Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hồ Quế Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
5 tháng 1 2022 lúc 23:01

mn giúp em/mih vs ạ

cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )

Bình luận (0)
Minh Thư
Xem chi tiết
Phương Thảo
17 tháng 11 2016 lúc 16:11
1/ Hai bài thơ đã thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta. Một bài nêu cao chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất : Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ nhận thảm bại. Một bài thể hiện khí thế chiến thắng ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triến cuộc sống trong hoà bình, với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.
2/ Hai bài thơ, một bài thuộc thể thất ngôn, một bài thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) nhưng đều dùng để diễn đạt ý tưởng và giống nhau ở cách nói chắc chắn, cô đúc, trong đó cảm xúc nằm trong ý tưởng, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một.

 

 

Bình luận (0)
Tú Linh
Xem chi tiết
Minh Thư
20 tháng 11 2016 lúc 10:41

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (13)
Phương Thảo
20 tháng 11 2016 lúc 13:43

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3.

- Hình ảnh người bà:

Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
Bình luận (10)
trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 14:59
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.4. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn
Bình luận (4)
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 5:14

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

 

 

Bình luận (38)
Edogawa Conan
20 tháng 11 2016 lúc 16:36

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Bình luận (3)
Lương Quang Trung
16 tháng 11 2018 lúc 19:14

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng. - Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. - Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo). Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu. 3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà. 5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt: - Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu. - Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả. - Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. 4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

Bình luận (0)
Lăng Thị Đan Lê
Xem chi tiết
Tran Phuc
3 tháng 2 2020 lúc 15:39

Sông núi nước nam có nd là bài thơ đe dọa giặc xâm lược và cổ vũ nâng cao tinh thần chiến đấu chống quân xl của nước ta ngoài ra bài thơ còn là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
Phò giá về kinh thì mik ko nhớ
Tinh thần yêu nc của dân ta bộc lộ qua từng dòng văn dòng thơ nói nên tinh thần yêu nc thương dân 1lòng 1 dạ bảo vệ chủ quyền đất nc
(chắc ko đúng đâu):))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ziro Official
Xem chi tiết
tạ xuân phương
Xem chi tiết
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:22

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:36

huhu làm đfi mà

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:53

tui sắp thi rùi :( huuhuhuhuh pls :(

Bình luận (0)
Alone
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 12 2016 lúc 9:12

Đề 3:

Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỷ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.

Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.

Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuấi hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.

Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:

Đây bốn bề núi núi

Hiu hắt vắng tăm người

Đèo cao và lưng hẹp

Dăm túp lều chơi vơi

Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỷ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.

Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.

Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.

Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.
 

Bình luận (0)
Yến Chippi Bùi
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:02

     Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

 

Bình luận (3)
Nguyễn Thị Kim Ngân
18 tháng 10 2016 lúc 19:06

Qua bài thơ bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến tôi nghĩ đây là một bài thơ rất hay,sâu đậm thể hiện tình cảm thắm thiết của hai ng bn,và thể hiện nk giọng ns vui tươi,hóm hỉnh,hình ảnh mộc mạc,dân giã,giản dị,nó vượt lên cả vật chất.

CHÚC BN HOK TỐT haha

Bình luận (0)
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 19:34

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “ bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhở mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả *****ời than trách “ cải chửa ra cây”, “ cà mới nụ”, “ bầu vừa rụng rốn”, ” mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình d***** đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình- những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xác và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Từ khóa: Cảm nhận bài thơ bạn đến chơi nhà, Cảm nhận bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến, Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà, Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, phát biểu Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Trịnh Lan Anh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
19 tháng 12 2016 lúc 16:24

- Điểm giống nhau của hai bài thơ :

+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau :

+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

2 văn bản này là thơ trung đại.

Bình luận (1)
Lê Thị Ngọc Duyên
28 tháng 7 2017 lúc 15:15

*Giống nhau:- Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.

-Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc.Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.

*Khác nhau:

Sông núi nước nam Phò giá về kinh
- Nêu cac chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong. Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (1)