Vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí
Nêu vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí
Vai trò của hơi nước trong không khí: là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.
hơi nước tạo ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp...
hơi nước tạo ra các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp...
cấu tạo lớp vỏ khí ,vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên trái đất
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.
- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
- Ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại.
Vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic trong khí quyển?
Tham khảo
- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.
- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...
- Vai trò của khí cacbonic:
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.
+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.
+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.
Tham khảo
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 142 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
oxy giúp cho cây (và sinh vật) hít thở
carbonic giúp cây:
cho cây: thực hiện hít thở
Hơi nước guips cho đất ko bị khô
vai trò của các lớp vỏ khí
- Điều hòa khí hậu trên trái đất.
- Đốt cháy các thiên thạch trên không trung trước khi vào trái đất.
- Giúp sinh vật trên trái đất tồn tại
Vai trò của lớp vỏ khí là:
- Điều hòa khí hậu trên trái đất
- Đốt cháy các thiên thạch trước khi nó vào trái đất
- Giups sinh vật trên trái đất tồn tại
Vai trò của lớp vỏ khí:
-Điều hòa khí hậu trên thế giới
-Giúp sinh vật trên trái đất tồn tại
-Đốt cháy các thiên thạch trước khi chúng vào trái đất
Nêu vai trò của lớp vỏ khí đối với con người
Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp, sóng, gió, bão…ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có không khí sẽ không còn sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “Tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.
Đặc điểm:
Độ dày | Trạng thái | Nhiệt độ |
Từ 5 km đến 70 km | Rắn chắc | Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000°C |
-Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất . Lớp này rất mỏng , chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất , nhưng lại có vai trò rất quan trọng . Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như : không khí , sinh vật , ... và là nơi sinh sống , hoạt động xã hội loài người .
-Vỏ Trái Đất dc cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .
Vai trò :
Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Câu 14. Vai trò lớp vỏ đá vôi của thân mềm.
Câu 15. Lớp vỏ kitin của chân khớp có vai trò gì?
Tham khảo
Câu 14:
Lớp vỏ đá vôi của thân mềm có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể khỏi kẻ thù, tác động của ngoại lực,…
Câu 15:
Ý nghĩa của lớp vỏ kitin ở chân khớp: - Đặc trưng cấu tạo của chân khớp là có vỏ kitin phủ ngoài cơ thể để che chở. Đồng thời lớp vỏ cũng làm chỗ dựa cho các bó cơ bám vào để cùng với vỏ cơ thể tham gia các cử động. Vì thế vỏ chân khớp còn có ý nghĩa như một bộ xương ngoài.
14, Vỏ đá vôi có tác dụng bảo vệ và che chở cho Thân mềm
15, Có vai trò bảo vệ các cơ quan bên trong.
ai biết thì bày mình nha, mình cần gấp
kể tên 5 loại khoáng sản và công dụng của nó?
nêu nguyên nhân sinh ra gió ?
tại sao có khí áp ?
trình bày sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí?
các bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi mà các bạn biết nha, ko nhất thiết là phải trả lời hết, CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU NHA!!!
1. Kể tên 5 loại khoáng sản và công dụng của nó?
(TÌM HIỂU)
1. Các loại khoáng sản
a. Khoáng sản
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 49 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng trang 49, em hãy kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng.
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt…Sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng…
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt…Sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi…Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng…
? (trang 50 SGK Địa lý 6) Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi…
2. Nêu nguyên nhân sinh ra gió?
(TÌM HIỂU SÂU)
Khái niệm: Gió là sự dịch chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp hơn.
Sự chênh lệch càng lớn về khí áp thì sinh ra gió càng mạnh. (ví dụ trong một cơn bão khí áp tại tâm thường rất thấp trong khi khí áp xung quanh ở mức bình thường khoảng 1013 milibar nên tạo gió rất mạnh).
Gió tín phong thực chất là sự chuyển dịch của không khí từ vùng áp cao chí tuyến về vùng hạ áp xích đạo nên đáng lẽ phải có hướng bắc (ở bán cầu bắc) và hường nam (ở bán cầu nam) nhưng do chịu tác dụng của lực tự quay của trái đất Coriolis nên chuyển thành đông bắc (bán cầu bắc) và đông nam (ở bán cầu nam). Gió tây ôn đới cũng tương tự như gió tín phong chỉ khác là thổi từ vùng cao áp chí tuyến về vùng hạ áp tại vòng cực.
Khí áp thấp nếu dưới 1013,25 milibar (đây là quy ước trong ngành khí tượng khác với SGK là 1010 mb) khí áp cao thì ngược lại.
Còn các vành đai như thế nào nhìn vào sách có lẽ bạn có thể mô tả được.
Người ta phân gió thành 13 cấp từ cấp 0 đến 12. Nhưng hiện nay do sức mạnh của các cơn bão thường rất lớn nên người ta đã tính đến cấp 17 thậm chí cao hơn nữa.
Nếu một xoáy thuận nhiệt đới (hay các vùng áp thấp trên biển) xuất hiện gió cấp 6 - 7 người ta gọi là áp thấp nhiệt đới. Từ cấp 8 (tức v>=62 km/h) đến cấp 11 (tối đa cấp 11 là 117 km/h) người ta quy ước là bão nhiệt đới. còn Từ 118km/h trở nên gọi là cuồng phong hay "typhoon" trong tiếng Anh.
3. Tại sao có khí áp?
(TRẢ LỜI CHỐT)
- Khí áp có vì: Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp
4. Trình bày sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
(TRẢ LỜI CHỐT)
Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...).
Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).
5. Vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí?
(TÌM HIỂU)
1. Thành phần của không khí
– Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
– Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa…
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
Các tầng khí quyển:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
3. Các khối khí
Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)
– Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 52 SGK Địa lý 6) Dựa vào biểu đồ hình 45 (trang 52 SGK Địa lý 6), cho biết:
+ Các thành phần của không khí.
+ Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
? (trang 52 SGK Địa lý 6) Quan sát hình 46 (trang 53 SGK Địa lý 6), hãy cho biết:
+ Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
+ Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì?
– Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
– Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng Đối lưu.
? (trang 53 SGK Địa lý 6) Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng Bình lưu.
? (trang 53 SGK Địa lý 6) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
– Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
– Bảo về cho Trái Đất tránh các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra.
– Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại…
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng các khối khí, cho biết:
+ Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
+ Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
– Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.
– Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
– Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.
– Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
? (trang 54 SGK Địa lý 6) Khi nào khối khí bị biến tính?
– Các khối khí không đứng yên một chỗ, chúng luôn di chuyển và thay đổi thời tiết mà những nơi chúng đi qua.
– Đồng thời, chúng cũng chiu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất còn có thể gọi là biến tính.
XONG....
Nêu vai trò của hơi nước và độ ẩm của không khí?
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
- Bảo vệ cho Trái Đất tránh các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra.
- Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại …