Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Dung
4 tháng 12 2016 lúc 9:46

Phần 1: từ đầu đến "mê lluyến mùa xuân"

Phần 2: tiếp đó đến "mở hội liên hoan"

Phần 3: còn lại

 

yuuki miaka
19 tháng 12 2016 lúc 19:22

phần 1: từ đầu... mê luyến mùa xuân

phần 2: tiếp... mở hội liên hoan

phần 3: còn lại

duy nguyễn
30 tháng 11 2017 lúc 19:49

phần 1: từ đầu đến mê luyến muà xuân

phần 2:tiếp theo đến mở hội liên hoan

phần 3 còn lại

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 7 2019 lúc 7:05

- Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên.

Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 18:30

cái chỗ ....... là mk tự điền vào hả bn Thư Nguyễn

Nguyễn Đăng Thảo Ngân
29 tháng 11 2016 lúc 20:01

Cảnh săc và ko khí của Mùa xuân Hà Nội-đất Bắc hiện lên qua sự quan sát hình ảnh,liên tưởng và một tình yêu tha thiết ,nồng nàn.Bên cạnh đó,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín lòng mong muốn đất nước đượchoàbình và thống nhất

Elizabeth
6 tháng 12 2016 lúc 15:40

Cảnh sắc và không khí của mùa xuân Hà nội- đất bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một tình yêu, nỗi nhớ tha thiết , nồng nàn.Bên cạnh đó, viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng , nhà văn còn muốn chia sẻ 1 điều thầm kín lòng mong đất nước được hòa bình, ấm no

Lan Anh
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
7 tháng 11 2016 lúc 20:50

Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.

“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.

Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

 

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.

Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.

Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.

 

Kim Rosa
Xem chi tiết
Hoàng Minh Ngọc
Xem chi tiết
Vy Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
4 tháng 12 2016 lúc 12:16

cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng

- Cảnh sắc, không khí mùa xuân

+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.
- Sinh hoạt gia đình

+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
- Lí do tác giả yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó : qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân

vương tuấn khải
4 tháng 12 2016 lúc 17:07

Cảnh sắc, không khí mùa xuân:

Đào hơi phai nhưng nhụy vaanx còn phong.

Cỏ không mướt xanh nhưng lại nức mùi hương man mác.

Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.

bầu trời trở nên trong sáng hông hông như những con ve vừa mới lột xác.

Sinh hoạt gia đình:

Thịt mỡ dưa hành đã hết, trở về với những bữa cơm giản dị nhưng ấm áp tình gia đình.

Màn điều đã hạ, lễ hóa vàng đã xong, các rò vui của ngày tét đã kết thúc.

Lí do: Sau ngày rằm tháng giêng những cảnh sắc, khí hậu thiên nhiên thay đổi, con người trở về đời sống thường nhật hằng ngày. Tuy nhiên vẫn thấp thoáng những vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng người vẫn còn rạo rực vì mùa xuân tuyệt đẹp.

Nguyễn Thư
14 tháng 12 2016 lúc 20:18

bầu trời vẫn đục

mưa phùn

bữa cơm giản dị

đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

màn điều đc hạ xuống cất giữ

các trò chơi đã hết

cuộc sống thường nhật lại tiếp tục

Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Tử Ngọc Vân
6 tháng 12 2016 lúc 19:19

-Cảnh sắc, không khí mùa xuân

+ Đào: hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.

+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

-Sinh hoạt gia đình

+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

+Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống.

+Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

- Lí do tác giả yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó: qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân.

Thơ Xuân
6 tháng 12 2016 lúc 19:49

Cảnh sắc, k khí mùa xuân: Thời tiết khí hậu: hết nồm, mưa phùn, nền trời trong.

Sinh hoạt gđ: Cuộc sống êm đềm thường nhật trở lại, bữa cơm giản dị, cánh màn điều đã hóa vàng, các trò chơi đã man.

Lý do tgia y mùa xuân nhất vào thời điểm đó: Mùa xuân sau ngày Rằm tháng gieng la vẻ đẹp sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ troi lộc, đơm hoa, kết trái. Cùng với một cuộc sống bình dị.

Chúc bn hc tốt!!

Kim Hoàng Oanh
14 tháng 12 2017 lúc 20:25

-Cảnh sắc, không khí mùa xuân

+ Đào: hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.

+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

+ Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

-Sinh hoạt gia đình

+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

+Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống.

+Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

- Lí do tác giả yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó: qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân.

không có gì
Xem chi tiết

B

Nguyễn Lê Phước Thịnh
31 tháng 12 2021 lúc 10:07

Chọn D

dang chung
31 tháng 12 2021 lúc 10:07

B

plants vs zombies 2
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Thi
22 tháng 12 2017 lúc 20:58

1: Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu (nguyên văn chữ Hán) được làm theo thể tứ tuyệt (tuyệt cú).

Bài Cảnh khuya có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng và có ba vần (ở các câu 1, 2, 4) không có gì khác với mô hình chung của thể tứ tuyật thất ngôn. Bài thơ này cũng có cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tâm trạng. So với mô hình chung, bài thơ này chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 4 ngắt nhịp 2/5 thay vì ngắt nhịp 4/3 như thông lệ.

Bài Nguyên tiêu (Rằm thúng giêng) theo sát với mô hình cấu trúc chung kể cả cách ngắt nhịp. Bản dịch bài thơ này theo sát ý từng câu nhưng khi chuyển sang thơ lục bát lại có thêm những tính từ miêu tả: lồng lộng (câu 1), bát ngát (câu 4) và động từ ngân, (câu 4).

2: Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc. Cảnh trăng trong mỗi bài đều có nét đẹp riêng. Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát. Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm. Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ờ Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp đều theo thể tứ tuyệt nhưng một bài viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.

3: Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?

“Tiếng suối trong như tiếng hát xã”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe  suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

Tiếp theo câu 2 đẹp như một bức tranh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.

4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Câu 3 thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người đã nhiều phen bối rối với cảnh trong tù mà trăng quá đẹp. Câu cuối là một bất ngờ đầy thứ vị mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm cảnh mà là để “lo nỗi nước nhà”. Từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la, vĩ đại biết mấy. Hai nét tâm trạng ấy thông nhất trong con người Bác, con người thi sĩ và chiến sĩ.

5: Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.

- Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rốt tiếc câu thơ dịch bỏ mất.

- Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:

Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:

Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch thơ:

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che dầy thuyền.

Ngoài ra ý thơ “nước liền trời" ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

Lạc hà dữ cô lộ tề phi

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

(Ráng trời cùng bay với cò lẻ

Nước thu một màu với trời cao.)

Điều này cho thây màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.

6: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 1: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Đêm nay rằm tháng giêng, trăng vừa tròn) mở ra hình ảnh một vầng trăng xuân “lồng lộng” giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng.

Câu 2: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. (Sông xuân nước xuân liền với trời xuân) mở ra một không gian xa rộng tưởng như không có giới hạn. Trong bảy chữ của câu thơ đã có hết ba chữ xuân làm cho một sắc xuân tràn đầy khắp cả câu thơ. Xuân giang xuân thủy trải ra bề rộng, động từ tiếp tíong tiếp xuân thiên dựng lên cả một chiều cao.

Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thông của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể, đến toàn cảnh, sự hài hòa thông nhất các bộ phận trong cái toàn thể chớ không đi sâu miêu tả tỉ mỉ chi tiết các đường nét.

7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Hai bài thờ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Hồ Chí Minh làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài Cảnh khuya Bác viết năm 1947 vận nước đang rất khó khăn. Bài Rằm tháng giêng Bác viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác chúng ta mới thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ kính yêu. Phong thái ấy bộc lộ từ những rung động nhạy cảm, tinh tế dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước: một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng vằng vặc. Phong thái ung dung lạc quan còn toát ra từ hình ảnh lướt đi phơi phới của một con thuyền chở đầy ánh trăng trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai cùa đất nước (theo ý nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh trong Trần mà như thể kém gì tiên).

ĐỌC THÊM

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu củng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh)

TIN THẮNG TRẬN

Trăng vào của sổ đòi thơ

 Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

(Hồ Chí Minh)



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-baicanh-khuya-ram-thang-gieng-nguyen-tieu-trang-140-sgk-ngu-van-7-c34a22914.html#ixzz51zwHtwDc