Nêu nguyên nhân hậu quả biện pháp của sạt lở đất ở vùng trung du và miền núi bắc bộ
Biện pháp của sạt lở đất ở trung du và miền núi bắc bộ
Sửa bề mặt mái dốc (tức là làm thay đổi hình dạng bên ngoài của mái dốc) với mục đích đưa nó về trạng thái cân bằng (trạng thái ổn định) để hạn chế khả năng trượt. Có hai cách thực hiện: Làm nhẹ tải trọng phần trên của mái dốc như hạ thấp mái dốc, làm thoải mái dốc, tạo nhiều bậc thang theo sườn dốc (cắt cỏ mái dốc); tăng tải trọng ở phần chân của mái dốc bằng cách xây dựng các loại tường phản áp hay các khối đất khác nhau tại các chân dốc. Các công trình chống đỡ bao gồm: Tường chắn (tường kè) bê-tông xi-măng và bê-tông cốt thép, tường rọ đá Mac-ca-phe-ri.
Tạo sự thông thoáng cho nước mặt bằng cách xây dựng hệ thống các rãnh thoát nước ở các độ cao khác nhau. Ðối với một số điểm trượt lớn, phức tạp, việc xây dựng bao gồm rãnh đỉnh, rãnh dọc, bậc nước, máng dốc nước và cống thoát nước cần được kiên cố hóa.
Hạn chế quá trình phong hóa của đá gốc trên mái dốc bằng cách trồng cỏ Vertiver, phủ lưới Enkamat kết hợp phủ cỏ, làm các bờ mái dốc phủ bằng lớp bê-tông xi-măng hoặc xi-măng cốt thép.
Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở dựa trên cơ sở nghiên cứu về địa chất, địa hình và khí tượng (lượng mưa)...
Các biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thống thảm thực vật: Trồng rừng phòng hộ, trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi đàn gia súc, trồng cây theo đường đồng mức...
Ở miền núi, trong những năm gần đây, sau những trận mưa lớn, kéo dài, hiện tượng sạt lở đất xuất hiện ngày càng nhiều. Vận dụng kiến thức đã học cho biết nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng trên và đề ra một số biện pháp phòng tránh?:
Nguyên nhân : Do cây đầu nguồn , trên núi cao bị chặt nên đất trên cao ko đc giữ bởi rễ cây -> gặp nước mưa chảy mạnh sẽ bị bóc mòn, nhão ra gây sạt lở
Biện pháp : Trồng nhiều cây trên núi cao,..
Ngăn chặn việc phá rừng lấy đất làm nương, làm nhà, khai thác gôc bừa bãi
Tạo điều kiện, tuyên truyền cho ng dân về việc ý thức bảo vệ rừng như tài sản của mik
Nêu các biện pháp khắc phục khó khăn do gió Tây khô nóng gây ra ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ?
Quan sát hình 9 và đọc thông tin, em hãy nêu:
- Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Đặc điểm khí hậu:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:
+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại cho đời sống và sản xuất.
Dựa vào hình 12, em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo!
Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.
Vì sao năm 1010 vừa lý thái tổ lại dời đô từ Hoa lư Ninh Bình về thành đại la Hà Nội
Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu một số nguyên nhân của sự phân bố đó.
- Đặc điểm phân bố dân cư:
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi dân cư thưa thớt.
+ Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa miền núi và trung du: ở những vùng cao, dân cư thưa hơn vùng thấp và các đô thị.
- Nguyên nhân:
+ Ở những vùng núi cao: địa hình bị cắt xẻ mạnh, khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú, nên dân cư thưa thớt.
+ Ở khu vực trung du và đô thị: địa hình, khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất và cư trú nên dân cư tập trung đông đúc.
-Đặc điểm phân bố dân cư:
+Dân cư ở đây thưa thớt
+Số lượng dân cư có sự khác nhau giữa đồng bằng và miền núi: ở những vùng càng cao, số dân càng ít
-Nguyên nhân:
+ở những vùng núi cao: địa hình bị cắt xẻ mạnh, khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú, nên dân cư thưa thớt.
+ở khu vực trung du và đô thị: địa hình, khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất và cư trú nên dân cư tập trung đông đúc.
Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Đông Bắc
- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...
+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.
b) Tây Bắc
- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Để hạn chế quá trình xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?
A. Làm ruộng bậc thang
B. Trồng cây theo băng
C. Tăng diện tích rừng trồng
D. Xây dựng các công trình đường hầm, cầu, đường cao tốc, bến phà,...
Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc địa hình và khí hậu giữa tiểu vùng Tây bắc và Đông bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .