Những câu hỏi liên quan
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Sơn Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
4 tháng 8 2017 lúc 8:36

Phân tích hả bạn

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.

Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.

Bình luận (3)
Sơn Tùng
4 tháng 8 2017 lúc 8:37

phân tích hiệu quả nghệ thuật

Bình luận (0)
Sơn Tùng
4 tháng 8 2017 lúc 8:37

phân tích hộ cái

Bình luận (0)
Hoàng Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Linh
25 tháng 5 2019 lúc 21:57
hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần hội tụ một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân. Những hình ảnh so sánh ấy còn biểu hiện một sắc thái tình cảm khác, đó là lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với nhân dân. Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả. Việc các nhà thơ sử dụng bút pháp so sánh để biểu hiện cảm xúc là một việc quen thuộc. Song trong cái quen thuộc đó, cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây vẫn hàm chứa một sự độc đáo
Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 5 2019 lúc 12:13

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

Bình luận (0)
Nguyen
26 tháng 5 2019 lúc 7:33

Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. Ra đời vào những năm đất nước đang hồ hởi xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếng hát con tàu là tiếng thơ, là giai điệu cổ vũ những con người Việt Nam không quản ngại khó khăn gian khổ lên đường đến với những miền đất xa xôi của tổ quốc để xây dựng một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài thơ cũng thể hiện tấm lòng ân tình thủy chung của những người con cách mạng khi về với nhân dân. Tình cảm thiêng liêng đó được thể hiện thành công trong khổ thơ:

Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Bài liên quan chủ đề Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
>> Soạn bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
>> Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
>> Bình giảng khổ thơ 10, 11 trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
>> Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối …”

Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi nhà thơ viết “Con gặp lai nhân dân…” tức là giữa nhân vật chữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ nhất định. Phải là những người đã gặp nhau đã sống cùng nhau thì mới có thể diễn tả như vậy.

binh-giang-kho-tho-con-gap-lai-nhan-dan-nhu-nai-ve-suoi-trong-bai-tieng-hat-con-tau

Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối …” trong bài Tiếng hát con tàu

Đại từ xưng hô “Con” với nhân dân đã xác định được tính chất, mức độ của mối quan hệ đó. Vậy là với nhân dân, nhân vật trữ tình có một quan hệ khăng khít, máu thịt. Họ đã từng có những ngày tháng gắn bó yêu thương, đã từng chia ngọt sẻ bùi. Khổ thơ của Chế Lan Viên gợi nhắc những câu thơ ân tình thủy chung của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc khi nhà thơ và những người kháng chiến chia tay với những người dân chiến khu Việt Bắc yêu thương:

Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng. Bằng việc sử dụng đại từ xưng hô này, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm vui mừng, phấn khởi khi được gặp lại nhân dân. Nó gợi dậy trong tình cảm của người đọc những hình ảnh, những, ấn tượng của một con người đi xa lâu ngày được gặp lai những người đã sinh ra mình, đã từng nuôi nấng, chăm sóc mình trên mảnh đất quê hương, trong mái nhà thân thuộc. Bởi thế, nhà thơ Chế Lan Viên đã đánh thức dậy trong tiềm thức, trong tình cảm của người đọc biết bao tình cảm ấm áp, gần gũi. Ở những câu thơ sau, để thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với nhân dân, nhà thơ đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh thật độc đáo, nhưng cũng thật bình dị và thân thuộc. Việc nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân được ví với: Cỏ đón giêng hai
Chim én gặp mùa
Trẻ thơ đói lòng gặp sữa .
Nôi ngừng gặp cánh tay đưa Giêng hai với tiết trời ấm áp của mùa xuân mang lại sức sống, sự đâm chồi nảy lộc cho cây cỏ; chim én vượt qua cả mùa đông giá lạnh đã đến ngày được gặp lại mùa xuân để chao liệng, tung cánh giữa bầu trời tự do; và hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần hội tụ một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân. Những hình ảnh so sánh ấy còn biểu hiện một sắc thái tình cảm khác, đó là lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với nhân dân. Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả. Việc các nhà thơ sử dụng bút pháp so sánh để biểu hiện cảm xúc là một việc quen thuộc. Song trong cái quen thuộc đó, cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây vẫn hàm chứa một sự độc đáo. Thông thường các nhà thơ so sánh theo mô hình đôi chiếu 1-1. Tức là một cái được 80 sánh thì tương ứng với một Gái dùng để so sánh, theo kiểu; … Con mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao) Song ở đây, cái được so sánh chỉ có một mà cái dùng để so sánh thì tới bốn. Nhà thơ đã mượn đến bốn hình ảnh để thể hiện tình cảm của mình khi gặp lại nhân dân. Vậy mà dường như người đọc vẫn có cảm giác nhà thơ chưa thực thỏa mãn với sự biểu hiện đó. Nhân vật trữ tình như muốn nói nhiều hơn nữa về sự gắn bó của mình đối với nhân dân. Bởi thế, có thể nổi sự đặc biệt trong việc sử dụng bút pháp so sánh ở đây cho thấy một tình cảm thương yêu mênh mang, sâu lắng. Với việc sử dụng bút pháp so sánh đầy tính sáng tạo như vậy một mặt dã tạo nên tính hình tượng, tính biểu cảm mạnh mẽ, mặt khác tạo nên tính trí tuệ cho khổ thơ. Cảm xúc mà khổ thơ biểu hiện nhờ vậy mà tác động mạnh tới nhận thức lí trí và tình cảm của người đọc. Khổ thơ ngắn song nó thể hiện nhiều nét độc đáo trong phong cách thơ của Chế Lan Viên. Cùng với những khổ thơ khác, khổ thơ này đã góp phần thể hiện, nâng niu và vun đắp những tình cảm đẹp. Chế Lan Viên đã nói giùm tiếng lòng của bao người Việt Nam sống trong thời kì ấy và truyền đến thế hệ sau một bức thông điệp về sự gắn bó, tình yêu thương và lòng nhân ái.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Hương
Xem chi tiết
Lê Tuấn Anh
26 tháng 8 2018 lúc 21:08

nhìu thế

Bình luận (0)
Học đi
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 7 2018 lúc 8:01

BPTT :

So sánh : con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Nhân hoá : Cỏ - đón

Bình luận (0)
Hải Đăng
12 tháng 7 2018 lúc 8:28

Biện pháp so sánh và nhân hóa:

So sánh:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Nhân hóa:

Cỏ -> đón

Bình luận (0)
nguyen thi vang
12 tháng 7 2018 lúc 18:21

- Biện pháp tu từ :

+ So sánh : Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa- Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

=> Tác dụng : Khát vọng trở về với đất nước, nhân dân

+ Ẩn dụ : Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

=> Tác dụng : Diễn tả niềm hạnh phúc được hồi sinh, phát triển, trở nên tươi đẹp. Lấy thế giới cỏ cây, chim muông để nói về niềm vui sướng hạnh phúc khi “con gặp lại nhân dân" là một cách nói thấm thìa, đậm đà

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:12

a) Biện pháp tu từ so sánh: “Sỏi cát bay” với “lũ chim hoang”, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm.

b) Biện pháp tu từ so sánh: Giai điệu ngang tàn như gió biển, Lời hát của các chiến sĩ đảo với “vỏ ốc cất thành lời”, có tác dụng gợi hình, miêu tả lời hát du dương, gần gũi.

c) Biện pháp tu từ so sánh: Như nai về suối cũ, như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả nỗi niềm hạnh phúc, cảm xúc của tác giả một cách thân thuộc.

d) Biện pháp tu từ so sánh: Tình yêu là vũ khí, có tác dụng biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc của tác giả khi đặt tình yêu và vũ khí đứng cạnh nhau.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Cao Thùy Linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 8 2023 lúc 18:08

BPTT nhân hóa: giấu, chờ, ngại ngần, cánh tay, tạo dáng.

BPTT so sánh: lá bàng như giấu lửa, búp gạo như thập thò.

Tác dụng: thể hiện rõ nét và sinh động hình ảnh những sự vật thiên nhiên thường thấy như cỏ cây, lá cây, búp gạo ra sao trong mùa đông rét, làm cho những sinh vật bình thường trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả. Câu thơ trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn giàu giá trị gợi hình gợi cảm nhiều cảm xúc cho người đọc với những cảm giác thân quen. 

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
15 tháng 8 2023 lúc 18:18

- Biện pháp so sánh "Lá bàng như giấu lừa", "búp gạo thập thò"

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng với người đọc 

+ Hình ảnh lá bàng và búp gạo như một sinh thể có hồn hành động giống một con người. 

Biện pháp nhân hóa: cỏ "giấu" mầm, "chờ" một ngày đông, "ngại ngần" nhìn gió bấc; cánh tay xoan khô khốc "tạo dáng" vào trời đông

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng với người đọc 

+ Những hình ảnh thiên nhiên vào mùa đông như một sinh thể có hồn hành động giống một con người. 

+ Cho thấy cảnh vật thiên nhiên khi mùa đông đến 

Bình luận (0)
phương ngọc diễm
15 tháng 8 2023 lúc 19:58

Biện pháp so sánh đó là : "Lá bàng như giấu lửa" và " Búp gạo thập thò "

Tác dụng : Tăng sức hấp dẫn và sinh động cho mỗi người đọc, giúp những thứ cây cỏ, hoa lá bình thường trở nên có hồn như con  người chúng ta khiến cho câu thơ trở nên hay và đặc sắc hơn, giàu giá trị gợi cảm, quyến rũ người đọc hơn,

Bình luận (0)
Minh Anh
Xem chi tiết