm hồn kẻ ở, người đi. Ấn tượng để lại sâu sắc nhất trong ta đó là tình cảm giữa kẻ ở người đi được diễn tả

qua thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, một lối hát đối đáp đầy tình tứ tạo nên cái giọng điệu cho đoạn thơ hay hơn. Những biện pháp tu từ, 

hoán dụ, câu hỏi tu từ cùng với đó là ngôn ngữ thơ trong sáng , sử dụng đại từ "mình-ta" làm cho bất cứ ai khi đọc Việt Bắc cũng không thể 

nào quên.

                Qua đoạn thơ ta đã cảm nhận được một cách rõ nét tình cảm, tấm lòng, tình yêu thương mà người Việt Bắc và người cán bộ cách

mạng dành cho nhau. Tám câu thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu mang lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Những ân tình ấy

sẽ sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.