Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tiểu
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
9 tháng 11 2017 lúc 20:17

Khoa học đã chứng minh được rằng: cứ 1000g nước cây hập thụ vào qua rễ thì có tới 990g nước thoát ra ngoài không khí qua lá; trong 10g còn lại thì chỉ có một lượng rất nhỏ khoảng tầm 2g là có tác dụng để tổng hợp chất khô. Macximop – Nhà sinh lí thực vật người Nga đã viết: “thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”.

“Tai họa” ở đây là muốn nói, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

Còn “tất yếu” là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì có thoát nước mới lấy được nước.

Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng. Người ta gọi đó là động lực trên của con đường vận chuyển nước.

Mặt khác, khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiết độ của bề mặt là được điều hòa, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút. Ngay ở sa mạc, nhiệt độ của lá nơi nắng chói chang cũng chỉ cao hơn trong bóng râm 6-7 độ C.

Một lí do quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường.

Quân Đỗ
9 tháng 11 2017 lúc 21:38

Vì khi rễ cây phải hút một lượng nước lớn thì lá phải thoát hơi để có thể hút nước tiếp. Khi thoát nước nhiệt độ của cây đc cân bằng.

vũ tiến đạt
10 tháng 11 2017 lúc 6:27

Nguyên văn thì Macximôp nói: " Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây"
THN là tai họa vì lượng nước cây thoát ra quá lớn (98 - 99% lượng nước hút vào) do đó đòi hỏi cây phải hút nước nhiều hơn và gặp khó khăn trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.
THN là tất yếu (cần thiết, tất nhiên phải có) vì THN có vai trò quan trọng (Xem SGK nhé) do đó nếu ko THN thì cây sẽ chết.

goople
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 4 2021 lúc 20:48

Ý 1:

*Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở thực vật:

+ Qua khí khổng

1.  Đặc điểm:

- Vận tốc lớn

- Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

2.  Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước 

- là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng

- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.

-Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn

+  Qua lớp cutin

1. Đặc điểm:

- Vận tốc nhỏ

- Không được điều chỉnh

2.  Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:

- Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.

- Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin

- Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.

Ý 2:

Thoát hơi nước là tai họa tất yếu vì:

- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

- Làm khí khổng mở ra, CO2 khuếch tán đi vào, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

- làm giảm nhiệt độ ở lá, tránh cho lá bị đốt nóng, đảm bảo quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Nguyên văn thì Macximôp nói: "Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây"

THN là tai họa vì lượng nước cây thoát ra quá lớn (98 - 99% lượng nước hút vào) do đó đòi hỏi cây phải hút nước nhiều hơn và gặp khó khăn trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.

THN là tất yếu (cần thiết, tất nhiên phải có) vì THN có vai trò quan trọng (Xem SGK nhé) do đó nếu ko THN thì cây sẽ chết.

Smile
9 tháng 4 2021 lúc 20:48

* Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước:

Con đường qua cutin Con đường qua khí khổng
- Vận tốc nhỏ.
- Không được điều chỉnh

- Vận tốc lớn.
- Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

* Thoát hơi nước là 1 tai hoạ và cũng là 1 tất yếu:
- Là tai hoạ vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá
lớn
- Là tất yếu vì:
+ Thoát hơi nước thì mới tạo 1 lực hút để lấy được nước
+ Thoát hơi nước -> Điều hòa nhiệt độ lá
+ Thoát hơi nước -> Khí khổng mở -> Trao đổi khí.

Tìm bông tuyết
9 tháng 4 2021 lúc 20:49

Sự thoát hơi nước qua lá theo 2 con đường qua cutin và qua khí khổng

Minh Lệ
Xem chi tiết

Quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này vì:

- Quá trình thoát hơi nước của cây tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.

- Quá trình thoát hơi nước giúp lá cây không bị đốt nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

- Quá trình thoát hơi nước còn tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật (khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường).

Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết
Nguyễn Uyên
10 tháng 12 2016 lúc 21:07

B) Khi cây bị bứng đi thì nó đã bị đứt một phần rễ. Khi trồng thì phải đợi nó ra rễ khác mới hút nước nuôi cây, trong khi lá là nơi thoát hơi nước. Lúc này cần hạn chế thoát càng ít càng tốt.
Tuy nhiên không thể cắt hết lá vì lá phải tổng hợp chất tinh bột để nuôi cây.
Riêng đối với những cây lớn thì có cắt hết lá cũng không sao, vì nó đủ sức để mọc chồi mới và rễ mới

 

Nguyễn Uyên
10 tháng 12 2016 lúc 21:08

Khi cây bị bứng đi thì nó đã bị đứt một phần rễ. Khi trồng thì phải đợi nó ra rễ khác mới hút nước nuôi cây, trong khi lá là nơi thoát hơi nước. Lúc này cần hạn chế thoát càng ít càng tốt.
Tuy nhiên không thể cắt hết lá vì lá phải tổng hợp chất tinh bột để nuôi cây.
Riêng đối với những cây lớn thì có cắt hết lá cũng không sao, vì nó đủ sức để mọc chồi mới và rễ mới

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 6 2019 lúc 2:08

Đáp án B

(1) Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá. à đúng

(2) Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây. à đúng

(3) Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí. à sai

(4) Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin. à đúng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 3 2018 lúc 12:36

Đáp án B

(1) Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá. à đúng

(2) Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây. à đúng

(3) Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí. à sai

(4) Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin. à đúng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
3 tháng 10 2019 lúc 8:23

Đáp án B

(1) Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá. à đúng

(2) Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây. à đúng

(3) Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí. à sai

(4) Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin. à đúng

Nguyên Nguyên
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
3 tháng 9 2021 lúc 19:47

Câu 3:

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy ( áp suất rẽ ), lực hút do thoát hơi nước ở lá ( lực chủ yếu ), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. 

- Mạch rây gồm các tế bào sống có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hoá ở lá cũng như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển của dòng mạch rây theo phương thức vận chuyển tích cực. 

- Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống. 

- Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Phía sau một cô gái
3 tháng 9 2021 lúc 20:03

Câu 4: Cây được nấm cộng sinh với hệ rễ sẽ làm tăng bề mặt hấp thu nước và các chất dinh dưỡng.

Câu 5:

– Khi đất trồng bị kiềm tính với pH \(\approx\) 8,0, rễ cây vẫn hấp thu được các nguyên tố N, S, Mo nhưng không hấp thu được các nguyên tố gây vàng lá khác là Fe, K và Mg.

- Giải pháp để khắc phục:

+ Trước tiên cần giảm pH của đất về trị số axit nhẹ ( từ 5 đến 6,5 ) bằng cách cung cấ thêm cho đất sunfat hoặc S ( vi sinh sẽ sử dụng S và giải phóng ra gốc sunfat làm giảm pH của đất )

+ Sau đó cung cấp các loại phân bón có chứa các nguyên tố khoáng bị thiếu ( Fe, K và Mg ) cho đất

 

Phía sau một cô gái
3 tháng 9 2021 lúc 19:44

Câu 1:

– Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

→ Quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.

– Nito tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, axit nucleic, diệp lục, ATP,…

→ Thiếu nito sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng nhạt xuất hiện trước tiên ở những lá già. Điều đó xảy ra là do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây.

– Nito là thành phần cấu tạo của protein – enzim, coenzim và ATP. Vì vậy nito tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất.

Câu 2:

- Thế nước ở lá thấp hơn ở rễ bởi vì nồng độ chất tan trong lá lớn hơn trong tế bào rễ.Tế bào nhu mô có nồng độ chất hòa tan rất cao bởi nước nguyên chất bốc hơi ra ngoài trong quá trình thoát hơi nước.

- Tế bào rễ có thế nước cao hơn tế bào lá vì nó không bị mất nước tinh khiết.

Trần Thị Phượng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
22 tháng 11 2016 lúc 18:41

Câu 1 :

- Việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí vì khi quang hợp, cây xanh lấy khí cacbonic trong không khí và thải khí ô-xi ra ngoài môi trường nên giảm khí cacbonic -> giảm ô nhiễm môi trường

- Thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá : Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.

- Vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.

Isolde Moria
22 tháng 11 2016 lúc 18:45

Câu 2 :

Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

Nước + khí cacbônic —---- > tinh bột + khí ôxi

Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:

- Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.

Isolde Moria
22 tháng 11 2016 lúc 18:44

Câu 1 :

(+) Vì cây xanh có khả năng :

+ Làm tăng độ ẩm ko khí qua sự thoát hơi nước

+ Quang hợp , hút bụi , CO2 thải O2

(+) Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.

(+) Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí O2 của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí CO2