Phạm Linh
I.PHÀN ĐỌC HIỂU (3.0 diểm)Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 bên dưới:Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc tuyết nhường màu da.(Nguyễn Du –Truyện Kiều)Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.Câu 2: (0.5 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ.Câu 3: (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụngtrong câu thơ cuối.Câu 4: (1.0 điểm) Vì sao có thể nói bức chân dung củ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
ngoc linh bui
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 9 2021 lúc 20:05

Em tham khảo nhé:

1. 

- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

  Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

  Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

  Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

  Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.

2.

 Tác giả đã khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân bằng từ "trang trọng". Từ "trang trọng" gợi lên vẻ đẹp cao sang, quý phái. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được tác giả so sánh ngầm với hình tượng của thiên nhiên, với nhũng thứ cao đẹp ở trên đời "trăng, hoa, tuyết, ngọc". Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc nhưng khi tả Thúy Vân thì ngòi bút của Nguyễn Du cụ thể hơn khi tả Kiều. Cùng với biện pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, miệng, giọng nói, mái tóc, làn da và các tính từ miêu tả "đầy đặn, nở nang, đoan trang", Thúy Vân dần trở nên riêng biệt. Khuôn mặt của Thúy Vân rạng rỡ, đầy đặn, trong sáng như trăng rằm; lông mày đậm, sắc như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc bồng bềnh,óng ả, mềm mượt hơn mây; làm da trắng mịn hơn cả tuyết. Đay là chân dung của người con gái khỏe mạnh, đầy đặn, phúc hậu, quý phái,vẻ đẹp gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên, là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Qua bức chân dung ở 4 câu thơ, Nguyễn Du đã dự cảm về số phận, báo trước cuộc đời bình lặng, hạnh phúc, êm đềm, viên mãn như vẻ đẹp của nàng.

Bình luận (0)
nthv_.
25 tháng 9 2021 lúc 20:02

Tham khảo:

Câu 1:

* Điểm giống nhau của hai chị em:

- Cả hai chị em đều là những giai nhân tuyệt sắc, "mười phân vẹn mười".

- Nhan sắc của họ đều như báo hiệu, ẩn chứa trong đó tâm hồn đẹp đẽ, hoặc phúc hậu, hoặc đằm thắm, mặn mà.

* Điểm khác nhau.

- Trong cách miêu tả của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Thúy Vân được làm nên từ ngoại hình (khuôn mặt, nét mày, tiếng cười, giọng nói, nước tóc, làn da) trang trọng, đầy đặn, nở nang. Thúy Kiều vẻ đẹp được làm nên từ sự sắc sảo, thắm tươi như tỏa ra từ đời sống nội tâm của người con gái (đặc tả đôi mắt).

- Nhan sắc của hai chị em đều đẹp hơn những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng với Thúy Vân, thiên nhiên chịu "thua, nhường", còn với Thúy Kiều, thiên nhiên lại "hờn, ghen".

- Nguyễn Du không hề nói đến cái tài của Thúy Vân mà chỉ nói đến cái tài của Thúy Kiều. Và cái tài của nàng được ông miêu tả rất kĩ nhất là tài âm nhạc, thứ nghệ thuật mà có người đã gọi "bản ghi nhanh của tình cảm. Và bản đàn Thúy Kiều tâm đắc nhất là khúc nhạc có tên: bạc mệnh.

=> Tác giả đã miêu tả Thúy Vân trước nhằm tôn lên sắc, tài, tình của Thúy Kiều từ đó dự báo trước cuộc đời hồng nhan bạc phận của nàng.

Câu 2:

Đoạn trích mở ra bốn câu thơ đầu khắc họa chung vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều Giới thiệu và vị trí thứ bậc của hai chị em Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân họ là hai người con gái đầu lòng của gia Đình Vương quan vì rất am hiểu văn chương Trung Quốc tác giả đã ký họa như hai ả tố nga là hai người con gái rất đẹp như tiên giáng trần cái vẻ đẹp ấy được tác giả miêu tả rất cụ thể và tinh tế Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười tác giả đã sử dụng nghệ thuật bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên như ma tuyết tượng trưng cho cái đẹp để làm nổi bật vẻ đẹp hai chị em họ có cốt cách mảnh dẻ thanh cao như mai và tinh thần trong trắng như tuyết. Tất cả gợi lên vẻ đẹp duyên dáng thanh cao trong trắng như vẻ đẹp ấy đã tới mức hoàn mỹ mười phân vẹn mười của cả 2 chị em.

Bình luận (0)
lê phong
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
16 tháng 11 2021 lúc 14:06

Tham khảo!

 

Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu chi tiết về vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.

– Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

    + “Khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt sáng như trăng rằm.

    + “Nét ngài nở nang”: nét lông mày cong đẹp.

    + “Hoa cười”: cười tươi như hoa.

    + “Ngọc thốt”: giọng nói trong như ngọc.

    + Mái tóc óng ả như mây.

    + Làn da trắng trẻo,mịn màng hơn tuyết.

-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đủ, phúc hậu; tính cách thì rất thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, sáng sủa như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.

-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của mọi người. -> Nói trước về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
16 tháng 11 2021 lúc 14:06

Tham khảo:

Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu chi tiết về vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quý phái.

– Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

    + “Khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt sáng như trăng rằm.

    + “Nét ngài nở nang”: nét lông mày cong đẹp.

    + “Hoa cười”: cười tươi như hoa.

    + “Ngọc thốt”: giọng nói trong như ngọc.

    + Mái tóc óng ả như mây.

    + Làn da trắng trẻo,mịn màng hơn tuyết.

-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đủ, phúc hậu; tính cách thì rất thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, sáng sủa như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.

-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của mọi người. -> Nói trước về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Bình luận (0)
Tuấn Kiên Phạm
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
17 tháng 5 2022 lúc 21:03

Biện pháp tu từ :

- nhân hóa (Hoa cười, ngọc thốt )

- liệt kê ( đầy đặn, nở nang, đoan trang )

-  ẩn dụ (mây thua, tuyết nhường )

`->` Tác dụng : nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Vân, tăng tính sinh động cho bài thơ, ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Vân.

Bình luận (1)
Khánh ngọc
Xem chi tiết
Hoài Nguyen
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 1 2021 lúc 9:35

- BPTT ẩn dụ "hoa", "ngọc"

- BPTT so sánh : khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như vầng trăng,lông mày sắc nét, miệng tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, tóc mềm óng mượt khiến mây thua, làn da trắng mịn.

Bình luận (1)
Mr.Zoom
Xem chi tiết
Khôi Lê Quốc Anh
Xem chi tiết
trần vũ hoàng phúc
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
15 tháng 10 2023 lúc 9:03

1.

ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

 Vẻ đẹp của Thúy Vân làtính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Bình luận (0)
Đinh Trí Gia BInhf
15 tháng 10 2023 lúc 9:04

2.Tham khảo :
 

Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du tiếp tục sử dụng những hình ảnh mang tính chất nước lệ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Mặc dù tác giả không tả nhan sắc Kiều cụ thể, chi tiết như khi tả Thúy Vân. Nhưng tác giả đã dành riêng tả một nét đẹp chỉ có ở Kiều đó là đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn” gợi lên một đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của đôi mắt ấy không chỉ thể hiện nhan sắc quyến rũ hơn người của Kiều và còn thể hiện cái phần tinh anh, sắc sảo trong tâm hồn và trí tuệ.

Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng. Và đồng thời, dường như nó cũng dự báo cho một số phận nhiều sóng gió, gian truân.

Bình luận (0)
Bống
Xem chi tiết
nthv_.
13 tháng 10 2021 lúc 21:53

Biện pháp tu từ: nhân hóa, bút pháp ước lệ tượng trưng.

=> Tác dụng: Cho ta thấy vẻ đẹo mĩ lệ của thiên nhiên, tạo hóa cũng không thể sánh ngang với dung nhan của nàng. Gợi lên bức tranh chân dung của người con gái đẹp mang tính cách số phận, cuộc đời êm ả, bình lặng, suôn sẻ.

Bình luận (0)