hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp A gồm Al và Mg cần dùng vừa đủ 200g dung dịch H2SO4 19,6%thu được dung dịch X và "V" lít khí H2
a,tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A
b,Tính "V"
c,tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch X
Hòa tan hoàn toàn 11,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe cần vừa đủ 146 gam dung dịch HCl 14% thu được dung dịch Y và thoát ra V lít khí H2 (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính V c. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch Y
a) Gọi số mol Mg, Fe là a, b (mol)
=> 24a + 56b = 11,84
\(n_{HCl}=\dfrac{146.14\%}{36,5}=0,56\left(mol\right)\)
PTHH: Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
a--->2a--------->a----->a
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
b-->2b-------->b------>b
=> 2a + 2b = 0,56
=> a = 0,12; b = 0,16
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%Mg=\dfrac{0,12.24}{11,84}.100\%=24,324\%\\\%Fe=\dfrac{0,16.56}{11,84}.100\%=75,676\%\end{matrix}\right.\)
b) \(n_{H_2}=a+b=0,28\left(mol\right)\)
=> \(V_{H_2}=0,28.22,4=6,272\left(l\right)\)
c) mdd sau pư = 11,84 + 146 - 0,28.2 = 157,28 (g)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}C\%_{MgCl_2}=\dfrac{0,12.95}{157,28}.100\%=7,25\%\\C\%_{FeCl_2}=\dfrac{0,16.127}{157,28}.100\%=12,92\%\end{matrix}\right.\)
hoà tan hoàn toàn 6,3g hỗn hợp gồm Al và Mg vào V ml dung dịch h2so4 0,5M sau phản ứng thu được 6,72 lít khí h2 a) tính phần trăm khối lượng kim loại có trong hỗn hợp đầu b) tính V c) dẫn toàn bộ lượng h2 thu được qua a gam fe203 nung nóng sau phản ứng thu được 27,68g chất rắn A gồm Fe và Fe203. Biết hiêu suất phản ứng là 90%
a, Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=a\left(mol\right)\\n_{Mg}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH:
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
a---->1,5a--------------------------->1,5a
Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2
b------>b----------------------->b
Hệ pt \(\left\{{}\begin{matrix}27a+24b=6,3\\1,5a+b=0,3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\left(mol\right)\\b=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Al}=0,1.27=2,7\left(g\right)\\m_{Mg}=0,15.24=3,6\left(g\right)\end{matrix}\right.\\ \rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{2,7}{6,3}=42,86\%\\\%m_{Mg}=100\%-42,86\%=57,14\%\end{matrix}\right.\)
b, \(n_{H_2SO_4}=0,1.1,5+0,15=0,3\left(mol\right)\)
\(\rightarrow V_{ddH_2SO_4}=\dfrac{0,3}{0,5}=0,6\left(l\right)=600\left(ml\right)\)
c, đề yêu cầu jv?
hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al, Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 4,48 lít khí hidro dkc
a . tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đồng
b. tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng nếu cứ 100 gam dung dịch HCl có chứa 14,6 gam HCl nguyên chất
Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=x\left(mol\right)\\n_{Fe}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(n_{H_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2mol\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
Theo pt: \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3x+y=0,2\\27x+56y=5,5\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{19}{470}\\y=\dfrac{37}{470}\end{matrix}\right.\)
\(\%m_{Al}=\dfrac{\dfrac{19}{470}\cdot27}{5,5}\cdot100\%=19,84\%\)
\(\%m_{Fe}=100\%-19,84\%=80,16\%\)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al cần vừa đủ 100 gam dung dịch HCl x% thu được dung dịch Y và thoát ra 2,576 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 10,475 gam muối.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính x
\(a,n_{H_2}=\dfrac{2,576}{22,4}=0,115\left(mol\right)\\ Đặt:n_{Mg}=a\left(mol\right);n_{Al}=b\left(mol\right)\left(a,b>0\right)\\ Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\\ 2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}95a+133,5b=10,475\\a+1,5b=0,115\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,04\\b=0,05\end{matrix}\right.\\ \%m_{Mg}=\dfrac{0,04.24}{0,04.24+0,05.27}.100\approx41,558\%\Rightarrow\%m_{Al}\approx58,442\%\\ b,n_{HCl}=2.n_{H_2}=2.0,115=0,23\left(mol\right)\\ \Rightarrow x=C\%_{ddHCl}=\dfrac{0,23.36,5}{100}.100=8,395\%\)
Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe bằng một lượng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 xM (loãng) thì thu được dung dịch (A) và 5,6 lít khí (đktc).
a) Tính giá trị của x.
b) Tính thành phần % về khối lượng các chất có trong (A)
c) Tính nồng độ mol các chất có trong (A)
d) Tính khối lượng dung dịch KOH 15% khi cho vào dung dịch (A) để
d.1. Lượng kết tủa bé nhất d.2. Lượng kết tủa lớn nhất
\(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)
\(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
Gọi x, y lần lượt là số mol Al, Fe
Theo đề bài ta có hệ pt
\(\left\{{}\begin{matrix}27x+56y=8,3\\\dfrac{3}{2}x+y=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,1\\y=0,1\end{matrix}\right.\)
a)\(x=\dfrac{\dfrac{0,1.3}{2}+0,1}{0,2}=0,25M\)
b)\(\%m_{Al_2(SO_4)_3}=\dfrac{\dfrac{0,1}{2}.342}{\dfrac{0,1}{2}.342+0,1.152}.100=52,94\%\)
=> %mFeSO4=100-52,94=47,06%
c)\(CM_{Al_2(SO_4)_3}=\dfrac{0,05}{0,2}=0,25M\)
\(CM_{FeSO_4}=\dfrac{0,1}{0,2}=0,5M\)
d) 1> Thu được kết tủa bé nhất
-TH1 : Lượng KOH chỉ phản ứng với FeSO4 tạo kết tủa, không đủ để tạo kết tủa với Al2(SO4)3
\(2KOH+FeSO_4\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+K_2SO_4\)
=> \(m_{ddKOH}=\dfrac{0,1.2.56}{15\%}=74,67\left(g\right)\)
TH2: Lượng KOH phản ứng với FeSO4 tạo kết tủa và tạo kết tủa với Al2(SO4)3 sau đó tan kết tủa của Al2(SO4)3
\(2KOH+FeSO_4\rightarrow K_2SO_4+Fe\left(OH\right)_2\)
\(6KOH+Al_2(SO_4)_3\rightarrow2Al\left(OH\right)_3+3K_2SO_4\)
\(Al\left(OH\right)_3+KOH\rightarrow KAlO_2+2H_2O\)
=>\(m_{ddKOH}=\dfrac{\left(0.1.2+0,05.6+0,1\right).56}{15\%}=224\left(g\right)\)
2> Thu được kết tủa lớn nhất :
Lượng KOH phản ứng với FeSO4 tạo kết tủa và tạo kết tủa với Al2(SO4)3 và không tan kết tủa của Al2(SO4)3
\(2KOH+FeSO_4\rightarrow K_2SO_4+Fe\left(OH\right)_2\)
\(6KOH+Al_2(SO_4)_3\rightarrow2Al\left(OH\right)_3+3K_2SO_4\)
=>\(m_{ddKOH}=\dfrac{\left(0.1.2+0,05.6\right).56}{15\%}=186,67\left(g\right)\)
Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(PTHH:2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)
\(\left(mol\right)\) \(a\) \(1,5a\) \(0,5a\) \(1,5a\)
\(PTHH:Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
\(\left(mol\right)\) \(b\) \(b\) \(b\) \(b\)
Ta có hpt: \(\left\{{}\begin{matrix}27a+56b=8,3\\1,5a+b=\dfrac{5,6}{22,4}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow a=b=0,1\left(mol\right)\)
\(a.x=\dfrac{1,5a+b}{0,2}=\dfrac{0,15+0,1}{0,2}=1,25\left(M\right)\\ b.\%m_{Al}=\dfrac{27.0,1}{8,3}.100=32,53\left(\%\right)\\ \%m_{Fe}=100-32,53=67,47\left(\%\right)\\ c.C_{M_{Al_2\left(SO_4\right)_3}}=\dfrac{0,5a}{0,2}=0,25\left(M\right)\\ C_{M_{FeSO_4}}=\dfrac{b}{0,2}=0,5\left(M\right)\\ d.\)
\(PTHH:Al_2\left(SO_4\right)_3+6KOH\rightarrow3K_2SO_4+2Al\left(OH\right)_3\)
\(\left(mol\right)\) \(0,05\) \(0,3\) \(0,1\)
\(PTHH:FeSO_4+2KOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+K_2SO_4\)
\(\left(mol\right)\) \(0,1\) \(0,2\)
\(PTHH:Al\left(OH\right)_3+KOH\rightarrow KAlO_2+2H_2O\)
\(\left(mol\right)\) \(0,1\) \(0,1\)
\(d.1.\) Lượng kết tủa bé nhất khi kết tủa \(Al\left(OH\right)_3\) sinh ra tan hết trong dd KOH
Khi đó: \(n_{KOH}=0,6\left(mol\right)\rightarrow m_{ddKOH}=\dfrac{0,6.100.56}{15}=224\left(g\right)\)
\(d.2.\) Lượng kết tủa lớn nhất khi KOH tác dụng vừa đủ với dd A
Khi đó: \(n_{KOH}=0,5\left(mol\right)\rightarrow m_{ddKOH}=\dfrac{0,5.56.100}{15}=186,67\left(g\right)\)
Cho 27 gam hỗn hợp A gồm Al và ZnO vào dung dịch HCl 29,2%(vừa đủ) thì thu được 13,44 lít khí H2(đktc)
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?
c) Tính nồn độ phần trăm các muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng?
Cho 27 gam hỗn hợp A gồm Al và ZnO vào dung dịch HCl 29,2%(vừa đủ) thì thu được 13,44 lít khí H2(đktc)
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?
c) Tính nồn độ phần trăm các muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng?
2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (1)
ZnO + 2HCl -> ZnCl2 + H2O (2)
a) nH2= 13,44/22.4=0.6(mol) -> mH2=0,6.2=1,2(g)
Theo PTHH: nAl = 2/3 nH2 = 2/3 . 0,6= 0,4(mol) -> mAl = 0,4 . 27=10,8(g)
-> mZnO = 27-10,8= 16,2(g)
b) nZnO = 16,2/81=0,2(mol)
Theo PTHH (2): nHCl = 2nZnO=2.0,2=0,4(mol)
Theo PTHH (1) : nHCl=2nH2=2.0,6=1,2(mol)
-> \(\Sigma\)nHCl = 0,4+1,2=1,6(mol)
-> mHCl = 1,6.36,5= 58,4(g)
-> mddHCl = 58,4.100/29,2= 200(g)
c) Theo PTHH (1): nAlCl3 = 2/3 nH2 = 2/3 . 0,6=0,4(mol) -> mAlCl3=0,4.133,5=53,4(g)
mdd sau phản ứng= mA + mddHCl - mH2 =27+200-1,2 =225,8(g)
-> C% AlCl3 = 53,4.100%/225,8 = 20,88%
Theo PTHH (2) nZnCl2 =nZnO= 0,2(mol)-> mZnCl2=0,2.136=27,2(g)
-> C% ZnCl2= 27,2.100%/255,8=10,63%
Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HCl 7,3% (D=1,2g/ml) thì thu được 5,6l lít khí B (điều kiện tiêu chuẩn)
a) tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) tính thể tích dung dịch HCl cần dùng
a) Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Mg}=a\left(mol\right)\\n_{Al}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow24a+27b=5,1\) (1)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25\left(mol\right)\)
Bảo toàn electron: \(2a+3b=0,5\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,1\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Mg}=\dfrac{0,1\cdot24}{5,1}\cdot100\%\approx47,06\%\\\%m_{Al}=52,94\%\end{matrix}\right.\)
b) Bảo toàn nguyên tố: \(n_{HCl}=2n_{H_2}=0,5\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddHCl}=\dfrac{0,5\cdot36,5}{7,3\%}=250\left(g\right)\)
\(\Rightarrow V_{HCl}=\dfrac{250}{1,2}\approx208,33\left(ml\right)\)
Bài 20. Hòa tan hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 500 ml dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thì thu được 17,353 lít khí thoát ra (ở đkc)
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H,SO, đã sử dụng.
a, Ta có: 27nAl + 56nFe = 27,8 (1)
PT: \(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\)
\(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
Theo PT: \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}+n_{Fe}=\dfrac{17,353}{24,79}=0,7\left(mol\right)\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Al}=0,2\left(mol\right)\\n_{Fe}=0,4\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,2.27}{27,8}.100\%\approx19,42\%\\\%m_{Fe}\approx80,58\%\end{matrix}\right.\)
b, \(n_{H_2SO_4}=n_{H_2}=0,7\left(mol\right)\Rightarrow C_{M_{H_2SO_4}}=\dfrac{0,7}{0,5}=1,4\left(M\right)\)
Hòa tan 9,1 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Cu vài 300 ml dung dịch HCl 1M vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí H2 do ở đktc. a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu b. Tính V
\(n_{HCl}=0,3.1=0,3mol\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
0,1 0,3 0,15 ( mol )
\(m_{Al}=0,1.27=2,7g\)
\(\Rightarrow m_{Al}=9,1.2,7=6,4g\)
\(V_{H_2}=0,15.22,4=3,36l\)
nHCl = 0,3 . 1 = 0,3 (mol)
PTHH: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
Mol: 0,1 <--- 0,3 ---> 0,1 ---> 0,15
mAl = 0,1 . 27 = 2,7 (g(
mCu = 9,1 - 2,7 = 6,4 (g)
VH2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 (l)