Những câu hỏi liên quan
Nguyễn thị xuân mai
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
20 tháng 3 2016 lúc 18:52

Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo "Việt điện u linh", Bố Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Thạch Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn - Nghệ An.[3]

Theo sách Việt sử tiêu án, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ông được lập đền thờ ở thôn chợ Sa Nam. [4]

Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".

Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,...

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
20 tháng 3 2016 lúc 19:29

Bà Triệu  còn được gọi là Triệu Ẩu , Triệu Trinh NươngTriệu Thị Trinh , Triệu Quốc Trinh (225248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226)[3] tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[4] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt [5], bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Mậu Lâm huyện Như Thanh, Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Bình luận (0)
Nguyễn thị xuân mai
20 tháng 3 2016 lúc 19:21

Có ai tả bà Triệu không?

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 21:56

Tham khảo

- Chia sẻ hiểu biết về Phan Đình Phùng:

+ Phan Đình Phùng từng là quan Ngự sử thời vua Tự Đức. Khi vua Hàm Nghi ở thành Tân Sở (Quảng Trị), ông nhận trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ở Hà Tĩnh (1885). Sau đó, ông được vua điều ra Bắc để lãnh đạo phong trào Cần vương.

+ Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cho đến khi hi sinh (năm 1895).

- Chia sẻ hiểu biết về Hoàng Hoa Thám:

+ Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

+ Thực dân Pháp vừa khiếp sợ, vừa nể trọng tài năng chỉ huy của Hoàng Hoa Thám, nên gọi ông là “Hùm xám Yên Thế”.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
17 tháng 3 2016 lúc 10:41

Mai Thúc Loan xuất thân từ 1 gia đình nghèo khó còn Phùng Hưng và Phùng Hải xuất thân từ 1 gia đình giàu có.

Bình luận (0)
Cậu Bé Ngu Ngơ
8 tháng 3 2017 lúc 20:35

Tự hỏi tự trả lời?

Bình luận (0)
Anh Triêt
8 tháng 3 2017 lúc 20:50

Sao lại tự hỏi, tự trả lời

Bình luận (0)
châu lai huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
21 tháng 4 2021 lúc 11:28

Đến thế kỉ VIII - IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa là  Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

Bình luận (0)

Đến thế kỉ VIII - IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa 

a. Lý Bí và Phùng Hưng    b. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

c. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục  d. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục 

Bình luận (0)
hhhhhhhhhh
29 tháng 4 lúc 16:05

B

 

Bình luận (0)
caothisao
Xem chi tiết
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
19 tháng 6 2021 lúc 13:59

Câu 19: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX:

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng

B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu

C. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng

D. Khởi Nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PRO chơi hệ cung
19 tháng 6 2021 lúc 13:59

Câu 19: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX:

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng

B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu

C. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng

D. Khởi Nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thân Đức Hải Anh ( ɻɛɑm...
19 tháng 6 2021 lúc 14:00

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 12 2017 lúc 15:04

Đáp án A

Nhà Đường thi hành chính sách cai trị bóc lột nặng nề với vùng An Nam: tăng cường sự kiểm soát của chính quyền đô hộ với nhân dân, đặt ra nhiều thứ thuế vô lý, bắt nhân dân hàng năm phải cống nạp các sản vật quý => mâu thuẫn giữa nhân dân An Nam với chính quyền đô hộ phát triển gay gắt => nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

Bình luận (0)
T244
Xem chi tiết
hhhhhhhhhh
29 tháng 4 lúc 16:04

CÁC cuộc khỏi nghĩa tiêu biueer là /: 2 BÀ TRƯNG , BÀ TRIỆU , LÝ BÍ , MAI THÚC LOAN , PHÙNG HƯNG

 

Bình luận (0)
Phí Hải Anh
Xem chi tiết

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

a. *Nguyên nhân :

- Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

- Cuối thế kỉ VIII, nhân dân cực khổ trong việc đi phu gánh quả vải cống nộp sang Trung Quốc. Mai Thúc Loan cũng tham gia đoàn phu gánh vải đó. Ông đã kêu gọi những người dân phu gánh vải bỏ về quê, và mộ binh nổi dậy.

b. Diễn biến

- Nghĩa quân của Mai Thúc Loan nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu cùng nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế ( Vua Đen). Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Champa tấn công thành Tống Bình, viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp, quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân ta ( nghĩa quân bị tàn sát dã man).=> Kết quả :Mai Hắc Đế thua trận Cuộc khởi nghĩa thất bại.

c.Ý nghĩa

- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722) thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất dành độc lập của dân tộc ta.

*Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776-791)

- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm ( Ba Vì-Hà Tây )

- Nghĩa quân bao vây , chiếm thành Tống Bình và sắp đặt việc cai trị.

- Phùng Hưng mất, Phùng An nối nghiệp cha.

- Năm 791, nhà Đường đem đại quân đàn áp ,Phùng An ra hàng.

=> Như vậy, mặc dù cuối cùng thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng đã giành quyền làm chủ đất nước trong 9 năm.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng : Tuy khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một thời gian thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.

Bình luận (0)
Kiên Nguyễn Đức
Xem chi tiết

Tham khảo:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Hiền Trang
28 tháng 4 2022 lúc 22:03

-Lý Bí (503- 548): xuất thân trong gia đình hào trưởng ở Phổ Yên, Thái Nguyên hiện nay. Sau khi lên ngôi vua, ông lấy danh hiệu là Thiên Đức và ông đã thành lập được nước Vạn Xuân từ năm 542- 602.

-Hai Bà Trưng: hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị con gái vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội) ngày nay đã phất cờ khởi nghĩa sau khi bà Trưng Trắc biết tin chồng mình bị giết bởi tên thái thú Tô Định. Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Vương. Bà cùng em gái và các tướng sĩ tài ba xây dựng được quyền tự chủ trong vòng 3 năm.

-Bà Triệu (Triệu Thị Trinh): đã phất cờ khởi nghĩa vào năm 248 tại vùng Cửu Chân, tuy chưa dựng nên nền tự chủ trong một thời gian ngắn cho nhân dân nhưng cuộc khởi nghĩa của bà đã làm dung động cả đất Giao Châu. 

-Phùng Hưng: quê ở Đường Lâm, cùng quê với Ngô Quyền đã phất cờ khởi nghĩa vào khoảng cuối thế kỷ VIII ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và đã nhanh chóng làm chủ được vùng Đường Lâm. Ông chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị. Sau khi con trai ông nối ngôi, Phùng An thì nhà Đường sang đàn áp vậy là dập tắt cuộc khởi nghĩa.

-Ngô Quyền: quê ở Đường Lâm (cùng làng với Phùng Hưng). Ông là một lính tài ba, được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho. Sau khi Kiều Công Tiễn giết hại cha nuôi của mình, thì quân Nam Hán chớp lấy thời cơ sang đàn áp nước ta lần thứ 2 nhưng vì sự mưu mô, nhanh nhẹn, thông minh của Ngô Quyền mà ông có thể nghĩ ra một kế hoạch mà vẫn sẽ truyền tiếp xuống đời sau. Chỉ trong vòng 2 tiếng, quân giặc đã rút lui và từ đó chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. 

 

Bình luận (0)