Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức
Xem chi tiết

Đối với phát triển kinh tế – xã hội:
*Thuận lợi:
-Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện.
+Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
-Đối với nông, lâm nghiệp:
+Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
*Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) 

Bình luận (0)
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 3 2022 lúc 20:18

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
Bình luận (0)
Heo Cute
Xem chi tiết
Nguyễn
14 tháng 12 2021 lúc 11:43

Tham khảo

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%25E1%25BA%25BF_Trung_Qu%25E1%25BB%2591c&ved=2ahUKEwjirqmXveL0AhXJyIsBHSnODAQQFnoECAYQAQ&usg=AOvVaw3mp8KdahiSZKsgPAHN2sKt

Bình luận (1)
anhduy1312
Xem chi tiết
Thùy Trang
26 tháng 2 2020 lúc 21:03

1. Đặc điểm dân cư Đông Nam Á :

Đông Nam Á có nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống. Dân cư đông đúc, dân số trẻ chiếm số đông nên Đông Nam Á vừa là nơi có nguồn lao động dồi dào vừa là một thị trường tiêu thụ lớn. Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

2. Những thuận lợi và khó khăn của các đặc điểm dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á :

- Thuận lợi :

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

+ Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
11 tháng 12 2016 lúc 23:11

bạn tham khảo ở đây nhé :

Câu hỏi của Hà Hương Linh - Địa lý lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Vy Quỳnh Yến Nhi
19 tháng 11 2016 lúc 8:22

trong sách có mà bạn. Thân

Bình luận (0)
Phương_52_7-23 Uyên
Xem chi tiết
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Huệ Lộc
Xem chi tiết
Trịnh Long
23 tháng 5 2020 lúc 11:00

Câu 2:

* Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Câu 3:

a. Diện tích, giới hạn.

- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió:

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa:

+ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o


Bình luận (0)