Phân tích tình bạn trong thơ ca việt nam. mọi người giúp em với mai em kiểm tra rồi. Cảm ơn trước ạ
Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh, sử dụng đại từ.
Mọi người có thể giúp mình được không ạ? Mình chỉ cần dàn ý thôi, nếu là bài văn thì càng tốt. Ngày mai mình kiểm tra rồi. Cảm ơn các bạn trước
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
Mọi người giúp em với ạ mai em kiểm tra cuối kì em cảm ơn trước ạ: Viết chương trình pascal tính tổng của n số nguyên với n được nhập từ bàn phím mong mọi người giải giùm
uses crt;
var a:array[1..100]of integer;
i,n,t:integer;
begin
clrscr;
write('Nhap n='); readln(n);
for i:=1 to n do
begin
write('A[',i,']='); readln(a[i]);
end;
t:=0;
for i:=1 to n do
t:=t+a[i];
writeln(t);
readln;
end.
Được sự phân công của cô giáo chủ nhiệm, Bình Định kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Nam là bạn thân với Bình, không làm bài tập nhưng Bình bảo với cô là Nam làm đẩy đủ bài tập.
-Tình huống trên liên quan đến chủ đề nào mà ta đã học
-Em hay nhận xét hành vi của Bình
-Nếu ở cứng vị Bình, em sẽ xử sự ra sao?
Mọi người giúp mình nhé. Chiều mai phải nộp rồi. Cảm ơn mọi người trước. Thanks....
liên quan đến chủ đề :chí công vô tư
hành vi của Bình thiếu chí công vô tư,o công bằng,thiên vị,vi phạm phẩm chất đạo đức
sẻ thưa với cô bn o đủ bài tập để thể hiện mk là ng chí công vô tư ,đối xử sử công bằng với mọi người ,o thiên vi, làm việc theo lẽ phải ,xuất phát từ lợi ích chung và đạt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhânn
- Tình huống trên đề cập đến chủ đề CHÍ CÔ VÔ TƯ .
- Nxét :
Hành vi của Bình là sai . Thể hiện Bình là một người thiếu nhận thức về chí công vô tư . Chí công vô tư theo em hiểu là chuẩn mực đạo đạo đức thể hiện ở sự công bằng ,không thiên vị , suy nghĩ và hành động theo lẽ phải , biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân . Cốt lõi của chí công vô tư là công bằng ,không thiên vị , suy nghĩ và hành động theo lẽ phải , biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân . Mà trong trường hợp này , Bình đã vi phạm những chuẩn mực của chí công vô tư . Nó thể hiện rằng Bình đã bao che cho bạn thân trong việc học tập cũng như Bình đã lừa dối cô giáo . Hơn nữa , Bình làm như vậy là hại bạn , Bình đã vô tình hại đi tương lai của người bạn thân mà mình yêu quý . Tất cả những điều này đã làm cho nhân phẩm của Bình bị hạ thấp ; Bình không còn được mọi người tôn trọng , kính mến ; nó còn làm cho Bình luôn luôn sống trong lo lắng , không đạt được niềm hạnh phúc thực sự .
- Nếu ở cương vị của Bình thì em sẽ báo với cô về sự thật , sau đó giải thích rõ lý do cho Nam . Chí ít thì lúc đó mình cũng an tâm phần nào về việc học hành của Nam ; luôn được sống môt cuộc sống hạnh phúc , thanh thản tâm hồn ; thể hiện rằng mình là một người chí công vô tư , được mọi người coi trọng , kính mến .
Mọi người giúp em bài này với ạ. Em sắp kiểm tra rồi ạ . Em cảm ơn
Câu 1: Phân tích ý nghĩa , tác dụng và hạn chế của những đề nghị cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỉ XIX ?
mọi người giúp em vs ạ mai em kiểm tra rùi :>>
Tác dụng: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.Hạn chế:Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.Ý nghĩaGây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn.Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thờiChuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
***Cái câu trả lời kia hơi khó nhìn nên ban tham khảo cái này nha!
*Tác dụng: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
*Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
-Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.
*Ý nghĩa: Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn.Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thờiChuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
mọi người giúp e với ạ, mai e kiểm tra rồi ạ, cảm ơn mọi người rất nhiều ạ !!
Mọi người ơi , ai có đề toán hình 1 tiết lớp 7 không ạ ? Ai làm rồi cho em xin đề với ạ !!
Mai em kiểm tra rồi !! Mọi người ghi câu tự luận thôi ạ ! Rồi giải giúp em câu đó luôn nhé <33 Ai
Nhanh em tick ạ ! Em cảm ơn !!
Cho em xin đề toan hình 1 tiết lớp 7 với ạ !! Em cần gấp !!!!!!! Mọi người giúp em !! Rồi giải câu đó ra cho em luôn ạ !! EM cảm ơn nhiều <3
Câu 1:(1,5 điểm)
Trong hình sau, cho a // b tính
Câu 2:(1,5 điểm)
Cho đoạn thẳng AB dài 3cm. Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Câu 3:(3 điểm)
Cho a // b; c a.
Đường thẳng c có vuông góc với đường thẳng b không ? vì sao?
Cho . tính ,
Câu 4:(4 điểm)
Hình vẽ sau đây cho biết : a // b, , .
Tính .
Mọi người giải giúp mình với ạ, mai mình kiểm tra rồi, mình cảm ơn
a) (Bạn tự vẽ hình ạ)
Ta có AD.AB = AE.AC
⇒ \(\dfrac{AD}{AC}=\dfrac{AE}{AB}\)
Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta AED\) có:
\(\dfrac{AD}{AC}=\dfrac{AE}{AB}\)
\(\widehat{A}:chung\)
⇒ \(\Delta ABC\sim\Delta AED\) \(\left(c.g.c\right)\)
⇒ DE // BC
b)
Xét ΔABC có MN//BC
⇒ \(\dfrac{AM}{AB}=\dfrac{MN}{BC}\)
⇔ \(\dfrac{5}{12}=\dfrac{MN}{15}\)
⇒ \(MN=\dfrac{25}{4}\) (cm)
Câu 1: Đặc điểm kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp của Bắc Mĩ và Nam Mĩ ?
Câu 2 Em hiểu gì về đồng bằng A-ma-dôn ?
CÁC BẠN ƠI CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH KIỂM TRA RỒI CÁC BẠN Ạ. MÌNH CẢM ƠN CÁC BẠN TRƯỚC NHA ****
câu 1 : có nền kinh tế phát triển cao ,có ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như sản xuất điện ,máy móc ,thiết bị...
nông nghiệp : là một trong những vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới
câu 2 :diện tích đồng bằng lớn nhất thế giới . Đồng thời đây cũng là nơi làm cho biển ít mặn nhất vì hằng ngày sông a-ma-dôn đổ vào biển hàng triệu lít nước ngọt