Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thai Son
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Linh Phương
10 tháng 9 2016 lúc 17:28

I.     Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa. Nở vài ngày tết.

II.    Thân bài

a.               Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

-       Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b.               Tả chi tiết từng bộ phận

-       Gốc mai, thân mai?

-       Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

-       Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

-       Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...

-       Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

-       Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III.    Kết luận

Cảm xúc, cảm nghĩ chung về cây hoa mai.

Bạn tham khảo nha .Chúc bạn học tốt!

Linh Phương
10 tháng 9 2016 lúc 17:29

Đây là bài văn tả cây hoa mai. Bạn tham khảo nó rồi triển khai ý ra nhé!

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 8:55

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây mai của ai? ỏ đâu?

- Được trồng từ bao giờ?

2.  Thân bài:

* Tả cây mai:

- Cảnh tuốt lá cho cây mai vào rằm tháng Chạp.

- Sau khi tuốt lá, mai ra nụ, hoa nỏ lác đác.

- Mấy ngày Tết, mai nở vàng rực...

- Thấy cây mai đẹp, ai cũng ngợi khen.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cây mai gắn bó với người trồng.

- Ngắm hoa mai trong ngày Tết, lòng người náo nức niềm vui.

- Hoa mai tô đẹp thêm cho sắc xuân phương Nam.

TRƯƠNG THIỆN VƯƠNG
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:59

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
phạm hồng lê
Xem chi tiết
Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:14

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:15

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

  
Dương Thu Hiền
20 tháng 12 2016 lúc 20:29

Câu 1:

1. Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.


2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
– Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.


3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Tran My Quyen
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
27 tháng 11 2016 lúc 19:18

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

 
Lê Ánh
1 tháng 12 2016 lúc 19:40

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

Lê Ánh
1 tháng 12 2016 lúc 19:41

Dàn ý 2 :

Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
le anh duc
Xem chi tiết
Diệu Anh
4 tháng 10 2018 lúc 11:34

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cmThời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòngThời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

Hạt lúa ủ thành cây mạMạ lúa cấy xuống thành cây lúaChăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bôngLúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khácTrong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.k mk nhađây là 1 dàn ý nhé
Diệu Anh
4 tháng 10 2018 lúc 11:35

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 0:26

1.

Mở bài: Giới thiệu cây hoa

- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương

- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời

- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em

Thân bài:

- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em

- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm

- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ

- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa

- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn

- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2. 

Mở bài: Giới thiệu cây hoa

- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương

- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời

- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em

Thân bài:

- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em

- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm

- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng

- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa

- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn

- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 2 2017 lúc 16:48

Để lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.

- Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.

- Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trang khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật ...