Thành phần của 3 lớp cấu tạo nên da. Phân biệt 3 lớp của da
Quan sát hình 41, dùng mũi tên để chỉ thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da trong sơ đồ.
Cấu tạo của da:
- Lớp biểu bì:
+ Tầng sừng
+ Tầng tế bào sống
- Lớp bì:
+ Thụ quan
+ Tuyến nhờn
+ Cơ co chân lông
+ Lông và bao lông
+ Tuyến mồ hôi
+ Dây thần kinh
+ Mạch máu
- Lớp mỡ dưới da
+ Lớp mỡ
Loại prôtêin nào dưới đây là thành phần chủ yếu trong cấu tạo lớp bì của da ?
A. Collagen
B. Keratin
C. Cazein
D. Fibrinôgen
Da có cấu tạo gồm mấy lớp? Đặc điểm mỗi lớp? Chức năng của da?
- Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
a. Lớp biểu bì
Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
Tầng sừng.
- Đặc điểm:
+ Nằm ở ngoài cùng của da.
+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.
Vì vậy, vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.
Lớp tế bào sống.
- Đặc điểm:
+ Nằm dưới lớp sừng.
+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.
+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau.
b. Lớp bì
- Đặc điểm:
+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.
+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.
+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da.
c. Lớp mỡ dưới da
- Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
Chức năng của da
Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau như:
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC
- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)
- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.
- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.
- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…
Da có cấu tạo gồm mấy lớp?
- Da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da
Đặc điểm mỗi lớp?
Lớp biểu bì:
- Tầng sừng: Ở ngoài cùng, gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra
- Tầng tế bào sống: gồm các tế bào sống. Có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da
Lớp bì:
- Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt
- Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu
- Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác
Lớp mỡ dưới da:
- Chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt
Chức năng của da?
- Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường
- Nhận biết các kích thích của môi trường
- Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt
30. cấu tạo của da người
a. lớp bì , lớp biểu bì , tầng sừng
b. các sợi mô liên kết và lớp mỡ dưới ra
c. lớp biểu bì , lớp mỡ dưới da
d. lớp biểu bì , lớp bì, lớp mỡ dưới da
- Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì)
Quan sát hình 36.1:
a) Nêu tên các lớp cấu tạo của da và chức năng của mỗi lớp cấu tạo theo gợi ý sau.
b) Nêu tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của da. Từ đó, nắm được chức năng của mỗi lớp cấu tạo đó.
Lời giải chi tiết
a) Các lớp cấu tạo của da và chức năng:
Các lớp cấu tạo của da | Chức năng |
Lớp biểu bì | Chức năng bảo vệ |
Lớp bì | Chức năng xúc giác, bài tiết |
Lớp mỡ dưới da | Chức năng cách nhiệt, bảo vệ |
b) Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da
Lớp cấu tạo | Một số bộ phận |
Lớp biểu bì | Thân lông, tế bào chết, tế bào sống phận chia liên tục |
Lớp bì | Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi |
Lớp mỡ dưới da | Tế bào mỡ |
Tham khảo!
Các lớp cấu tạo của da | Chức năng |
Lớp biểu bì | Có chức năng bảo vệ. |
Lớp bì | Có chức năng xúc giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt. |
Lớp mỡ dưới da | Có chức năng cách nhiệt và bảo vệ. |
Cấu tạo của da người không có lớp nào sau đây?
A. Lớp biểu bì
B. Lớp vảy sừng
C. Lớp mỡ dưới da
D. Lớp bì
Chọn đáp án: B
Giải thích: Da người có 3 lớp: biểu bì, bì và mỡ dưới da.
lớp màng lọc của thận nhân tạo được chế tạo mô phỏng cấu trúc bộ phận nào của hệ bài tiết nước tiểu ? thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ? phân biệt thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ?
em tk:
Lớp màng lọc của thận nhân tạo đc chế tạo mô phỏng cấu trúc bộ phận nào của hệ bài tiết nước tiểu?
⇒ Vách mao mạch cầu thận
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
⇒ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi).
Nước tiểu đầu:
+Nồng độ các chất hòa tan: loãng
+Chất cặn bã: ít
+Các chất dinh dưỡng: nhiều
Nước tiểu chính thức:
+Nồng độ các chất hòa tan: đặc
+Chất cặn bã: nhiều
+Các chất dinh dưỡng: ít
- Vách mao mạch cầu thận
- Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu lak sự lọc máu và thải bỏ chất dư thừa cặn bã
- Nước tiểu đầu loãng, ít cặn bã và còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nước tiểu chính thức (nước tiểu chính thức đặc, nhiều cặn bã, ít chất dd dư thừa)
lớp mỡ dưới da có vai trò gì ?chức năng ?những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiên chức năng đó?
_Lớp mỡ dưới da có vai trò là: chống mất nhiệt, có tác dụng như là lớp đệm cho da
Những đặc điểm cấu tạo của da thực hiện chức năng đó là:
+ Bài tiết: tuyến mồ hôi
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể: mạch máu, lớp mỡ
+ Cảm xúc/ cảm giác: tiếp nhận kích thích từ môi trường nhờ cơ quan thụ cảm
– Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
Câu 12: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.
A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt
C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ.
Câu 13: Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách ngăn hụt là:
A. Cá B. Lưỡng cư C. Chim D. Bò sát
Câu 14: Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học không và do nguyên nhân nào ?
A. Do thiếu thuốc chuột B. Do mèo bị bắt làm thực phẩm
C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắn D. Do rắn bị bắt làm đặc sản
Câu 15: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao ?
A. Thân nhiệt ổn định. B. Thân nhiệt không ổn định.
C. Thân nhiệt cao D. Thân nhiệt thấp
Câu 16: Bộ phận diều của chim bồ câu có tác dụng:
A. Tiết ra dịch vị. B. Tiết ra dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
C. Tiết ra dịch tụy D. Chứa và làm mền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày..
Giúp mình với ạ
Câu 12: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.
A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt
C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ.
Câu 13: Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách ngăn hụt là:
A. Cá B. Lưỡng cư C. Chim D. Bò sát
Câu 14: Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học không và do nguyên nhân nào ?
A. Do thiếu thuốc chuột B. Do mèo bị bắt làm thực phẩm
C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắn D. Do rắn bị bắt làm đặc sản
Câu 15: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao ?
A. Thân nhiệt ổn định. B. Thân nhiệt không ổn định.
C. Thân nhiệt cao D. Thân nhiệt thấp
Câu 16: Bộ phận diều của chim bồ câu có tác dụng:
A. Tiết ra dịch vị. B. Tiết ra dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
C. Tiết ra dịch tụy D. Chứa và làm mềm thức ăn trước khi đưa vào dạ dày..
câu 12: A
câu 13: D
câu 14: B
câu 15: A
câu 16: B và D