Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
dang dinh han
Xem chi tiết

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

Bạn tham khảo nha

   Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

Học tốt!!!

minh phượng
15 tháng 11 2018 lúc 12:57

Sau bốn năm miệt mài học tập ở trường Đại học Bách khoa, tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà. Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào tôi là cậu học sinh lớp 6, thoắt cái mà đã mười năm. Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch, đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...

   Năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy. Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu.

 Hồi học lớp 6A do cô Nhân dạy toán làm chủ nhiệm, tôi được cử làm lớp trưởng. Các bạn trong lớp "tín nhiệm" phần vì tôi học khá, phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp.

   Trường tôi nằm trên một khu đất rộng, có tường xây bao quanh. Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét, hai bên trồng bạch đàn. Chiếc bảng đề tên trường màu xanh, nổi bật hàng chữ trắng: Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, từ xa đã nhìn thấy rất rõ. Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U, ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu. Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ. Về thăm trường lần này, tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời.

 Nhưng sao lạ thế này!? Vẫn tên trường cũ, vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút, thân tròn, thẳng tắp. Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu. Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp.

   Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tần cao sừng sững, mái ngói đỏ tươi. Tường quét vôi vàng, cửa lớn, cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa. Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu, hội trường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính và phòng truyền thống. Trước cửa các lớp học đều có bồn hoa. Hoa cúc, hoa hồng rung rinh trước gió. Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây. Ở mỗi cây đều có gắn bảng đề tên thường gọi là tên khoa học. Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu.

   Gặp lại các thầy cô cũ, lòng tôi trào lên một niềm xúc động lạ thường. Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi, trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt. Cô Nhân xiết tay tôi thật chặt, chúc mừng tôi đã trưởng thành. Tôi thầm nghĩ: Dù đi đâu, về đâu, mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này, về các thầy cô và bạn bè yêu quý.

bn này mik chế nha, mik mới lớp 5 à

Nhân Văn
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
26 tháng 12 2016 lúc 20:47

MB: (khi đó bạn làm phóng viên)
- Sau 10 năm tôi trở về trường cũ trong một lần đi lấy tài liệu viết báo.
- Trở lại ngôi trường cấp 2 sau bao năm xa cách nhìn ngôi trường thật khác nhìn khang trang đẹp hơn nhiều.
TB:
- Ngôi trường thay đổi quá nhiều (nêu một số thay đổi)
-Đưa ra tình huống gặp lại thầy co giáo cũ (+ Đi đến gần 1 cây bàng hoặc phượng già còn từ thời bạn còn đi học).
+Đang miên man trong dòng kí ức ùa về thì nghe được một giọng nói vừa lạ vừa quen).
-Cuộc hàn huyên tâm sự của thầy trò(có thể nói thầy hỏi bạn viec làm bây giờ của mình và một số bạn học cùng khoá).
-Kết thúc cuộc nói chuyện như thế nào?
-Lời hứa hẹn vào lần gặp tới.
KB:
Nêu cảm xúc cảm nghĩ của mình.

Vy Khanh Bui
26 tháng 12 2016 lúc 21:00

A. Mở bài:

- Mười năm sau là năm nào? Năm ấy e bn tuổi?

- Em vẫn đag đi hc hay đi lm?

- Em về thăm trườg vào dịp nào?

B. Thân bài:

- Tâm trạng trc khi về thăm trường?

- Cảnh trườg lp sau mười năm thay đổi?

- Gặp gỡ các thầy cô giáo cũ ra sao?

- Nhớ về kỉ niệm, gặp gỡ bạn bè.

C. Kết bài:

Cảm xúc của em khi về thăm mái trườg?

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 17:07

Tham khảo
loading...

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:13

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 19:34

Thầy bói xem voi là câu chuyện dân gian Việt Nam thuộc thể loại ngụ ngôn châm biếm ở Việt Nam và trở thành câu thành ngữ tương tự. Nguồn gốc của câu chuyện này từ những câu chuyện ngụ ngôn về Con voi và những kẻ mù (Blind men and an elephant) bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn Trung Hoa cổ đại, từ đó nó đã được truyền bá rộng rãi. Đó là câu chuyện về một nhóm người mù chưa từng gặp voi bao giờ và họ đã tìm hiểu và hình dung ra con voi bằng cách chạm vào nó. Mỗi người mù cảm nhận thấy một bộ phận khác nhau của cơ thể voi, nhưng chỉ một bộ phận riêng lẻ. Sau đó, họ mô tả con voi dựa trên kinh nghiệm hạn hẹp của họ và mô tả của họ về con voi khác nhau. Trong một số phiên bản, họ nghi ngờ rằng người kia không trung thực và họ ra tay đánh nhau.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:43

Tham khảo!

Em chưa từng chứng kiến hiện tượng sao băng. Tuy vậy, em đã từng được xem hiện tượng này rất nhiều trên các chương trình khoa học và trong các bộ phim. Theo em, hiện tượng này xuất hiện như một điều xảy ra trong tự nhiên, tuy nhiên nó cũng mang một ý nghĩa tâm linh nhằm lí giải cho những cầu nguyện, mong ước của con người trong cuộc sống.

Trang
Xem chi tiết
pu
7 tháng 11 2018 lúc 21:46

Cuộc sống đầy biến động . Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tái mái trường Thuận Thành yêu dấu này . Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường , thăm thầy , thăm cô.
Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn . Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở hà nội

Bánh xe lăn đều và nhan htreen con đường quen thuộc . Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường . Lòng tôi cứ bồn chộn rạo rực . Xe dừng lại ngay trước cổn gtruwonwfg. Cảnh trường khac sxuwa nhiều quá tôi gần như ko thể nhân jra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay , giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp . CỎng tường này là này là nơi lũ học trò chung tôi vẫn đợi nhau . Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó ...Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm...Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đua hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm ....cùng các bạn . Nước mắt tôi ứa ra , họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang . Tôi không thể kìm nổi xúc động này . Thầy cô ơi .. tiếng gọi sao mà thân thương quá . Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa , tôi bước vào , hàng vú sữa đã thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc, hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời . Ve kêu râm ran .ve ve ...Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấo thơ đẹp đẽ . Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này . Tôi lẩm bẩm " hàng gế đá , xanh hàng cây góc sân trường , bạn thân hỡi ..." tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi..Xúc động !

Tôi ghét lại chỗ hàng liễu xanh rì , đó là nơi tôi và các thầy cô cùn gcacs bạn chụp bức hình cuối cùng " bức ảnh " tôi nghĩ trong dầu và chạy lại về phía phi cơ Tôi bới tung va li tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi ! mắt tôi sáng lên vui vẻ Tay tôi lướt trên bướt ảnh , lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các b ạn . nƯớc mắt trao dâng , cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi

Tôi chạy vào văn phfong , chẳng có ai ngoài Bác hiền bác bảo v ệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng . Bác quý học sinh như con của mình . Bác dã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa . Hồi đó bố mẹ gởi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi . Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác . hai b ác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ . Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đún gđắn . Tôi tiến gần chỗ bác :

Bác...bác hiền ơi..>! tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi , chăm chú nhìn
Trang...hã ?

Giọng bác run run , mát bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ . Bác trách tôi:
Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiu chuyện mà chẳng biết kể với ai , bác cứ ngóng mày mãi \! THẾ Hôm nay có việc gì mà lại về đây

Cháu về thăm bác . Tôi đùa
Thăm bác ? lại xạo rồi Bác cười hiền hậu .

Sao bác biết ? tôi nũng nịu > Cháu đùa thôi . HÔm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường
à ! ra thế >Bác cười
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật vui vẻ . Một lúc bác hiền bảo
Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây
BỌn tôi ngồi đùa 1 cách vui vẻ . nhác thấy xa có bo ngs người quen quen tôi tìm lại kí ức " cô huyền ' tôi nghĩ . Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa . \ĐÚNG rồi tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm lấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi :
Cô không khỏe ạ \! tôi thắc mắt
à...ừ ...! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt

Tôi lúng túng hỏi

Thế cô uống thuố chưa à ? cô đừng quá sực cô à ! Cô nhfin tôi với con mắt trìu mến . 2 cô trò trò chuyện với nhau cả buổi sáng . CÔ hroi tôi nhìu về cuộc sống của tôi .CÁc thầ y cô khác trng trường cùng đến nhưng chảng còn ai , toàn giáo viên trẻ . Cô đứng lên nghiêm mặt
Trang!
Dạ! tôi bật dạy
Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ cô vẫn cưng tôi như ngày nào toi hôm đó , tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi ngủ với cô , 2 cô trò nsoi chiện thâu đêm suốt sáng.

Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường dầy xúc đọng cảu tôi . TÔI RA Về , tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác HIỀn và cô sẽ trở lại vào 1 ngày ko xa . chuyến đi nàu đã giúp tô đậm thêm những kỉ niêm về mọi người , về thầy cô và các bạn . Ngay ngày sau đó bài phòng sự về trường Thuận Thanh đã đc in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc

pu
7 tháng 11 2018 lúc 21:58
Thảo và tôi là đôi bạn than từ nhỏ và bây giờ cũng vậy. Nhà tôi ở gần nhà Thảo nhưng rất ít khi sang nhà nhau chơi vì bận công việc. Một hôn khi nấu nướng xong xuôi, đang ngồi thư giãn trên sofa thì tôi nghe thấy tiếng gọi cửa:

-Dương ơi! Mở cửa cho tớ.

Nghe vậy, tôi vội vã chạy ra mở cửa, thì ra là Thảo. Tôi nói với nó:

-Ô! Cả thế kỉ mới thấy mày sang nhà tao chơi.

Thảo nói:

-Ừ thì… tao bậ công việc mà. Đúng rồi! Mấy tháng nay mày cũng có sang nhà tao chơi đâu.

Tôi ngập ngừng:

-Thì …thì tao cũng bận công việc như mày mà. Thế hôm nay sang đây có chuyện gì không?

Thảo tiu nghỉu:

-Ơ! Thế mày không thích tao sang chơi à?

- Làm gì có chuyện đấy! Mày sang tao vui lắm! Đợi tý tao vào lấy ít đồ ăn rồi nói chuyện.

Thế rồi tôi và Thảo ngồi nói chuyện một lúc lâu. Gần về Thảo như sực nhớ ra chuyện gì đó. Nó nói:

-À! Thế chủ nhật tuần này có về họp lớp không? Địa điểm nghe bảo là tại lớp mình đấy.

Nghe vậy, tôi trả lời luôn:

-Có! Phải đi chứ! Họp lớp mà không có tao thì gọi gì là họp lớp chứ?

Thảo nghe xong liền cười lớn:

-Tao biết ngay mà! Thế hôm ý mày lái ô tô đưa tao đi nhá?

Tôi nói:

-Ừ! Thế đến hôm ý gặp lại nha. Tạm biệt!

Sau khi Thảo về tôi rất hồi hộp. Lúc đó trong đầu tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi: “ Không biết trường bây giờ như thế nào nhỉ ?; Các bạn xưa thì ra sao?; Các thầy cô giáo ngày xưa của mình còn dạy học ở đó nữa không?,…”Càng nghĩ tôi càng háo hức mong chờ đến ngày chủ nhật.

Cuối cùng ngày chủ nhật cũng đến, tôi lái ô tô đến nhà Thảo để đón nó. Gần đi đến trường, tôi cảm thấy nơi đây có một sự thay đổi rất lớn.Con đường bây giờ đã được mở rộng, khang trang hơn rất nhiều, cảnh vật cũng thay đổi không còn những ngôi nhà cổ kính, cây đa, lũy tre mà thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng san sát nhau. Không chỉ vậy, ở giữa đường đi còn có cả bồn hoa trải dài. Thật là lạ lẫm quá ! Gần đến trường, tôi và Thảo gửi xe ở một gara rồi tự đi bộ đến trường như hồi chúng tôi còn là những cô cậu học sinh. Hai đứa vừa đi vừa ngắm khung cảnh bên đường. Nơi đây có vẻ nhộn nhịp hơn ngày xưa. Mải ngắm nhìn , chẳng biết từ lúc nào chúng tôi cũng sắp tới trường. Từ xa, ngôi trường như một người khổng lồ với những dãy nhà ba, bốn tầng sơn màu vàng, mái lợp đỏ nổi bật trên nền trơg trong xanh. Lòng tôi lại rộn rã, hồi hộp; bước chân chậm lại rồi dừng hẳn khi đứng trước cổng trường. Từ hổi hộp tôi chuyển sang ngỡ ngàng, ngay trướng cổng là một tấm biển chữ vàng to nổi bật trên nền đỏ “ Trường THCS Phạm Hồng Thái”; cánh cửa màu xanh là tự động mở ra như chào đón hai đứa chúng tôi vậy. Tôi và Thảo bước vào trong, lần này tôi kinh ngạc tới tột cùng, ngôi trường thay đổi nhiều quá. Trường được xây dựng ba dãy nhà chính xếp thành hình chữ U: hai dãy nhà học sơn màu vàng, bốn tầng; một dãy nhà giáo viên sơn màu xanh lá trông to đẹp hơn cả. Trên nóc mỗi tòa nhà là cờ đỏ sao vàng đang bay phấp phời trong những cơn gió nhè nhẹ. Đang mải miên man ngắm nhìn thì có một tiếng gọi rất quen thuộc:

-Dương! Thảo! Bên này nè.

Tôi và Thảo quay lại thì ra là các bạn ở lớp học cũ. Thế rồi hai đứa đi thẳng lên trên lớp ngày xưa mà cả lũ từng học. Vào đến nơi tôi không thể nhận ra các bạn của mình nữa rồi. Sau hai mươi năm, chúng nó thay đổi nhiều quá! Đứa nào đứa nấy trông cũng trưởng thành hơn xưa, không còn là bọn trẻ trâu hay quậy phá nhất trường nữa. Hình như hôm nay cả lớp tôi đều đến hợp lớp đầy đủ.

Thấy chúng tôi, Hà chạy ra kéo hai đứa vào rồi cả lại trò chuyện ríu rít hết cả lên. Ai cũng tranh thủ hỏi thăm sức khỏe của nhau, công việc lẫn gia đình. Nghe chúng nó kể mới biết giờ Giang đã là một bác sĩ trưởng khoa ở biện viện Việt Đức còn Phương Anh đã thực hiện được ước mơ của mình làm một nhà thiết kế thời trang, Ánh cũng là giáo viên dạy toán ở trường cấp ba,... Và tôi còn được biết cả một tin nữa đó là thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi đã …qua đời trong một vụ tai nạn. Nghe xong tôi nghen ngào vô cùng. Ngày xưa chúng tôi đã bày bao trò nghịch ngơm khiến thầy phải đau đầu, thậm chí còn bị thầy hiểu trưởng khiển trách. Vậy mà giờ đây thầy đã đi xa thật rồi, tôi còn chưa kịp đến thăm thầy nữa. “Thầy ơi! Thầy hãy yên nghỉ. Chúng em sẽ mãi nhớ đến thầy.” Bỗng Ánh quay sang nói với tôi và Thảo:

-Này! Mày còn nhớ lần đầu tiên bọn mình viết bảng kiểm là khi nào không?

Thảo nhanh nhảu đáp:

-Nhớ! Cái hôm ấy con Dương trong lớp nằm ngủ có chịu làm văn đâu, thế là cô gọi nó lên bảng, nó mượn vở tao lên đọc. Xong, cô biết nó mượn vở tao nên lại gọi tao nên đọc, tao lại phải mượn vở của mày. Rồi cô lại gọi mày lên đọc thế là chuyện vỡ lẽ, ba đứa bị ghi vào sổ đầu bài...

Ánh nối tiếp lời Thảo:

-Đấy! Thế xong cả ba đứa về viết ba các bảng kiểm điểm. Nhục ơi là nhục! Tất là là tại cái Dương.

Chúng nó nói xong tôi ngượng ngùng:

-Ừ thì… lúc ấy là tại mắt tao nó nó cứ ngủ chứ…tao đâu có muốn. Mà chúng mày phải cảm ơn tao đấy, nếu không có cái vụ ấy thì bây giờ chúng mày làm gì có chuyện để kể.

Thế rồi cả lớp cười ồ lên. Giờ trong đầu tôi những kỉ niệm xưa cũ như dòng nước chảy xiết ùa về không cách nào ngăn cản được. Tôi nói:

-Vậy bọn mày còn nhớ những lần lớp quay bài lịch sử bị bắt phạt hay cái lần tao ngủ quên mà ra về hồi nào không hay, rồi những lần lén ăn quà trong lớp bị thầy cô phát hiện bắt mấy đứa phải đi nhặt rác cả buổi không?...Thật sự bây giờ tao đang cảm thấy nhứ lắm những giây phút ấy. Tao ước gì thời gian có thể quay trở lại để bọn mình còn được học chung với nhau và chúng ta sẽ không phải lo toan cho cuộc sống bộn bề này.

Tôi nói đến đây đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Giờ tôi mới hiểu rõ thế nào là trước những sự việc đã diễn ra ta mới hay những sự việc đó từng tồn tại. Thấy không khí lớp có vẻ trùng xuống, Thảo đứng lên nói với chúng tôi:

-Hay chúng ta đi tham quan xem trường có gì đổi mới không đi?

Cả lớp đứa nào cũng nén lại cảm xúc, đồng thanh:

-Ừ! Đi luôn.

Cả lớp chúng tôi vừa đi lại vừa nói cười rôm rả. Giờ tôi mới có cơ hội để ý kỹ hơn về trường. Trường đã xây dựng thêm khu bóng bàn, bong rổ cho học sinh và còn có tận những năm phòng máy tính rất hiện đại. Tôi thầm nghĩ: “ Học sinh bây giờ sướng thật chẳng như mình hồi xưa, cả trường có vỏn vẹn một cái phòng máy nên đứa nào cũng tranh nhau. Ghen tị thật!”. Sân trường giờ được trải nhựa, vẳng lặng chỉ thưa thớt vài bong học sinh vì đang là mùa hè mà. Tôi mỉm cười. Quay lại chẳng thấy lũ bạn đâu:“Bọn mày được đấy! Bỏ tao lại một mình”. Tôi đảo mắt nhìn quanh: “À! Thì ra bọn nó ở đằng kia” . Tôi chạy lại.

-Trời ơi! Cây phượng trồng từ hồi mới thành lập trường đấy á?! Sao bây giờ nó to vậy? Ngày xưa nó nhỏ có xíu, tao còn tưởng nó sẽ chết ấy chứ. – Ngọc kinh ngạc hét lên.

Đúng là thế thật. Cái cây bây giờ trông nó to lực lưỡng, thân cây ba bốn người ôm không xuể, tán lá che rập cả một góc sân trường rộng lớn. Và thật tình cờ khi dưới gốc cây lại là cái ghế đá mà cả lớp chúng tôi từng viết tên mình lên đó trước khi ra trường. Thật không ngờ là sau hai mươi năm thì nó vẫn còn. Thế là cả bọn lớp tôi lại kể lại những kỉ niệm ngày xưa với cái cây, với ghế đá. Tôi lại nghĩ : “Nhớ hồi chia tay lớp, cả lớp ai cũng nức nở, đến lúc ra đứng dưới cái cây phượng này chụp ảnh, đứa nào mắt cũng đỏ hoe thêm cả cái màu đỏ rực rỡ của lá phượng nữa. Trông thật buồn cười!”. Và chúng tôi đi tiếp. Dạo quanh các hành lang lớp học, giờ lớp nào, lớp nấy cũng khang trang hơn trước. Lớp được sơn màu trắng sáng, cánh cửa sổ sờn cũ ngày nào cũng đã được sơn màu xanh non, bàn ghế, bảng đen hầu như cũng được thay mới cả; lớp còn được lắp cả điều hòa, máy chiếu riêng.

-Này các cậu! Mọi thứ thay đổi hết rồi nhưng chắc chắn nó sẽ không thể xóa nhòa được những kỉ niệm của lớp mình phải không?- Liên nói

Cả lớp ai cũng cười gật đầu. Bỗng nhiên Mại ngồi sụp xuống phụng phịu:

-Bây giờ cơ sở vật chất tốt thật. Lớp còn được lắp điều hòa nữa. Nhớ lớp mình hồi xưa hơn 40 con người chỉ có 6 cái quạt trần. Nóng muốn chết. Không thể chấp nhận được.

Thấy Mai như vậy, Thảo mắng trêu:

-Bà không chấp nhận cái gì? Lớp đầu rồi mà vẫn như trẻ con. Giờ thời đại nó phát triển rồi. Cơ sở vật chất cũng phải phát triển theo chứ.

-Chẳng biết các cậu còn nhớ không?.Ngày xưa lớp mình bị hỏng cửa sổ mãi vẫn không được sửa thế là cái hôm bão về không đóng được cửa sổ, hôm sau lớp mình ướt nhẹp chẳng học được. Thế là thầy giáo phải đợi bật quạt hết một tiết cho lớp ráo rồi mới học. Nhớ lại mà vui thật. Cả tiết lớp mình được xả strees.- Hà cười tươi nhớ lại.

Và rồi thời gian trôi qua thật là nhanh, đã đến giờ cả bọn chúng tôi phải trở về với gia đình riêng của mình. Lúc chào tạm biệt cả bọn lại như những đứa trẻ hai mươi năm trước khóc thút thít không muốn rời.

Tôi và Thảo ngồi trên xe trở về với tâm trạng bồi hồi xao xuyến. Tuy đã lên xe trở về nhưng tôi vẫn không thể nào nguôi được hình ảnh của ngôi trường. Tôi cảm thấy giận mình quá, bao năm nay cuộc sống xô bồ đã khiến tôi quên đi ngôi trường thân thương này với thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm sâu sắc trong đời học sinh. Tạm biệt mái trường cũ. Trong lúc này tôi lại nhớ đến một cuốn sách của bác Nguyến Nhật Ánh “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nhưng rồi lại bỗng nhận ra:

Ngày đi, tháng chạy, năm bay

Thời gian nước chảy, chẳng quay được về
pu
7 tháng 11 2018 lúc 21:45

Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này.Dạo này bạn khỏe chứ?Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau.Cuộc sống ở Anh thế nào?Có gì khác so với ở Việt nam không?Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy,người bạn thân yêu à.Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu.Đó là mấy tuần trước,mình về quê thăm họ hàng,tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biế bao kỉ niệm êm đềm,ngôi trường THCS Tân Dân thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang,bầu trời trong xanh cao vời vợi,mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs Tân Dân ấy để bước vào khuôn viên trường.Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều,có ba dãy nhà,hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ.Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già,cổ thụ,tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường.Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi.Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới máii truòng thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đa xgawpj lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà.Mình đã cạy đén ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy.Cô đã béo hơn trước rất nhiều suywts chút nữa thì mình không nhận ra đấy.Mái tóc cô đã điểm bạc,cũng ngàoi 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên.Cô đã đưa mình đi thăm trường vàddax biết trường mình đã đạt chuẩn quốc giddayssa và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh,huyện, và quốc gia.Bọn trẻ bây giờ sướng thật,có trường học tiện nghi thế này,lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình,ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá.Cô Hà đưua mình vào văn phòng Đoàn trường,nơi chứa những thành tích,bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua.Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng,đó là bức ảnh mình,bạn,Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giởi tỉnh hồi đó.Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô dã nghỉ hưu,các thấy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền.CÁc thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đưng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
Người bạn thân yêu
Hoàng thị Ngọc Lan
Viết thư kể về buổi thăm trường sau 20 năm xa cách

Bùi Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trần Thị Ngát
15 tháng 1 2018 lúc 20:18

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử.

Thanks for reading!banhqua

Vũ Ngọc Lan
17 tháng 3 2017 lúc 18:07

Lên mạng là có hết

Vũ Ngọc Lan
17 tháng 3 2017 lúc 18:09

Mik cũng giống cậu thôi