Những câu hỏi liên quan
Di Thiên
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:33

(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

(3)

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.

(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

(1)

 

Bình luận (7)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 9 2023 lúc 23:16

- Hoàn cảnh: nhân vật “tôi” gặp sự cố máy bay trên sa mạc, trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện.

- Ý nghĩa: khắc sâu vào tâm trí nhân vật “tôi”, anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:19

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 16:55

Nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo” là: mách nước cho kẻ yếu cách ứng xử với kẻ mạnh; chuột khôn khéo, mềm mỏng đáp lại sự “ân cần hỏi han” của mèo để cầu sự bình an theo phương châm “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Phương Tử Yêu
Xem chi tiết
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:15

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Bình luận (0)
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:20

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
Bình luận (0)
ッSushii-Chan
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 9 2023 lúc 23:13

a.

- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.

- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.

b.

Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng

Hành động

- Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình.

- Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”.

Tâm trạng

Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó”

Nguyên nhân

Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

c.

- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.

- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.

Bình luận (0)
Yugi Muto
Xem chi tiết
Eren Jeager
10 tháng 8 2017 lúc 11:14

a)Đọc kỉ đoạn văn :

Bấy giờ có giặc Ân đến sâm phạm bờ cỏi nước ta ...... Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp nhửng vật chú bé dặn.

Trong câu đầu tiên,Gióng nói về điều gì? Câu nói ấy gợi cho em suy nghỉ gì về Thánh Gióng ? Nhứng hình ảnh roi sắt , ngựa sắt ,giáp sắt cho em biết gì về vủ khí lúc bấy giờ của nhân dân ta?

b)Đọc kỉ đoạn văn thứ ba trong truyện (từ "càng lạ hơn nửa " đến "cứu nước")

và nêu cảm nhận của em về chi tiết : bà con làng sóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

(gợi ý :Vì sao bà con làng sóm lại vui lòng góp gạo nuôi cậu bé? mong muốn khát vọng của bà con qua sự việc này là gì?)

c)Đọc kỉ:

-Gióng lớn nhanh như thổi , vươn vai thành tráng sỉ

-Gậy sắt gảy , Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

-Đánh giặc song ,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

(gợi ý ,với mổi chi tiết có thật không ? chi tiết đó cho em biết về điều gì về Thánh Gióng?)

Bài làm

a)Đọc kỉ đoạn văn :

Bấy giờ có giặc Ân đến sâm phạm bờ cỏi nước ta ...... Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp nhửng vật chú bé dặn.

Trong câu đầu tiên,Gióng nói về điều gì? Câu nói ấy gợi cho em suy nghỉ gì về Thánh Gióng ? Nhứng hình ảnh roi sắt , ngựa sắt ,giáp sắt cho em biết gì về vủ khí lúc bấy giờ của nhân dân ta?

- Gióng nói với sứ giả là về bảo vua rèn cho cậu ngựa sắt , áo giáp sắt và roi sắt

- Câu đó cho em thấy được Gióng rất dũng cảm, yêu nước

- Những hình ảnh đó cho em thấy là vũ khí lúc bấy giờ của nhân dân ta rất tho sơ

b)Đọc kỉ đoạn văn thứ ba trong truyện (từ "càng lạ hơn nửa " đến "cứu nước")

và nêu cảm nhận của em về chi tiết : bà con làng sóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

(gợi ý :Vì sao bà con làng sóm lại vui lòng góp gạo nuôi cậu bé? mong muốn khát vọng của bà con qua sự việc này là gì?)

- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cho thấy là bà con làng xóm rất tốt bụng và là những người rất yêu nước và muốn Gióng đánh giặc ngoại xâm

c)Đọc kỉ:

-Gióng lớn nhanh như thổi , vươn vai thành tráng sỉ

-Gậy sắt gảy , Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

-Đánh giặc song ,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

(gợi ý ,với mổi chi tiết có thật không ? chi tiết đó cho em biết về điều gì về Thánh Gióng?)

- Các chi tiết đều rát thật

- Điều đó cho thấy Gióng rất yêu nước và không ham công lợi khi đánh giặc xong Gióng bay thẳng về trời , đó chính là chi tiết chứng minh

Bình luận (0)