Thánh Gióng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sơn Tùng

con gặp lại nhân dân như nai về suối vũ . Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa . Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Nguyễn Thị Hồng Nhung
4 tháng 8 2017 lúc 8:36

Phân tích hả bạn

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.

Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.

Sơn Tùng
4 tháng 8 2017 lúc 8:37

phân tích hiệu quả nghệ thuật

Sơn Tùng
4 tháng 8 2017 lúc 8:37

phân tích hộ cái

Dương Hạ Chi
4 tháng 8 2017 lúc 8:38

Đề là j bn ơi!?

Nguyễn Mai Linh
4 tháng 8 2017 lúc 8:41

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.

Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.

Chúc bạn học tốt haha

Nguyễn Mai Linh
4 tháng 8 2017 lúc 8:42

nhớ tick cho mk nha ok

Dương Hạ Chi
4 tháng 8 2017 lúc 8:47

Tình cảm bao trùm là lòng biết ơn sâu nặng và niềm hạnh phúc lớn lao của cái tôi trữ tình khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân, nguồn nuôi dưỡng nghệ thuật.
Đối với người con ở đây, nhân dân là những gì thân thương mật thiết, là ngọn nguồn sức sống, là bầu sinh khí, nguồn sinh lực, luôn luôn cưu mang, chở che, tiếp sức cho thì sĩ và nghệ thuật. Cho nên về với nhân dân là một lẽ sống lớn, một hạnh phúc lớn của Chế Lan Viên với tư cách là người công dân và trong chiều sâu của nó là với tư cách của người nghệ sĩ chân chính. Phân tích được ý nghĩa đó trong các cặp hình ảnh: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ; Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa; Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”. Cần phải thấy đó cũng chính là mối quan hệ thiêng liêng giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và cuộc sống quan trọng hơn là mối quan hệ giữa nghệ thuật thơ ca với nhân dân, đất nước và cuộc đời.
Nghệ thuật nổi bật là sự tạo ra một chuỗi hình ảnh so sánh, những cặp hình ảnh giàu tính tượng trưng, mỗi cặp một sắc thái khác nhau.Về với nhân dân là hợp với quy luật tự nhiên và tự sống. Các vế so sánh đã nhấn mạnh được mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời của người nghệ sĩ với nhân dân, vế thứ hai là điều kiện… của vế thứ nhất. Như vậy, thi sĩ thơ ca muốn tồn tại phải trở về cuộc sống, hòa với cuộc sống nhân dân.
Hình ảnh so sánh được lấy từ đời sống tự nhiên và con người. Vì thế, chúng vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng lãng mạn. Chúng có tác dụng khám phá, mở rộng thêm ý nghĩa của hành động được trở về với nhân dân.
Chuỗi hình ảnh so sánh hay mang tính chất trùng điệp trên đây thể hiện rõ nét phong cách thơ Chế Lan Viên, vừa làm cho cảm xúc thêm nồng nàn, sự suy tư thêm sâu sắc.
Tình cảm bao trùm là nỗi nhớ da diết, những kỉ niệm đối với Tây Bắc của một con người luôn khắc cốt ghi tâm bao ân nghĩa. Nhớ về những việc làm đầy hi sinh, đùm bọc, cưu mang rất cụ thể của người anh (cho tấm áo trước lúc hi sinh), người em liên lạc (mười năm liền tận tụy miệt mài), người mẹ (thức suốt một mùa dài để ân cần chăm sóc). Phân tích những hình ảnh cảm động: “Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách - Đêm cuối cùng anh gửi lại cho con”, “Rừng thưa em băng - Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc - Năm con đau, mế thức một mùa dài…”. Đồng thời, là cách xưng hô theo quan hệ thân tình, má mủ ruột thịt: “anh con”, “em con”, “mế” tạo nên hình ảnh sắc nét, lời thơ thấm thía cảm xúc da diết…
Bao trùm lên khổ thơ này là niềm thương yêu đằm thắm, sâu nặng đối với những miền quê mình đã từng qua và những nhớ thương, lời khẳng định cùng những hình ảnh thân thương: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ - Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?” đồng thời là sự suy tư sâu sắc về những chuyển hóa kì diệu của tâm hồn con người được đúc kết thành triết lí: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”.
Đó là sự kì diệu mà tình cảm con người đã làm được để biến kỉ niệm với những miền đất mình đã đi qua thành tâm hồn của chính mình.
Trong đoạn này, thủ pháp nghệ thuật đối lập và trùng điệp tiếp tục được sử dụng với các tiểu đối, với các điệp từ, điệp ngữ để nhấn mạnh ý mà ta thường gặp trong thơ Chế Lan Viên: “Nhớ bản sương giăng >< nhớ đèo mây phủ”, “Khi ta ở >< khi ta đi?”, “đất >< tâm hồn”… “nhớ…nhớ”, “khi ta… khi ta”. Nhưng quan trọng hơn cả là lối suy tưởng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Tác giả tạo nên sự phi lí bề ngoài (đất hóa tâm hồn) làm hình thức chứa đựng chân lí bên trong: tình cảm gắn bó giữa con người với những miền đất sẽ theo thời gian mà âm thầm bồi đắp lên tâm hồn con người. Đây là triết lí sâu sắc, thâu tóm được một quy luật phố biến trong đời sống nhân sinh. Từ cảm xúc suy tư đúc kết thành những triết lí chính là một nét độc đáo của nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.

~~Chúc bn học tốt!~~Nguồn

Eren Jeager
4 tháng 8 2017 lúc 10:25

Trên hành trình của một hồn thơ đi từ “thung lũng đau thương” ra “cánh đồng vui”, từ “chân trời cùa một người” đến với “chân trời cua tất cả”, hơn ai hết, Chê Lan Viên hiểu được vai trò lớn lao của Đảng và Nhân dân, những người mà nhà thơ cho rằng đã “thay đổi đời tôi, thay đổi thơ tôi”. Niềm hạnh phúc rưng rưng của một nhà thơ đã nhận chân ra giá trị đích thực của cuộc đời mình khi trở về với Nhân dân đã được nhà thơ diễn đạt một cách chân thành và xúc động qua những câu thơ:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Tiếng hát con tàu là bài thơ được sáng tác từ một sự kiện kinh tế - xã hội: cuộc vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới vào năm 1960. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ dừng lại với ý nghĩa tuyên truyền cho một đường lối, chính sách của Đảng. Với tư cách là một nhà thơ, từ thực tế đời sống với những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với người nghệ sĩ, nhà thơ đã thể hiện được khát vọng trở về với đất nước và nhân dân - cội nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở về với nhân dân:

“Con gập lai nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”

Trong hoài niệm của nhà thơ về Tây Bắc, nhân dân không phải là một khái niệm trừu tượng mà được hiện diện qua những cuộc đời, những số phận cụ thể. Đó là người anh du kích với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách. Đêm cuối cùng anh gửi lại cho con”, là thằng em liên lạc: “Mười năm tròn không mất một phong thư”, là bà mế “lửa hồng soi tóc bạc. Năm con đau mế thức một mùa dài”... Họ là những người có cuộc đời nghèo khó nhưng đã hi sinh trọn đời cho Cách mạng, được nhà thơ nhắc đến bằng tất cả lòng biết ơn chân thành nhất. Từ nhừng con người, những cuộc đời cụ thể ấy, mạch cảm xúc thơ lại hướng đến suy tưởng, khái quát:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

Đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc trước hết bởi lối xưng hô nhằm tạo ra quan hệ ruột thịt: “Con gặp lại nhân nhân”. Cách xưng hô giản dị mà chân thành, ấm áp đã cụ thể hóa một lần nữa mối quan hệ giữa nhà thơ và nhân dân. Đây là một nhận thức mới mẻ thể hiện hành trình của một quá trình nhận thức; từ cái tôi chật hẹp của chính mình, người nghệ sĩ đã hòa nhập với cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Đây cũng là nhận thức của Xuân Diệu khi ý thức về chỗ đứng, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với nhân dân:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với muôn người chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao”

(Những đêm hành quân)

Vì vậy, lối xưng hô ân tình ấy sở dĩ gây được xúc động trong lòng người đọc cũng chính là bơi nhà thơ đã nói được tấm lòng của cả một thế hệ mà có lần Chế Lan Viên đã trách cứ với chính mình vì “lỡ nhịp” với cuộc sống của nhân dân:

Có thể nào quên cả một thời thơ ấy

Tổ quốc trong lòng mà có cũng như không

Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng

(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi tha tôi)

Trong niềm xúc động chân thành ấy, nhà thơ đã diễn đạt ý nghĩa của cuộc trở về với nhân dân bằng lối so sánh đầy bất ngờ, sáng tạo. Đây là một lối so sánh, liên tưởng trùng điệp. Chỉ có bốn câu thơ mà xuất hiện đến năm lần biện pháp so sánh. Cảm giác như niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân: bỗng nở xòe như những cánh hoa rực rỡ và ấm áp sắc màu. Lối so sánh phức này là một đặc trưng thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Trong bốn câu thơ đề từ, nhà thơ đã so sánh Lòng ta, Tâm hồn ta với hai hình ảnh: con tàu và Tây Bắc. Đến phần sau của bài thơ, khi nói về nỗi nhớ, về tình yêu, những câu thơ ấy lại một lần nữa khoe sắc qua lối liên tưởng:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Việc xây dựng hình tượng thơ qua lối so sánh phức có ý nghĩa rất lớn về thể hiện niềm xúc động rưng rưng của nhà thơ, đồng thời tạo được sự liên tưởng nhiều chiều với những quan hệ ngang dọc trong trí tưởng tượng của người đọc.

Những biện pháp so sánh ở đây lại được xây dựng từ những hình ảnh rất bình dị, quen thuộc, đặc biệt với người dân miền núi: nai, suối, cũ, cỏ, chim én, mùa xuân, chiếc nôi. Điều này cũng ghi nhận nỗ lực của nhà thơ trên con đường từ bỏ những hình ảnh xa lạ, ma quái ở những tập thơ trước Cách mạng để trở về với thế giới bình dị, mang trong đó hơi thở cuộc sống của nhân dân. Nếu trước dây, người đọc luôn bắt gặp những hình ảnh cầu kì, thậm chí điên loạn: bóng ma Hời, những sông vắng lê mình trong bóng tối... thì đến bài thơ, đoạn thơ này là những hình ảnh đầy ắp vẻ đẹp của hiện thực đời sống.

Cái hay trong đoạn thơ còn là cách sắp xếp những hình ảnh so sánh của nhà thơ. Đó là lối so sánh tăng dần theo cấp độ. Ba vế so sánh đầu hướng về tự nhiên, về ngoại vật. Nhưng đến hai vế so sánh còn lại lại hướng về con người và nhu cầu tồn tại của con người: trẻ thơ đổi lòng - gặp sữa; nôi ngừng - cánh tay đưa. Chính cách sắp xếp ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện niềm biết ơn chân thành và sâu sắc của nhà thơ khi được về với Nhân dân.

Không những thế, lối so sánh trong khổ thơ còn mang đậm tính triết lí: Mỗi sự vật chỉ có thể có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ máu thịt với các sự vật khác. Nai và suối cũ — đó là hai yếu tố không thể tách rời, trong đó, suối cũ đã trở thành môi trường sống cùa loài nai. Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm bắt đầu của một năm. Thời điểm ấy thích hợp nhất cho sự phát triển của cỏ cây, hoa lá. Mùa xuân và những cánh chim én; trẻ thơ và nhu cầu gặp sữa... đều là những hình ảnh luôn được đặt trong những mối quan hệ chi phối lẫn nhau. Mượn những hình ảnh trong đời sống tự nhiên và xã hội, mượn những quy luật ấy để nhà thơ nói đến một mối quan hệ lớn hơn: nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi phản ánh đời sống. Hiện thực đời sống là điểm xuất phát đồng thời cũng là cái đích cuối cùng mà mỗi tác phẩm văn học phải hướng tới. Nếu đánh rơi mất đời sống, thơ ca sẽ chết khô trên trang giấy. Nhưng để phản ánh được hiện thực đời sống, người nghệ sĩ phải gắn bó cuộc đời mình với nhân dân, phải cùng nhịp đập với hàng triệu trái tim của nhân dân, có lẽ, không nhà thơ nào lại diễn đạt chân lí của quá trình sáng tạo ấy hay và sâu sắc như Chế Lan Viên.

Đây là một trong những đoạn thơ khá hay trong bài thơ. Với lối xây dựng hình ảnh mới lại, với lối so sánh giản dị nhưng sâu sắc. Chế Lan Viên đã hướng người đọc đến một quy luật có tính phổ quát: trở về với nhân dân là con đường tất yếu. Nó phù hợp với quy luật của tự nhiên cũng như phù hợp với đạo lí tình cảm con người. Bởi vì chỉ có con đường ấy mới mở ra được những chân trời lớn cho người nghệ sĩ. Đi trên con đường ấy, Chế Lan Viên đã thực sự thành công, trở thành tiếng thơ hào hùng, tiếng kèn xung trận trong những năm chống Mĩ sau này.

Võ Văn Khánh Duy
4 tháng 8 2017 lúc 11:24

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.

Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.

Đạt Trần
4 tháng 8 2017 lúc 14:36

Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.


Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. Ra đời vào những năm đất nước đang hồ hởi xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếng hát con tàu là tiếng thơ, là giai điệu cổ vũ những con người Việt Nam không quản ngại khó khăn gian khổ lên đường đến với những miền đất xa xôi của tổ quốc để xây dựng một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài thơ cũng thể hiện tấm lòng ân tình thủy chung của những người con cách mạng khi về với nhân dân. Tình cảm thiêng liêng đó được thể hiện thành công trong khổ thơ:

Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi nhà thơ viết “Con gặp lai nhân dân…” tức là giữa nhân vật chữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ nhất định. Phải là những người đã gặp nhau đã sống cùng nhau thì mới có thể diễn tả như vậy.

Đại từ xưng hô "Con" với nhân dân đã xác định được tính chất, mức độ của mối quan hệ đó. Vậy là với nhân dân, nhân vật trữ tình có một quan hệ khăng khít, máu thịt. Họ đã từng có những ngày tháng gắn bó yêu thương, đã từng chia ngọt sẻ bùi. Khổ thơ của Chế Lan Viên gợi nhắc những câu thơ ân tình thủy chung của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc khi nhà thơ và những người kháng chiến chia tay với những người dân chiến khu Việt Bắc yêu thương:

Loading... Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng. Bằng việc sử dụng đại từ xưng hô này, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm vui mừng, phấn khởi khi được gặp lại nhân dân. Nó gợi dậy trong tình cảm của người đọc những hình ảnh, những, ấn tượng của một con người đi xa lâu ngày được gặp lai những người đã sinh ra mình, đã từng nuôi nấng, chăm sóc mình trên mảnh đất quê hương, trong mái nhà thân thuộc. Bởi thế, nhà thơ Chế Lan Viên đã đánh thức dậy trong tiềm thức, trong tình cảm của người đọc biết bao tình cảm ấm áp, gần gũi. Ở những câu thơ sau, để thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với nhân dân, nhà thơ đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh thật độc đáo, nhưng cũng thật bình dị và thân thuộc. Việc nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân được ví với: Cỏ đón giêng hai
Chim én gặp mùa
Trẻ thơ đói lòng gặp sữa .
Nôi ngừng gặp cánh tay đưa Giêng hai với tiết trời ấm áp của mùa xuân mang lại sức sống, sự đâm chồi nảy lộc cho cây cỏ; chim én vượt qua cả mùa đông giá lạnh đã đến ngày được gặp lại mùa xuân để chao liệng, tung cánh giữa bầu trời tự do; và hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần hội tụ một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân. Những hình ảnh so sánh ấy còn biểu hiện một sắc thái tình cảm khác, đó là lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với nhân dân. Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả. Việc các nhà thơ sử dụng bút pháp so sánh để biểu hiện cảm xúc là một việc quen thuộc. Song trong cái quen thuộc đó, cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây vẫn hàm chứa một sự độc đáo. Thông thường các nhà thơ so sánh theo mô hình đôi chiếu 1-1. Tức là một cái được 80 sánh thì tương ứng với một Gái dùng để so sánh, theo kiểu; … Con mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao) Song ở đây, cái được so sánh chỉ có một mà cái dùng để so sánh thì tới bốn. Nhà thơ đã mượn đến bốn hình ảnh để thể hiện tình cảm của mình khi gặp lại nhân dân. Vậy mà dường như người đọc vẫn có cảm giác nhà thơ chưa thực thỏa mãn với sự biểu hiện đó. Nhân vật trữ tình như muốn nói nhiều hơn nữa về sự gắn bó của mình đối với nhân dân. Bởi thế, có thể nổi sự đặc biệt trong việc sử dụng bút pháp so sánh ở đây cho thấy một tình cảm thương yêu mênh mang, sâu lắng. Với việc sử dụng bút pháp so sánh đầy tính sáng tạo như vậy một mặt dã tạo nên tính hình tượng, tính biểu cảm mạnh mẽ, mặt khác tạo nên tính trí tuệ cho khổ thơ. Cảm xúc mà khổ thơ biểu hiện nhờ vậy mà tác động mạnh tới nhận thức lí trí và tình cảm của người đọc. Khổ thơ ngắn song nó thể hiện nhiều nét độc đáo trong phong cách thơ của Chế Lan Viên. Cùng với những khổ thơ khác, khổ thơ này đã góp phần thể hiện, nâng niu và vun đắp những tình cảm đẹp. Chế Lan Viên đã nói giùm tiếng lòng của bao người Việt Nam sống trong thời kì ấy và truyền đến thế hệ sau một bức thông điệp về sự gắn bó, tình yêu thương và lòng nhân ái.

Các câu hỏi tương tự
trần ngọc huyền
Xem chi tiết
Quang Anh
Xem chi tiết
Thư Mạnh
Xem chi tiết
Trương Nguyễn Bảo Như
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Thiện
Xem chi tiết
Minh Huệ
Xem chi tiết
Ngân Hà
Xem chi tiết
Enderboy gamer
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hải Vương
Xem chi tiết