Những câu hỏi liên quan
Edogawa Conan_ Kudo Shin...
Xem chi tiết
Anh Pha
22 tháng 10 2018 lúc 20:13

I. GIẢI ĐÁP LỆNH Dựa vào hình 60 - 1 và các chú thích trên hình để hoàn thiện thông tin dưới đây. Nơi sản xuất tinh trùng là ..................... Nằm phía trên mỗi tinh hoàn là đó là nơi ..................... tinh trùng tiếp tục hoàn thiện vể cấu tạo. Tinh hoàn nằm trong ..................... ở phía ngoài cơ thể tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng (khoảng 33°C - 34°C ). Tinh trùng từ mào tinh hoàn sẽ theo ..................... đến chứa tại ..................... Trả lời: Nơi sản xuất tinh trùng là tinh hoàn. Nằm phía trên mỗi tinh hoàn là mào tinh đó là nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện vể cấu tạo. Tinh hoàn nằm trong bìu ở phía ngoài cơ thể tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng (khoảng 33°C - 34°c ). Tinh trùng từ mào tinh hoàn sẽ theo ống dẫn tinh đến chứa tại túi tinh. II. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Chọn chức năng thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c....) điền vào ô trống ứng với mỗi bộ phận của cơ quan sinh dục nam ở cột bên trái (kí hiệu bằng 1, 2, 3 ) ở bảng 60. Bảng 60. Chức năng của mỗi bộ phận trong cơ quan sinh dục nam Cơ quan Chức năng 1. Tinh hoàn 2. Mào tinh hoàn 3. Bìu 4. Ống dẫn tinh ũ 5. Túi tinh 6. Tuyến tiền liệt ũ 7. Ống đái 8. Tuyến thành (tuyến Côpơ) a) Tiết dịch hoà với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch. b) Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua c) Nơi sản xuất tinh trùng d) Tiết dịch để trung hoà axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hộ tình dục e) Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng g) Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo h) Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh i) Bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh Trả lời: 1 c; 2 g; 3 i; 4 h; 5 e; 6 a; 7 b; 8 d.

Bình luận (0)
Anh Pha
22 tháng 10 2018 lúc 20:14

Thao khảo ở đây: http://www.loptruong.com/co-quan-sinh-duc-nam-sinh-hoc-8-40-2056.html

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Võ Bảo Vân
11 tháng 1 2019 lúc 18:16
Bình luận (0)
hiep luong
11 tháng 1 2019 lúc 18:45

Câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Phân tích câu tục ngữ:

Câu Nghĩa câu tục ngữ Giá trị câu tục ngữ Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1 Con người quý giá hơn tiền bạc Đề cao giá trị con người Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2 Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
3 Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương Trong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹp Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4 Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5 Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
6 Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.
7 Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình Đề cao cách ứng xử hòa ái. Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha
8 Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa
9 Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân

Câu 3 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)

So sánh:

- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội

- Khác:

+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

- Một số câu tục ngữ tương tự:

- Bán anh em xa mua láng giềng gần

- Xảy đàn tan nghé

- Máu chảy ruột mềm.

Câu 4 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Diễn đạt bằng cách so sánh:

+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách

+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.

Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:

- Máu chảy ruột mềm

- Chết vinh còn hơn sống nhục

Một số câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

- Trọng của hơn người

Ý nghĩa - Nhận xét

- Học sinh nhận ra được ý nghĩa của những câu tục ngữ về con người và xã hội, đó là: tôn vinh giá trị con người, đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Từ đó, học sinh đúc kết cho mình những bài học đời sống thiết thực.

- Học sinh thấy được cách nói ví von, ẩn dụ giàu hình ảnh, hàm súc của những câu tục ngữ về con người và xã hội

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 1 2019 lúc 19:58

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu Nghĩa của câu Giá trị kinh nghiệm Trường hợp ứng dụng
(1) Con người quý hơn của cải Đề cao giá trị con người - Giáo dục : Là triết lí đúng đắn. Phê phán thái độ sống sai lầm. - An ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản.
(2) Răng, tóc thể hiện hình thức, tính nết con người Cần biết chăm chút từng yếu tố nhỏ trong cách sống xuề xòa
(3) Dù nghèo khổ vẫn sống trong sạch, lương thiện nghèo khó vẫn phải giữ gìn nhân cách giáo dục lối sống, trong pháp luật
(4) Phải học nhiều điều trong cuộc sống Cần học các hành vi ứng xử khi có suy nghĩ, cách sống chưa chín chắn
(5) Sự quan trọng của người thầy Đề cao vị thế người thầy thầy dạy phải phù hợp. Biết tôn trọng, biết ơn thầy
(6) Học bạn là cách học hiệu quả Đề cao việc học bạn khi chọn cách học
(7) con người phải biết yêu thương lẫn nhau Lòng thương yêu đồng loại là cao quý trong ứng xử người với người, trong giáo dục
(8) luôn biết nhớ ơn người giúp đỡ Lòng biết ơn là đáng quý giáo dục nhân cách sống
(9) Khi đoàn kết, việc khó khăn trở nên dễ dàng đoàn kết là yếu tố tạo nên sức mạnh khi cuộc sống thiếu tinh thần đồng đội

Câu 3* (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): So sánh

- Một câu đề cao vai trò người thầy, một câu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn. Học phải có thầy, nhưng bạn bè là người gần gũi dễ trao đổi. Hai câu tục ngữ bổ sung nghĩa cho nhau.

- Ví dụ tương tự :

+ Máu chảy ruột mềm

(tình ruột thịt) –

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đặc điểm tục ngữ :

- Diễn đạt bằng so sánh (câu 1, 6, 7):

+ Một mặt người bằng mười mặt của.

+ Học thầy không tày học bạn.

- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ (câu 8, 9) :

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : quả

– chỉ thành quả lao động, ăn quả – chỉ người hưởng thụ thành quả, kẻ trồng cây

– chỉ người tạo nên thành quả.

- Từ và câu có nhiều nghĩa :

+ Cái răng, cái tóc : không chỉ mang nghĩa đen cụ thể mà còn mang nghĩa là các yếu tố hình thức nói chung.

+ Ăn, nói, gói, mở : chỉ cách ứng xử nói chung.

Bình luận (1)
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 2 2021 lúc 11:44

Câu 1: có mấy cách khởi động phần mềm Microsoft Word? Đó là những cách nào 

Có 3 cách. 

Cách 1: Nháy đúp chuột tại biểu tượng w trên màn hình Desktop.

Cách 2: Start \ All programs \ Microsoft Ofice \ Microsoft Word 2010.

Cách 3: Start, chọn hộp tìm kiếm, nhập chuỗi winword, nhấn Enter.

Câu 2: so sánh sự khác nhau giữa soạn thảo văn bản truyền thống và soạn thảo văn bản bằng máy tính ?

Soạn thảo văn bản bằng máy tính

+) Không tốn công sức

+) Không có nhiều lỗi sai

+) Thuận tiện khi làm việc

+) Có thể thay đổi hình ảnh,phông chữ,kiểu chữ tùy theo ý thích.

 

 

Bình luận (0)
Thu Hồng
3 tháng 2 2021 lúc 11:55

Word được khởi động như mọi phần mềm khác, ta có 2 cách sau:

 

       ◦ Nháy đúp lên biểu tượng của Word trên màn hình nền.

 

       ◦ Nháy vào nút Start, trỏ chuột vào All Programs và chọn Microsoft Word.

 

       

Bình luận (0)
nguyen ha giang
Xem chi tiết
₮ØⱤ₴₮
12 tháng 6 2019 lúc 19:46

đề sai nha bn

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:28

Mở bài:

VIẾNG LĂNG BÁC

                                                 Viễn Phương

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm trọn non sông cả kiếp người

           Nhắc đến Bác là ta nhắc đến Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người có bao câu chuyện cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác.

Thân bài:

1.1.         Tác giả Viễn Phương

- Là gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.

- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.

1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác”

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ 1976

+ Sau giải phóng, và cũng là khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương có dịp ra thăm lăng.

-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

3. Phân tích:

3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian và cảnh vật ngoài lăng.

*Câu thơ đầu

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

- Cách xưng hô: Con – Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương dành cho Bác. Bác không còn là Vị lãnh tụ vĩ đại, cao xa nữa mà đã trở thành một người cha của nhân dân Việt Nam.

- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.

- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa. Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.

*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:

+ Xuất hiện nhiều trong văn học

+ Là hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp và CON NGƯỜI VIỆT NAM.

- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:

+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó khăn, trở ngại, thách thức. Là chặng đường đầy đau thương mà lịch sử dân tộc đã đi qua.

+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.

+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thành kính trước anh linh của Bác.

- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre – của nhân dân, đất nước.

*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung thành với lí tưởng mà vị lãnh tụ vĩ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng và dân tộc nói chung với Người.

3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

*2 câu đầu: Bác – vầng mặt trời vĩ đại của dân tộc.

- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt trời thứ nhất, là mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì vầng mặt trời thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người đã mang luận cương Mác – Lê nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước. Bác là sự sống diệu kì, là sự hồi sinh sau đêm trường nô lệ dưới ách phong kiến và thực dân.

- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:

+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử, và nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.

+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.

+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên tưởng đến dòng nước mắt – sự hiện hữu của nỗi đau và mất mát.

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như có ai đó vô hình dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ vĩ đại.

- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

+ Bảy chín mùa xuân: Vừa là số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp vĩ đại của người là mùa xuân của dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời và mang về mùa xuân cho đất nước.

+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng là những bông hoa chiến công mà nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ là giây phút thành kính, thiêng liêng dâng lên trước anh linh của Người. 

3.3. Khổ 3 – NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.

*3 câu thơ đầu – hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

 

-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương – là đất nước, nhân dân ta đã mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm” và đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân VN, Bác chưa một giây phút đi xa.

*Câu thơ cuối:

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 và 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật: Nét nghĩa giữa 3 câu đầu và câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.

+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm chiếm trọn trái tim – đau nhói trong tim.

+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã có thì con người ấy mãi mãi ra đi.

=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói ở trong tim. Trái tim, vốn là biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang nghe muôn vàn  nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi đau, sự mất mát.

3.4. Khổ 4 – CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.

*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước mắt.

+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ  nói thương là đã dốc cạn lòng, chạm đáy của tình cảm, là mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.

+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm xúc của mình. Đến giờ có lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.

*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ.

- Dấu ba chấm ở câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ. Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.

- Ước nguyện của nhà thơ:

+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời

+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời

+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.

=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời

-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.

=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác – không muốn rời xa, muốn được ở mãi bên người.

=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình cảm đối với quê hương, đất nước.

- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:

+ Đầu bài thơ là hình ảnh “hàng tre” – biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN

+ Cuối bài thơ là hình ảnh “cây tre” – biểu tượng cho cá nhân tác giả, với sự đóng góp nhỏ bé của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất nước.

ð  Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng định tinh thần yêu nước.

4. Tổng kết:

- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.

- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh – viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.

- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…

- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương  phản đối lập…

Bình luận (0)
Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Bảo Hằng
9 tháng 9 2020 lúc 16:55

Thích soạn j thì soạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ninja(team GP)
9 tháng 9 2020 lúc 17:01

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.

- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.

- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + 12 tháng sau mới sinh ra Gióng

     + Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

     + Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:

a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

     + Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già

b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc

c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân

d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước

đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc

e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.

Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:

- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:

- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc

- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.

Luyện tập

Bài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:

- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc

- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.

Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:

- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng

- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Bảo Hằng
9 tháng 9 2020 lúc 17:02

Dài kinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
๛Ňɠũ Vị Čáէツ
Xem chi tiết
 .
16 tháng 12 2018 lúc 20:14

San hô chủ yếu có lợi vì:

- Ấu trùng san hô trong các gai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của những loài động vật biển

- Các loài san hô tạo thành các rạch bờ biển, bờ chắn, đảo san hô..là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương

Cành san hộ có lợi là:

Cành san hô dùng trang trí chính là khung xương bằng đá vôi của san hô

Bình luận (0)
xKrakenYT
16 tháng 12 2018 lúc 20:16

San hô chủ yếu có lợi vì:

- Ấu trùng san hô trong các gai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của những loài động vật biển

- Các loài san hô tạo thành các rạch bờ biển, bờ chắn, đảo san hô..là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương

Cành san hộ có lợi là:

Cành san hô dùng trang trí chính là khung xương bằng đá vôi của san hô

Bình luận (0)
nguyễn thị kim huyền
16 tháng 12 2018 lúc 20:20

-San hô chủ yếu co lợi vì nó là loại sinh thai đặc sắc của đại dương: san hô tạo thành các dạng bờ biển, bờ chắn, đảo sản hô.
 Các thứ trùng của san hô trong giao đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn cho các động vật khác ở biển.
-Người ta ngâm cành  san hô vào nước vôi để hủy hoại phần thịt và chỉ còn lại bộ xương bằng đá vôi có thể dùng làm 1 vật trang trí.
 

Bình luận (0)
nguyen ha giang
Xem chi tiết
₮ØⱤ₴₮
12 tháng 6 2019 lúc 18:34

đề sai nha bạn

Bình luận (2)
Nguyễn Mỹ Linh
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
28 tháng 3 2023 lúc 22:04

1) Thap tuoi sinh vat, trong do so luong ca the nhom tuoi truoc sinh san cao hon dang sinh san va tuoi dang sinh san cao hon nhom tuoi sau sinh san. Thap tuoi do bieu thi cho quan the:

A. tre, dang phat trien          B. on dinh              C. khong on dinh      D. gia, suy thoai

Bình luận (0)