Bài 18. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thư Phạm

Biện pháp của sạt lở đất ở trung du và miền núi bắc bộ

Trịnh Long
8 tháng 11 2019 lúc 20:09

Sửa bề mặt mái dốc (tức là làm thay đổi hình dạng bên ngoài của mái dốc) với mục đích đưa nó về trạng thái cân bằng (trạng thái ổn định) để hạn chế khả năng trượt. Có hai cách thực hiện: Làm nhẹ tải trọng phần trên của mái dốc như hạ thấp mái dốc, làm thoải mái dốc, tạo nhiều bậc thang theo sườn dốc (cắt cỏ mái dốc); tăng tải trọng ở phần chân của mái dốc bằng cách xây dựng các loại tường phản áp hay các khối đất khác nhau tại các chân dốc. Các công trình chống đỡ bao gồm: Tường chắn (tường kè) bê-tông xi-măng và bê-tông cốt thép, tường rọ đá Mac-ca-phe-ri.

Tạo sự thông thoáng cho nước mặt bằng cách xây dựng hệ thống các rãnh thoát nước ở các độ cao khác nhau. Ðối với một số điểm trượt lớn, phức tạp, việc xây dựng bao gồm rãnh đỉnh, rãnh dọc, bậc nước, máng dốc nước và cống thoát nước cần được kiên cố hóa.

Hạn chế quá trình phong hóa của đá gốc trên mái dốc bằng cách trồng cỏ Vertiver, phủ lưới Enkamat kết hợp phủ cỏ, làm các bờ mái dốc phủ bằng lớp bê-tông xi-măng hoặc xi-măng cốt thép.

Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở dựa trên cơ sở nghiên cứu về địa chất, địa hình và khí tượng (lượng mưa)...

Các biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thống thảm thực vật: Trồng rừng phòng hộ, trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi đàn gia súc, trồng cây theo đường đồng mức...

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Hoài Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hiếu
Xem chi tiết
Trang Nguyễn Huyền
Xem chi tiết
Dương Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Dương ChulKi
Xem chi tiết
Ngân Thanh
Xem chi tiết
Nhi Winnie
Xem chi tiết