Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Thanh Thảo
Xem chi tiết

Em tham khảo :

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

Trịnh Long
2 tháng 2 2021 lúc 9:55

MB: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

II/ TB:

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

Đây Tôi
Xem chi tiết
Dz Hạt Me
16 tháng 4 lúc 20:32


   Vấn đề ăn quà vặt hiện nay của học sinh 

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
25 tháng 5 2021 lúc 12:17

undefinedundefinedundefinedundefined

Phạm Vĩnh Linh
25 tháng 5 2021 lúc 12:32

        Môi trường rất quan trọng đối với con người chúng ta, nó giúp chúng ta sống, giúp chúng ta tồn tại một cách tuyệt vời nhất. Tuy nhiên ngày nay, môi trường, đang bị phá hủy, đang bị hủy diệt một cách kinh khủng bởi chính loài người, vì thế nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.

       Trước hết, ta phải hiểu, tầm quan trọng của môi trường đối với chúng ta. Môi trường là tất cả những gì hiện hữu xung quanh ta, từ những gì tự nhiên đến nhân tạo. Con người phải khai thác những nguồn tài nguyên từ môi trường để sống. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ bản thân mình và những người thân yêu của mình.

       Tuy nhiên, ngày nay, môi trường đang bị ô nhiễm bởi khí thải, nước thải từ các nhà máy. Hơn thế nữa, việc thiếu ý thức, vô văn hoá của chúng ta ở những nơi công cộng, xả rác bừa bãi, cũng đã góp phần làm ô nhiễm môi trường.

        Từ miền cao cho đến miền xuôi, ai cũng phải có ý thức để bảo vệ môi trường. Chúng ta phải nhặt rác, không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định. Ngoài ra, tiết kiệm điện, cũng là bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng có thể trồng cây, trồng rừng. Cây là lá phổi xanh của thế giới, trồng cây đã góp phần bảo vệ môi trường. Để giúp cho môi trường không bị ô nhiễm, thay vì sử dụng các nguồn năng lượng tốn kém và có hại như năng lượng hạt nhân, xăng dầu, hay khí ga, thì ta hãy dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, chúng có thể hơi đắt, nhưng chúng sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta. 

       Đã có rất nhiều tấm gương đã đứng lên để bảo vệ môi trường. Các nhóm tình nguyện viên, các tổ chức phi lợi nhuận, ngày càng nhiều, họ bảo vệ môi trường, họ giúp đỡ môi trường mà không cần lợi nhuận. Hành động đó thật đáng tuyên dương

       Thời nay, ngoài những con người dám đứng lên để bảo vệ môi trường, thì vẫn còn những con người vô tâm, họ không quan tâm đến môi trường, họ cứ vứt rác. Thậm chí, vẫn còn những kẻ đốt rừng vô hợp pháp. Tất nhiên, có thể họ đốt rừng để làm nhà, để làm nương rẫy, để sống nhưng thật sự, họ đã làm quá mức, đến nỗi không thể nào có thể chấp nhận được.

      Có rất nhiều hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể nhặt rác, sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo hay ta có thể trồng cây, trồng rừng.

        Môi trường rất quan trọng với chúng ta, chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, như là bảo vệ chính chúng ta. Bất cứ ai cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường thân yêu của chúng ta.

Pika Pika
26 tháng 5 2021 lúc 15:45

Bảo vệ môi trường là một trong những việc làm cho chính phủ đau đầu. Ở nước ta đã có một số biện pháp bvmt, nhưng theo em, nên có những điều sau:

Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về ô nhiễm môi trường. Có người vẫn chỉ hiểu đơn thuần nó như một hiện tượng xấu nào đó ma không biết những tác nhân, hậu quả hay cụ thể hơn là những biểu hiện của nó.

Nhưng thông thường về ô nhiễm môi trường, người ta chỉ chia ra thành ba loại chính đó là đất, nước và không khí. Ba thành phần này là những bộ phận cơ bản nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như các loài động thực vật khác.

Thật vậy, chẳng ai hay bất kì sinh vậ nào có thể sống thiếu những thành tố trên. Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là sự sống.

Con người có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Bạn cứ tưởng tượng một ngày bị “mất” nước cuộc sống của bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào?.

Hay không khí. Mất không khí bạn sẽ không thể thở. Chỉ cần ngừng thở hơn một phút, tim bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi đó. Khi ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn cũng có thể hiểu như chúng đang dần mất đi.

Sự tàn phá của ô nhiễm môi trường cũng không khác gì so với hậu quả của chiến tranh thế giới. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.

Thì trước hết là về vấn đề sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây ra hiện tượng thủng tầng ozon mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại như tia cực tím, tia uv, các xung cường độ sóng có hại. Lá chắn này bị hủy hoại đã gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường.

Tia cực tím, tia uv.. là các tác nhân chính gây ra các bệnh khó chữa ở người mà điển hình là ung thư. Mặc dù nhiều căn bệnh hiện nay đã có phương pháp chữa trị tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao.

Sức khỏe con người bị đe dọa là vậy, các loài động thực vật khác cũng không tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường với những đợt mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của biết bao loài động vật hoang dã.

Biến đổi khí hậu đột ngột dẫn đến sự tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm. Nước biển dâng còn mang nguy cơ nhấn chìm nhiều nên văn minh nhân loại.

Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
22 tháng 2 2019 lúc 16:00

Trường học là môi trường trong lành cung cấp cho chúng ta tri thức, rèn luyện đạo đức cho con người. Vậy mà môi trường ấy đang bị ô nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của chính học sinh, mà ăn quà vặt là một hiện tượng phổ biến. Dẫu biết rằng ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống nhưng ăn gì, ăn như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm. Các loại quà bánh chứa rất nhiều các chất hóa học, phẩm mầu độc hại,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, sâu răng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó, ăn quà vặt còn trở thành bệnh, thành thói quen xấu khi không có tiền để ăn có thể ăn cắp, ăn trộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Còn các loại giấy kẹo bánh, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa, … là nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường.

Thảo Phương
22 tháng 2 2019 lúc 16:44

Gợi ý

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Cuong Nguyen
Xem chi tiết
Nyn kid
Xem chi tiết
Minh Nhân
16 tháng 5 2021 lúc 18:21

Em tham khảo nhé !

Từng có câu: "Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời.

Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu…

 

Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình… Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lý: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Xã hội: cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lý học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ…

Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hòa hợp. Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém… Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lý học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp với học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình… Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao…

Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà 

Laville Venom
16 tháng 5 2021 lúc 19:32

tham khảo 

Một trong những hiện tượng nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận đó chính là việc học sinh ngày nay ngày càng lười học.

Thật không khó để nhận thấy các em học sinh hiện nay lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui tiêu khiển ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội. Hầu như bạn học sinh nào cũng có một mạng xã hội là Instagram, Facebook,… và thời gian sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Kèm theo đó là tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.

Nguyên nhân của thực trạng này không thể không nhắc đến đó là sự chủ quan; do bản tính hiếu thắng, tò mò của các em muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Ngoài ra nguyên nhân còn là do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm của gia đình khi bố mẹ bận rộn kiếm tiền; nhà trường tạo nhiều áp lực về học tập khiến các em chán nản…

 

Hậu quả của việc lười học của học sinh đó là chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em. Các em sẽ có những hiểu biết sai lầm, lệch lạc về các vấn đề trong cuộc sống từ đó dẫn đến hành động sai trái. Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể. Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí không quá ít cũng không quá nhiều để các em rèn luyện, ôn tập và tạo cảm hứng để các em yêu thích việc học.

Việc học không chỉ là việc của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai, sự phát triển của cả một quốc gia. Mỗi học sinh chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội.

TK#

 

Cha ông ta có câu “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” dùng để khuyên con cháu chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học điều này được thể hiện qua kho tàng cao dao dân ca tục ngữ với nhiều câu ca dao hay, ý nghĩa của việc học. Tuy nhiên, đáng buồn thay một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng lười học, mải mê vui chơi mà xao nhãng nhiệm vụ chính của mình.

Đứng trước đại công nghệ số tri thức là điều vô cùng cần thiết để các em bước vào đời. Vậy nguyên nhân do đâu mà một bộ phận học sinh lơ là lười học? Nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần nói đến chính là do lười nhác nhưng chưa thật sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, và tương lai của mình khiến cho các em bước tiếp lên con đường của mình trong tương lai. Chính nguyên nhân mông lung này khiến cho các em dễ bị sa ngã vào những trò vô bổ, không có ước mơ để phấn đấu.

Đừng trước guồng xoay của cuộc sống nhiều gia đình quá coi trọng đồng tiền mà lơ là con cái. Đề bù đắp con cái sự thiệt thòi các cha mẹ thường nuông chiều con quá mức. Hoặc có trường hợp ngược lại thì cha mẹ lại ép con học quá nhiều để theo đuổi kỳ vọng của riêng mình khiến cho các em trở nên mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống. Áp lực học tập từ khối kiến thức khổng lồ do chương trình học, cùng lối giảng dạy chưa có sức hấp dẫn với học sinh thế hệ mới khiến cho nhiều em chán nản và lơ là việc học.

 

Chúng ta đã và đang sống trong sự thay đổi của toàn cầu vì vậy tri thức là điều cực kỳ quan trọng. Các em lười học mải chơi ngày hôm nay tương lai các em sẽ mất đi rất nhiều thứ. Không còn hứng thú học các em dễ sa ngã vào trò chơi điện tử,nghiêm trọng hơn là hút cần ma túy đá, bóng cười… sẽ dễ dẫn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đây đạo đức của các em sẽ đi xuống, hạnh phúc gia đình có thể vì thế mà bị ảnh hưởng.

Ông bà cũng đã từng nói “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” có lẽ là câu nói tuy thô sơ nhưng thể hiện rằng bên cạnh sự thông minh, thì sự cần cù siêng năng vậy mà lớp học sinh hiện giờ đang rất thiếu. Vậy làm thế nào để học sinh xây dựng có ham mê học tập và định hướng được tương lai.

Việc đầu tiên chính là hãy tìm cho mình những ước mơ và dự định trong tương lai. Hãy nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Minh yêu thích nghề gì, học gì và làm gì trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy tập trung vào những môn học mình yêu thích trước để có được hứng thú học và từ đó sẽ tiếp tục chinh phục các môn khó hơn. Tiếp theo hãy xác định ước mơ, đam mê của mình để có thể học tập dần các kiến thức hữu ích cho mình trong tương lai.

Gia đình là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của các em. Vì vậy, thay vì nhồi nhét bắt các em học hãy cùng nhau các em học tập và định hướng ước mơ cho em. Các em cần hiểu vị trí của việc học và những ý nghĩa quan trọng của việc học đối với tương lai nếu chỉ gương em các em đi học sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi.

Các thầy cô cần thường xuyên thay đổi cách dạy học để khơi gợi sự hứng thú trong các em. Những giờ học đi đôi với “hành” sẽ giúp các em dễ tiếp thu và gợi sự hấp dẫn với các em tiếp học đọc chép. Bộ giáo dục cần xem xét giảm tải chương trình học để phù hợp với các em. Cần xây dựng những chương trình hướng nghiệp để các em có những dự định trong tương lai từ đó trau dồi những kiến thức hữu ích trong tương lai.

Nhà bác học Le –Nin từng nói “học học nữa học mãi” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học là học cả đời. Nó không chỉ là việc của mỗi người mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xã hội trong tương lai. Vì tuổi trẻ chẳng thắm lại hai lần hãy cố gắng chăm chỉ học tập để có nền móng vững chắc trong tương lai.

Ttrang
Xem chi tiết
Ttrang
16 tháng 10 2023 lúc 5:58

-Giúp tui với tui cảm ơn trước ạ:D

 

le thi thuy trang
Xem chi tiết
Cao Hoàng Minh Nguyệt
3 tháng 5 2016 lúc 15:24

Không sao đâu!!!! Sai lần này thì rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn, bạn nhé!!!!!!!!!! Thất bại là mẹ thành công!!!

phamna
7 tháng 5 2016 lúc 12:03

uk cau sui hay nhung lan sau rut kinh nghiem la dc ma ko sao dau 

Lưu Bảo Châu
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2019 lúc 19:52

Tham khảo nhé!!!

Câu 3:

Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường.

1. Giải thích.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

b. Chứng minh:

Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An… Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô… Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

3. Nguyên nhân

Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp... Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...). Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.). Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính. Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp.

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:

Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên và ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện. Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Mở rộng: (phản đề)

“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi).

-> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.

7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường

Bài văn:

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Câu 4:

Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.