Những câu hỏi liên quan
ŃĞŶễŃ ŤĤị ßảŐ ŤŔâM
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
14 tháng 2 2022 lúc 19:57

TK
Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán có đáp án năm 2022 - Đề thi giữa kì 2 lớp 5 - VnDoc.com

Knight™
14 tháng 2 2022 lúc 19:57

lên gg á pạn

nguyễn thư
Xem chi tiết
Hoàng Thị Hoài
Xem chi tiết
NắngNứng 範城
25 tháng 12 2018 lúc 9:11

ban co face ko

mk gui cho

Sakura2k6
25 tháng 12 2018 lúc 9:37

Ngữ văn bài QUA ĐÈO NGANG, TLV bài biểu cảm về món quà mà em yêu thích.

Dương Vũ Nam Khánh
Xem chi tiết
Phước Lộc
Xem chi tiết
luu cong hoang long
23 tháng 12 2018 lúc 9:25

Bn có thể lên mạng tìm.

VD: Ở trên web h7.com

Phòng chống Corona
23 tháng 12 2018 lúc 9:25

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Hn . never die !
23 tháng 12 2018 lúc 9:26
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 - 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em

(Đề này vừa sưu tập xong)

______________________________o0o________________________________

nguyen viet minh
Xem chi tiết
Ka Su
Xem chi tiết

kì 1 hay kì 2 vậy bạn :<

ĐINH THỊ HOÀNG ANH
4 tháng 1 2022 lúc 18:57

ko bt đề cương giống trường bạn ko nữa .-.

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I

NĂM HỌC:2021-2022

 

I. PHẦN VĂN:

* Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Tiếng gà trưa:(Học thuộc lòng một khổ thơ)

a/ Tác giả:

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh

- Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về

- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

2/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:(Học thuộc lòng hai bài thơ)

a/ Tác giả:

- Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

b/ Tác phẩm:

- Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

c/ Ý nghĩa:

- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

- Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

3/Một thứ quà của lúa non:Cốm

a/Tác giả:

- Thạch Lam: 1910 – 1942 sinh tại Hà Nội

- Là nhà văn nổi tiếng và là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn.

- Có sở trường viết truyện ngắn và tuỳ bút.

b/Tác phẩm: Bài “ Một thứ quà của lúa non:Cốm” rút từ tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về cảnh và phong vị của Hà Nội. Đặc biệt là những món ăn thường ngày khá bình dị.

c/Đặc sắc nghệ thuật:

-Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.

d/Ý nghĩa:

-“Cốm là thức quà riêng biệt của đât nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cai mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”.

4/Mùa xuân của tôi.

a/Tác giả:

-Vũ Bằng tên là Vũ Đăng Bằng ( 1913 – 1984)

- Là nhà văn nhà báo đã sáng tác từ trước CMT8 năm 1945.

- Ông có sở trường viết truyện ngắn, tuỳbút, bút kí

b/Tác phẩm:

-Bài văn được trích từ thiên tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút, bút kí “ Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng .

c/Đặc sắc,nghệ thuật:

-Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm

-Giọng văn tha thiết bồi hồi,lôi cuốn người đọc vào dòng cảm xúc.

-Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả cảnh sắc và tình cảm.

d/Ý nghĩa:

-Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc nước ta được cảm nhận ,tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết.

-Biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương,đất nước,lòng yêu cuộc sống của tâm hồn tinh tế,nhạy cảm.

II.PHẦN TIẾNG VIỆT:

1/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm:

-Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Phân loại:

-Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

2/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

-Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

-Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

-VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

b/ Cách sử dụng:

-Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

-Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

3/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

-Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Phân loại:

- Các lối chơi chữ thường gặp là:

- Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trai âm (gân âm)

- Dùng cách điệp âm

- Dùng lối nói lái

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố

 

III.PHẦN TẬP LÀM VĂN:

* Các dạng văn biểu cảm:

ĐỀ1/ Biểu cảm về một món quà mà em yêu thích.

ĐỀ2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý

ĐỀ3/ Biểu cảm về loài cây em yêu

*Dàn ý chung:

ĐỀ1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 món quà :

a/Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích

b/Thân bài:

- Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …)

- Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thế nào ?) à Miêu tả + Biểu cảm

- Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tặng è Tình cảm của người tặng gửi gắm trong món quà ấy

- Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)

c/Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em

*Các đối tượng biểu cảm:

- Cuôn sách

- Cây bút

- Búp bê

- Đồng hồ

ĐỀ2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:

a/Mở bài: - Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

b/Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhà em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt, tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của nó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- è Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tình cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

c/Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

*Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng

ĐỀ3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:

a/Mở bài: - Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)

b/Thân bài:

+ Biểu cảm về:

- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?

- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)

- Loài cây là biểu tượng gì?

- Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?

- Càm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuộc sống hằng ngày?

c/Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em.

*Lưu ý:

- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính sẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình

- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùy theo đối tượng biểu cảm

- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …

c/Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

I/ Văn học

1. Văn học dân gian

- Tục ngữ về con người và xã hội.

* Nêu được định nghĩa về tục ngữ, thuộc lòng và hiểu nội dung nghệ thuật của các câu tục ngữ.

2. Văn học hiện đại

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;

 

- Đức tính giản dị của Bác Hồ;

- Sống chết mặc bay;

- Ca Huế trên sông Hương.

* Nhận biết tác giả và tác phẩm, thể loại của văn bản.

*Hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

II/ Tiếng Việt

- Rút gọn câu;

- Thêm trạng ngữ cho câu;

- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động;

- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu;

- Liệt kê;

- Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy;

- Dấu gạch ngang.

* Học sinh cần nắm:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về việc thêm bớt thành phần câu, chuyển đổi kiểu câu, phép tu từ cú pháp, các dấu câu.

- Nắm được cách sử dụng câu rút gọn, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, phép liệt kê, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.

III/ Tập Làm Văn

Kiểu văn bản nghị luận (nghị luận giải thích).

Học sinh nắm vững các bước làm bài văn nghị luận..

Cụ thể như sau:

BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC

I. Phần Văn Bản:

1. Các văn bản nghị luận hiện đại:

 

STT

Tên bài-Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm

Phương pháp lập luận

Nghệ thuật

Nội dung

 

 

 

 

 

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

Chứng minh

Luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận

Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Truyền thống này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

 

 

 

 

Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

 

 

 

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp.

 

 

 

 

Chứng minh (kết hợp với giải thích)

 

 

 

Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

 

 

 

 

3

 

 

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

 

 

 

 

Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luận)

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

 

 

 

 

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.

Giải thích (kết hợp với bình luận)

-Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục

-Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

 

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

 

2. Các truyện hiện đại:

Số TT

Tên bài

Tác giả

Nội dung

Nghệ thuật

 

 

 

 

1

 

 

 

Sống chết mặc bay

 

 

 

Phạm Duy Tốn

- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.

- Giá trị nhân đạo :

+ Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai

+ Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.

- Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.

- Lựa chọn ngôi kể khách quan

- Ngôn ngữ kể, tả ngắn gọn khắc họa chân dung nhân vật sinh động

 

2

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Nguyễn Ái Quốc

Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

 

-Sử dụng biện pháp tương phản nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.

- Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren

- Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.

3. Văn bản nhật dụng:

Tên văn bản

Nội dung

Nghệ thuật

 

Ca Huế trên Sông Hương

(Hà Ánh Minh)

Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

- Viết theo thể bút kí

- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.

 

4. Văn học dân gian:

Tục ngữ:

Khái niệm

Chủ đề

Nội dung

Nghệ thuật

Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

 

Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, lao động sản suất.

Ngắn gọn, hàm xúc, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Thường gieo vần lưng

- Các vế đối xứng nhau

 

Tục ngữ về con người và xã hội

Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô dúc.

-Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, đối,…

- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

II. Phần Tiếng Việt:

 

 

 

Rút gọn câu

 

 

-Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

- Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:

+ Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN

Cách dùng câu rút gọn. Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

 

 

 

Câu đặc biệt

-Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.

-Tác dụng:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu;

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

+ Bộc lộ cảm xúc;

+ Gọi đáp.

Câu chủ động

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

 

Câu bị động

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

 

 

 

Thêm trạng ngữ cho câu

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

+ Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc.

-Tách trạng ngữ thành câu riêng:

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách TN, đặc biệt là TN đứng ở cuối câu, thành những câu riêng.

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

 

Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

 

Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp.

 

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang được dùng để:

- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

- Nối các từ nằm trong một liên danh.

 

Phép liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Các kiểu kiệt kê:

Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

 

III. Phần Tập Làm Văn:

1. Nghị luận cứng minh.

Đề 1. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

a. Mở bài:

- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây.

- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây.

b. Thân bài:

* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm...

* Lợi ích của rừng:

- Cân bằng sinh thái:

+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí....

+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất....

* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.

- Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng...

* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:

- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.

- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.

- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng...

c. Kết bài:

- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Đề 2. Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh câu tục ngữ đó .

a. Mở bài:

- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.

- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

b. Thân bài:

1/Lập luận giải thích.

Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng

2/ Luận điểm chứng minh.

+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.

+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.

+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”

 

- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”

- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.

- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.

c. Kết bài:

- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”

- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.

Ngọc Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Linh Chi
8 tháng 11 2021 lúc 22:12

bài văn viết về 1 trải nghiệm của em 

кαвαиє ѕнιяσ
8 tháng 11 2021 lúc 22:16

NGỮ LIỆU 5: HOÀNG TỬ BÉ

 

Rồi sau khi đã rã chân lội bộ xuyên qua bao nhiêu là cát, đá và tuyết, cuối cùng hoàng tử bé cũng tìm thấy một con đường. Và mọi con đường đều dẫn về chỗ con người.

- Xin chào! – Cậu nói.

Đó là một khu vườn nở đầy hoa hồng.

– Xin chào! – Các bông hoa nói.

Hoàng tử bé nhìn chúng. Trông chúng rất giống với bông hoa của cậu.

- Các bạn là ai?- Cậu ngơ ngác hỏi chúng.

- Chúng tôi là hoa hồng - các bông hoa trả lời.

- A! – Hoàng tử bé thốt lên...

Và cậu cảm thấy buồn bã. Bông hoa của cậu đã nói rằng nó chỉ có duy nhất trong vũ trụ. Giờ trước mặt cậu là năm ngàn bông hoa như nó, rất giống nhau, chỉ trong một khu vườn.

“Hẳn là bạn ấy sẽ rất lúng túng khi thấy cảnh này... - Hoàng tử bé nghĩ bụng - Bạn ấy sẽ ho khan và làm bộ muốn chết đi cho khỏi ngượng. Rồi mình sẽ phải tỏ vẻ quan tâm an ủi bạn ấy, vì nếu không, có thể bạn ấy sẽ chết đi thật để khiến cho mình đau lòng...”

Rồi cậu tự nhủ: “Mình cứ tưởng là giàu có lắm với một bông hoa duy nhất trên đời, vậy mà chỉ có được một bông hoa tầm thường. Bạn ấy cùng với ba ngọn núi lửa chỉ cao tới đầu gối, mà một ngọn có khi đã tắt vĩnh viễn, chẳng thể giúp mình trở thành một hoàng tử lớn được...” Và nằm dài trên Cỏ, cậu khóc.

(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, Hoàng tử bé)

 

1/ Hoàng tử bé là tác phẩm văn học được bình chọn hay nhất thế kỉ XX của nước nào?

A. Nước Anh B. Nước Mĩ

C. Nước Pháp D. Nước Đức

2/ Đoạn trích “ Nếu cậu muốn có một người bạn” kế về cuộc gặp gỡ của những nhân vật nào?

A.Hoàng tử bé và một con cáo trên Trái đất

B. Hoàng tử bé và người thợ săn

C. Hoàng tử bé và một người phi công

D.Con cáo và người thợ săn.

3/ Hoàng tử bé đến từ đâu?

A.Từ hoàng cung

B.Từ Trái đất

C.Từ hành tinh khác

D. Từ thủy cung

4/ Văn bản để lại những bài học nào?

A. Bài học về cách ứng xử với bạn bè trong tình huống khó khăn

B. Bài học về sự nhìn nhận , đánh giá và trách nhiệm với bạn bè

C. Bài học về kết bạn

D. Bài học về thái độ với những người yếu thế hơn mình.

5/ Phương án nêu đúng nghĩa của từ “cốt lõi”

A. Cái quan trọng nhất

B. Cái chính và quan trọng nhất

C. Cái chính

D. Sự kiện quan trọng nhất.

6/ Hoàng tử bé đi tìm những gì (chọn 2 đáp án )

A. Bạn bè

B. Con gà

C. Con cáo

D. Con ngừoi

E. Thợ săn

7/Muốn gần gũi với một người bạn, cần phải có đức tính nào ?

A. Nhân ái

B. Hoạt ngôn

C. Kiên nhẫn

D. Thông minh

8/ Hoàng tử bé là hình ảnh của con người thuộc lứa tuổi nào ?

A. Trẻ em

B. Người già

C. Người lớn

D. Trưởng thành

9/ Điều gì khiến bông hồng của hoàng tử bé trở nên quan trọng

A. Thời gian cậu bỏ ra chăm sóc, yêu thương bông hồng

B. Giá trị duy nhất của bông hồng trên trái đất

C. Vẻ đẹp mảnh mai , kiêu sa của bông hồng so với các loài hoa khác

10/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy

A. Ngôi thứ 2

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ 3

11/ Khi mới gặp gỡ , con cáo và hoàng tử bé có điểm gì chung?

A. Cả 2 đều cô đơn, buồn bã

B. Cả 2 đều đi tìm bạn bè

C. Cả 2 đều từ hành tinh khác tới

Mèo Thần Tài
8 tháng 11 2021 lúc 22:41

Cô mình cho ôn cái này nè:
A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc – hiểu 6 câu: - Thể loại - Nhân vật - Ý nghĩa chi tiết - Từ loại - Thành ngữ - Trạng ngữ II. Tự luận (7.0 điểm) Làm văn 2 câu: Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu (2.0 điểm) Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. (5.0 điểm) B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Đọc – hiểu 1. Thể loại: - Truyền thuyết: + Truyện kể dân gian. + Thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. + Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. + Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,... - Truyện cổ tích: + Truyện kể dân gian. + Kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. + Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống. + Ứớc mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. 2. Nhân vật truyền thuyết: - Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh… - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng. - Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ. 3. Từ loại - Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. VD: sách, bút, tre, gỗ... - Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. • Từ ghép đẳng lập: sách vở, bàn ghế, quần áo… • Từ ghép chính phụ: xe đạp, lốp xe… + Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ… 4. Thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. VD: Lớn nhanh như thổi, tay bắt mặt mừng, cá chậu chim lồng, chuột sa chĩnh gạo,... 5. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu. Chức năng: - Trạng ngữ chỉ thời gian - Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Trạng ngữ chỉ mục đích - Trạng ngữ liên kết câu. Ví dụ: (1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh thường xuyên qua đường ruột ốc. - Trạng ngữ “Hồi đó” chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. - Trạng ngữ “Để dò xem bên này có nhân tài hay không” chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái ăm. Ví dụ: (1) Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. (2) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. - “Vừa lúc đó” là trạng ngữ có chức năng liên kết câu (2) với câu (1). II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Làm văn Câu 1: Ý nghĩa từ phần Đọc – hiểu Câu 2: Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra từ một truyện dân gian mà em yêu thích. Hướng dẫn: Hình thức - Đầu đoạn viết hoa, đầu dòng lùi vào khoảng 2cm. - Xuyên suốt đoạn văn không được xuống dòng. Nội dung - Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, vấn đề - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn • Mở đoạn: giới thiệu truyện dân gian mà em yêu thích nhất. • Thân đoạn: Trình bày các bài học rút ra từ truyện dân gian. (Nên/không nên) • Kết đoạn: khẳng định bài học từ truyện dân gian và liên hệ bản thân. C. BÀI TẬP THAM KHẢO Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: Con Rồng cháu Tiên Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1: Nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là ai? A. Lạc Long Quân B. Âu Cơ C. Lạc Long Quân và Âu Cơ. D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu 2: Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn. Câu 3: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết? A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo. B. Những câu chuyện hoang đường, li kì C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật D. Những câu chuyện có thật Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết? A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử. B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời nguyên thủy. Câu 5: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau. B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài. C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha. D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau. Câu 6: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 7: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà. D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng. Câu 8: Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật dân gian chứ không phải lịch sử, nên nó thường có yếu tố hoang đường, kì ảo? A. Đúng B. Sai Câu 9: Với sự hồn nhiên, phong phú về nguồn gốc dân tộc, sự hình thành nhà nước Văn Lang, tác giả dân gian thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chân thực, mộc mạc hơn A. Đúng B. Sai Câu 10: Đâu là thành ngữ đúng trong văn bản trên. A. Hoa thơm cỏ lạ B. Lớn nhanh như thổi C. Xinh đẹp tuyệt trần D. Giúp đỡ lẫn nhau Câu 11: “Đồng bào” là từ loại gì? A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép đẳng lập D. Từ ghép chính phụ Câu 12: Chi tiết “Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.” thể hiện điều gì? A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng. Câu 13: Tác dụng của trạng ngữ “Bấy giờ” trong câu “Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm.”. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 14: Tác dụng của trạng ngữ “Ngày xửa ngày xưa” trong câu “Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân.” A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 15: Theo em, truyện Con rồng cháu tiên có ý nghĩa gì? ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................
Ý nghĩa câu chuyện CON RỒNG CHÁU TIÊN
 

Phan Rion
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
7 tháng 12 2016 lúc 19:09

No

Nguyễn Trần Duy Thiệu
8 tháng 12 2016 lúc 10:14

ko có bn ơi

Đặng Mỹ Khuê
8 tháng 12 2016 lúc 13:06

chưa thi làm gì mà có