Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 9 2017 lúc 7:49

- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.

- Bảo vệ cho Trái Đất tránh các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra.

- Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại …

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngọc Lan
1 tháng 6 2017 lúc 9:03

- Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng bình lưu.

- Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan tới lóp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chóp, gió, bão, sương mù,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất Không có không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho Trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt Trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.

Bình luận (0)
FAIRY TAIL
1 tháng 6 2017 lúc 9:09

* Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng bình lưu.

*Trả lời:

Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan tới lóp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chóp, gió, bão, sương mù,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Không có không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho Trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt Trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.

Bình luận (0)
Nguyễn Thúy
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 5 2021 lúc 10:10

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

            - Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.

            + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

            + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).

            + Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….

            - Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

            - Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. 

- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.

- Ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại.


 

Bình luận (0)
Trẻ Trâu
Xem chi tiết
Sáng
28 tháng 11 2016 lúc 20:05

Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1 % về thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Bởi đây là nơi tồn tại của không khí, nước, sinh vật và đất đai. Nếu thiếu những thành phần này, con người không thể sinh sống được.

Học tốt nhé.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
28 tháng 11 2016 lúc 20:06
Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất. Vai trò của lớp vỏ Trái Đất:Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.Chúc bn hok tốt !
Bình luận (2)
Trúc Quỳnh Trần Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
20 tháng 12 2021 lúc 13:42

tham khảo

 

- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic:

+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.

+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.


 

Bình luận (0)
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
20 tháng 12 2021 lúc 13:42

O2:giúp chúng ta hô hấp

Hơi nước:tạo ra các hiện tượng tự nhiên

CO2:giúp cây,lá quang hợp ra O2

Bình luận (0)
qlamm
20 tháng 12 2021 lúc 13:43

TK

Trả lời: Vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống:

– Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,…

– Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,…

– Khí carbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,…

Bình luận (0)
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Sarah Nguyễn
1 tháng 12 2016 lúc 18:44

- Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ 5km đến 7km. Trạng thái rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000*C.

- Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật,...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 12 2016 lúc 22:31

Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1 % về thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Bởi đây là nơi tồn tại của không khí, nước, sinh vật và đất đai. Nếu thiếu những thành phần này, con người không thể sinh sống được.
 

Bình luận (0)
_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 21:00
Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất. Vai trò của lớp vỏ Trái Đất:Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. 
Bình luận (0)
Quynh Anh
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 20:02

Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các mảng di chuyển rất chậm.

+ Hai mảng có thể tách xa nhau : ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

+ Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)

+ Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.

+ Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Bình luận (1)
Phap VU
25 tháng 12 2020 lúc 20:01

Lớp vỏ TĐ có độ dày từ 5km đến70km.Chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng trái đấT,rắn chắc.Càng đi xuống sâu thì nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ là 1000 độ C.Lớp vỏ Trái đất là nơi chứa không khí,nước và các sinh vật,... Đồng thời,còn là nưi sinh hoạt và diễn ra đời sống của xã hội loài người

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 5 2018 lúc 17:15

-Đặc điểm:

+ Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất.

+ Lớp này rất mỏng , chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.

+ Được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .

-Vai trò của lớp vỏ Trái Đất: là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Bình luận (0)
phuong ha nguyen minh
Xem chi tiết
Phương Dung
19 tháng 12 2020 lúc 18:41

- Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa) Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất. Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
20 tháng 12 2020 lúc 16:47

lớp vỏ rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất có độ dày khoảng từ 5 đến 70 km

lớp vỏ TĐ chiếm 1% thể tích và 15% khối lượng

lớp vỏ TĐ là nơi tồn tại của con ng và mọi sinh vật. Đó cũng là nơi xảy ra các hoạt động, hành động của mọi sự vật trên hành tinh

Bình luận (0)