sinh vật ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt?
A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn.
B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài.
C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.
D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm.
Đáp án A
- Động vật biến nhiệt là động vật thay đổi thân nhiệt theo nhiệt độ môi trường
- Nhiệt độ tăng → làm tăng tốc độ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể → tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, thời gian thế hệ rút ngắn hay thời gian phát dục rút ngắn.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vi sinh vật như thế nào? Nêu đặc điểm các nhóm vi sinh vật được chia dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích?
- Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.
- Đặc điểm:
+ Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.
+ Vi sinh vật ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.
+Vi sinh vật ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.
+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.
Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật?ta phải vận dụng như thế nào trong trồng trọt để cây trồng có nhiệt độ thích hợp và phát triển tốt
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).
Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :
- Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.
- Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ : Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách : chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè..ỗ Người ta chia sinh vật thành hai nhóm :
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.
Độ pH ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vi sinh vật như thế nào? Nêu đặc điểm các nhóm vi sinh vật được chia dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích?
- Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
-Vi sinh vật ưa trung tính: sinh trưởng tốt ở pH 6-8, ngừng sinh trưởng ở pH dưới 4 và trên 9 vì các ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào, đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.
- Vi sinh vật ưa axit: pH 4-6, các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính. Số ít vi khuẩn và đa số nấm ưa axit, 1 số vi khuẩn ở đất mỏ (pH 2-3), suối nóng axit (pH 1-3).
- Vi sinh vật ưa kiềm sinh trưởng ở pH lớn hơn 9, đôi khi 11, có ở các hồ và đất kiềm, chúng duy trì pH nội bào gần trung tính nhờ khả năng tích lũy các ion H+ từ bên ngoài.
Nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí, ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Cho ví dụ minh họa?
Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp ở thực vật?
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật:
- Trong khoảng giới hạn nhiệt độ từ \(0-35^oC,\) cường độ hô hấp tăng khoảng \(2-2,5\) lần khi nhiệt độ tăng \(10^oC\) Trong đó, nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp ở thực vật trong khoảng \(30-40^oC\)
- Khi nhiệt độ quá cao (trên \(40^oC\)), tốc độ hô hấp giảm vì nhiệt độ cao làm biến tính và giảm hoạt tính của enzyme hô hấp.
- Khi nhiệt độ quá thấp \(\left(0-10^oC\right)\) cường độ hô hấp của thực vật khá thấp.
Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật nhue thế nào
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của các sinh vật:
+ Với thực vật dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ mà người ta chia ra các loại cây ở vùng nhiệt đới và ôn đới.
+ Với động vật mà người ta chia ra động vật hằng nhiệt và biến nhiệt phân bố ở nhiều nơi.
Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm hình thái và sinh lí của thực vật, động vật ?
- Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày).
- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
( Này còn tùy từng loài do có đặc điểm và giới hạn nhiệt độ khác nhau nha :vv )
* Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.
- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau
+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.
+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…
+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 270C.
- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.
1/ Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái:
-Thực vật:
+ Ở vùng nhiệt đới trên bề mặt lá có tầng cutin dày hạn chế sự thoát hơi nước.
+Ở vùng ôn đới: Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, cách nhiệt để bảo vệ chồi, Thân và rễ có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
- Động vật:
+Sống ở vùng nóng: Có bộ lông thưa ngắn hơn, kích thước nhỏ hơn
+ Sống vùng lạnh: chim, thú có bộ lông dày và dài hơn, kích thước cơ thể lớn hơn
2/ Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của sinh vật:
-Thực vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước,… của thực vật.
+ Vùng ôn đới, lá cây vàng vào thu và rụng về mùa đông để giảm sự thoát hơi nước.
+ Quá trình quang hợp và hô hấp của cây diễn ra bình thường ở nhiệt độ từ 0 - 40oC, diễn ra tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 30oC.
- Động vật:
+ Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang để tránh nơi nóng.
+ Hoặc khi nhiệt độ môi trường quá lạnh: môt số có tập tính ngủ đông, di cư để trú đông.
Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).
- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+ Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Đối với thực vật:
+ Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
+ Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.
- Đối với động vật:
+ Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.