Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân của tôi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hân Gia
Xem chi tiết
Gaming ๖ۣۜÁc๖ۣۜQuỷ
6 tháng 4 2017 lúc 11:49

Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan - cô giáo chủ nhiệm của mình là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.

like and theo dõi haha

Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
22 tháng 6 2016 lúc 14:23
Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:   Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.   Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”                                                                                                       Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.                                                                              - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.  - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ  đừng, đừng thươngai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữnhớ đầy ấn tượng và rung động.                 - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. ((( ĐÂY K PHẢI BÀI LM CỦA MK NHƯNG BẠN CÓ THỂ THAM  KHẢO NHỮNG Ý CHÍNH TROGN ĐÓ ĐẤY CÒN VIẾT RA THFI TỚ ĐÁNH MÁY K TẬP TRUNG ĐC NHÉ)))))))
Thảo Phương
13 tháng 12 2016 lúc 11:45
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. Ai cũng chuộng mùa xuânmê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữthương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động
Thư Nguyễn Nguyễn
30 tháng 6 2016 lúc 21:55

năm nay mày có vào CLB văn ko? ngân <3<3 huy

Lan Anh
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
7 tháng 11 2016 lúc 20:50

Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.

“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.

Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

 

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.

Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.

Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.

 

Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 8 2016 lúc 16:52
+  Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.+ Biện pháp tu từ:Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.So sánh: mặt đất như muốn thở dài.- Phân tích: + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.Þ Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
Trần Nguyễn Bảo Quyên
15 tháng 8 2016 lúc 11:00

Mình không hiểu lựa chon 1 có nghĩa là gì

Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 11 2016 lúc 10:03

Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

Nguyễn Đăng Thảo Ngân
29 tháng 11 2016 lúc 15:59

Hiện lên là :Mùa xuân có mưa riêu riêu ,gió lành lạnh ,có tiếng nhạn kêu,trong đêm xanh ,có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa ,có cầu hát huê tình của các cô gái đẹp như thơ mộng

Tiểu Thư Răng Sún
7 tháng 12 2016 lúc 17:37

.Cảnh sắc mùa xuân Miền Bắc được gợi tả qua chi tiết :

-Thời tiết, khí hậu : mưa riêu riêu, gió lành lạnh.

-Âm thanh : tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.

-Khung cảnh gia đình : bàn thờ, đèn nến, nhang trầm…không khí gia đình đoàn tụ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!! :)

nguyen anh thuong
22 tháng 11 2016 lúc 20:50

bài bao nhiều zậy pn

Cheval
25 tháng 11 2016 lúc 19:47

Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

 

Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

Nguyễn Đăng Thảo Ngân
29 tháng 11 2016 lúc 16:11

1)Từ ngữ bộc lộ tình cảm :chuộng,trìu mến ,thương mến ,mê luyến ,thương yêu,thân yêu,...

2)Hình ảnh liên tưởng sóng đôi:bướm đừng thương hoa,trăng đừng thương gió,trai thương gái,mẹ yêu con,sông xanh,núi tím,uyên ương ,êm ái,êm đềm.

3)Điệp ngữ:đừng thương,ai cấm,mùa xuân,yêu thương,tôi yêu,bàn thờ,tốt,như,...

=>Tình cảm của con người với mùa xuân sâu sắc và tha thiết.

Kỳ Thiên
Xem chi tiết
Cheval
25 tháng 11 2016 lúc 19:46

. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

Nguyễn Đăng Thảo Ngân
29 tháng 11 2016 lúc 16:06

1)Từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp:chuộng,trìu mến,thương mến,mê luyến,thương yêu,thân yêu,....

2)Hình ảnh liên tưởng sóng đôi:bướm đừng thương hoa,trăng đừng thương gió,trai thương gái,mẹ yêu con,sông xanh,núi tím,uyên ương,êm ái,êm đềm,yêu thương.

3)điệp ngữ:đừng thương,ai cấm,yêu thương,tôi yêu,bàn thờ,tốt ,như,...

=>Tình cảm của con người với mùa xuân sâu sắc và tha thiết.

Trương Hoàng Khánh Linh
24 tháng 12 2016 lúc 18:29

BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

- Từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp: chuộng, trìu mến, thương, mê luyến mùa xuân

- Hình ảnh liên tưởng sóng đôi: non nước, bướm hoa, trăng gió, trai gái, mẹ con, cô gái còn son nhớ chồng

- Điệp ngữ: đừng thương, được, mùa xuân, ai cấm, có, như, đấy, hơn

Xin lỗi bạn nha! Mình làm hơi trễ rồi! Mong bạn có thể tham khảo, đây chỉ là bài soạn của mình nên mong bạn thông cảm!!! ( mà sao bạn học nhanh thế? mình mới tới phần C. Luyện tập à!! )

Pan Pan
Xem chi tiết
Linh Phương
4 tháng 12 2016 lúc 12:26

Đoạn văn nổi bật nhất chính là những hình ảnh so sánh đặc sắc : “ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai….” Hay “ cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra”, “ đập mạnh hơn” và “ thèm khát yêu thương thực sự”. Không khí mùa xuân còn “ ấm lạ ấm lùng” trong mỗi gia đình. Giọng văn trữ tình da diết như nhân lên trong người đọc cái sức sống bất tận của mùa xuân. Ngỡ như trước mùa xuân, ông hóa thân thành muôn loại cỏ cây muông thú để được tắm mình trong mùa xuân, được hưởng tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân, để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân.
“ Đẹp quá đi ! Mùa xuân của hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Vũ Bằng thật đặc biệt ! Có mấy ai lưu luyến mùa xuân và nhận ra vẻ đẹp của mùa xuân vào thời gian sau ngày rằm ? Đây mới là lúc mà Vũ Bằng cảm nhận được sự hồi sinh của đất trời cây cỏ. Đó là mùi hương man mác của cỏ, là sự thay đổi của “ nền trời trong trong có làn sáng hồng hồng…” Một sự cảm nhận thật tinh tế, ít ai nhận thấy ! Và điều làm ta thán phục hơn nữa chính là sự trân trọng về cuộc sống của con người . Hết sức bình dị, giản đơn của bữa cơm thường nhật là cà om với thịt thăn, là bát canh cua trứng vắt chanh…Vậy mà nhà văn đã tìm thấy chính cái đẹp trong cái mà tưởng như bình thường vẫn diễn ra hàng ngày đó !
Phải là người hiểu tường tận về thiên nhiên, nặng tình với thiên nhiên, trân trọng sự sống, biết tận hưởng cái đẹp của cuộc sống và rất yêu Hà Nội mới có được cảm xúc dâng trào như vậy. Thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng như đang bình tĩnh, đang tích tụ, chưng cất sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời cây cỏ.
Ngòi bút của Vũ Bằng như cũng lắng lại, trầm tĩnh hơn. Lòng yêu quê hương mỗi lúc một da diết, đằm sâu, thấm thía hơn.

Thảo Phương
4 tháng 12 2016 lúc 18:43

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Phan Ngọc Cẩm Tú
4 tháng 12 2016 lúc 12:09

/hoi-dap/question/137419.html

thân thị huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
29 tháng 11 2016 lúc 16:16

1)Cảnh sắc của thiên nhiên,cây cối đam chồi nảy lộc ,con người trẻ ra,tim đập mạnh hơn

2)-Ko khí gia đình đầm ấm,hạnh phú.

-Chứa đựng tâm sự :nỗi nhớ quê hương,gia đình da diết ,lòng mong mỏi đất nước được hòa bình thống nhất

Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 11 2016 lúc 10:02

- Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.

- Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Kim Hoàng Oanh
14 tháng 12 2017 lúc 20:24

*Cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối đam chồi nảy lộc, con người trẻ ra, tim đập mạnh hơn

*

-Không khí gia đình đầm ấm,hạnh phúc

-Chứa đựng tâm sự: nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết, lòng mong mỏi đất nước được hòa bình thống nhất

Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 18:30

cái chỗ ....... là mk tự điền vào hả bn Thư Nguyễn

Nguyễn Đăng Thảo Ngân
29 tháng 11 2016 lúc 20:01

Cảnh săc và ko khí của Mùa xuân Hà Nội-đất Bắc hiện lên qua sự quan sát hình ảnh,liên tưởng và một tình yêu tha thiết ,nồng nàn.Bên cạnh đó,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín lòng mong muốn đất nước đượchoàbình và thống nhất

Elizabeth
6 tháng 12 2016 lúc 15:40

Cảnh sắc và không khí của mùa xuân Hà nội- đất bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một tình yêu, nỗi nhớ tha thiết , nồng nàn.Bên cạnh đó, viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng , nhà văn còn muốn chia sẻ 1 điều thầm kín lòng mong đất nước được hòa bình, ấm no