Những câu hỏi liên quan
Trần Thu Uyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 10 2016 lúc 13:40
Bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống tuyệt vời, thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Nền tảng cơ bản tạo nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới. Đoạn một: Từ đầu đến rất mới rất hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh. Đoạn hai: Phần còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh. Mở đầu bài văn, tác giả khẳng định trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt tới mức uyên thâm. Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. 

Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

 Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh. Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng: Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại… Sau khi phân tích cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, tác giả giới thiệu nét đẹp hiếm có trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. Lối sống đó thể hiện qua căn nhà mà Người đang ở, qua đồ dùng và bữa cơm hằng ngày. Đề cập đến vấn đề này, giọng văn của tác giả vừa xúc động vừa tự hào: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có lối sống giản dị như một người dân thường. Nơi ở, nơi làm việc của Bác là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, trước mặt là ao cá và bên cạnh là vườn cây xanh tốt hoa nở ngát hương như bao cảnh làng quê quen thuộc khác. Tác giả kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa lời kể và lời bình luận: Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong những lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai tiếp xúc với Bác đều cảm nhận được. Nhưng hiểu và đánh giá đúng những phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải là dễ dàng. Hình ảnh chiếc vali nhỏ bằng mây, vài bộ quần áo cũ, đôi dép lốp đơn sơ… đã gắn liền với cuộc đời thanh cao, trong sáng của Bác. Nơi Bác ở và cách sống của Bác thì như vậy, còn bữa ăn của Bác cũng chẳng khác gì bữa ăn của những người dân thường: Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc: Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Yêu Bác hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn bản chất đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh. Bởi vì, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dài hơn sáu mươi năm, phong cách sống của Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lăng đầy đau thương mà oanh liệt của dân tộc. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác đã nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống an bần lạc đạo, gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao cua người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao… Hai câu thơ trên miêu tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hoá cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp. Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại. Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên. Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét: Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở Bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại. Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại ở thế kỉ XX. Thế kỉ XX là thế kỉ đấu tranh một mất một còn giữa bạo lực và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực; là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.  Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Bình luận (0)
Hải Títt
22 tháng 10 2016 lúc 22:08

Mình học qua lâu rồi nên k nhớ đoạn trích trên nên mình giụpban phần b được thôi

 

Bình luận (0)
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 22:14

Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sông. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ đế’ bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nêu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điếm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh — tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chĩ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẩn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn nhừng bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai — một nhân vật văn học đã đế lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ cùa mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chi là nhừng niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghi nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ. Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sê để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phái gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trỏ’ thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thắng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tât nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.
Ý b nha bạn . Bạn tham khảo nha!Chúc bạn học tốt

Bình luận (2)
James Pham
Xem chi tiết
Minh Anh sô - cô - la lư...
26 tháng 1 2022 lúc 9:19

Tham khảo :

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ  lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn  lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

 

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc qua” tuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

 

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

Bình luận (0)
Tờ Gờ Mờ
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
27 tháng 8 2017 lúc 11:11

1. ( bt6 vbt văn 7- trang 10)

Chọn trong văn bản Mẹ tôi câu văn nói về người mẹ hoặc về tình cảm cha mẹ mà em thấm thía nhất.Hãy chép lại và đọc thuộc câu văn đó.

Bài làm:

- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.

2. ( bt7 vbt văn 7 - trang 10 )

Kể lại và nói lên suy nghĩ của mình về một lỗi lấm mà em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền

(cần kể một lỗi lấm có thức của mình và những suy nghĩ chân thành của em sau lỗi lầm ấy)

Bài làm:

Ông bà, bố mẹ thường khuyên em cần gì thì cứ nói thật ko nên dối trá. Nhưng rồi có một lần chỉ vì ko kiềm chế đc ý thích của mk mà em đã trở thành một kẻ dối trá. Mặc dù chuyện đó đã cách đây 5 năm rồi nhưng giờ nhớ lại em vẫn thấy rất xấu hổ. Câu truyện là như thế này:

Hồi đó em rất thích chơi búp bê nhưng vì lúc đó gia đình còn khó khăn nên bố mẹ ko thể mua cho em búp bê đc. Hôm đó là thứ sáu. Buổi tối, ngồi làm bài tập Tiếng Việt mà đầu óc em cứ nghĩ đến những con búp bê, càng nghĩ em lại càng muốn sang chơi. Em đứng lên, gấp sách lại và nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Bài Tiếng Việt này khó quá! Mẹ cho con sang nhà Linh Nhi để hỏi bài, mẹ nhé!

Mẹ đồng ý và dặn em là phải về sớm. Như chú chim sổ lồng, em chạy vụt đi. Cho tới 9h mẹ ko thấy em về liền bảo bố đi tìm. Đang ở nhà Linh Nhi chơi búp bê bất chợt em nghe thấy tiếng bố em cất lên:

- Chi! Lên xe đi về mau!

Hai đầu gối em lúc này bủn rủn, em đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố! Bố .... đi tìm con ư ???

- Phải! Mẹ bảo rằng con đến nhà Linh Nhi làm Tiếng Việt nên bố đã tới đón con.

Giọng của bố bình thản nhưng em bt rằng bố đang cố kìm nén cơn giận dữ. Một nỗi sợ hãi ghê gớm khiến cho em choáng váng. Như một con robot, em leo lên xe để bố trở về nhà. Biết rằng ko thể bao che cho hành động dối trá của mk nên em đã kể hết sự thật cho bố mẹ nghe. Nghe xong bà gọi em lại gần và nhẹ nhàng khuyên nhủ:

- Cháu gái của bà à! Chơi búp bê chỉ để giải trí thì đc, chứ cháu đừng có đam mê quá đến xao nhãng chuyện học hành thì ko nên, cháu ạ!

Lúc này hai dòng nước mắt của em bắt đầu rơi, em ôm chặt vào bà và hứa với gia đình là sẽ ko bao giờ tái phạm nữa. Thời gian trôi qua, em đã cố gắng giữ lời hứa, tập trung vào việc học hành. Do đó mà kết quả học tập của em ngày càng tốt hơn.

Câu chuyện đó đã cho em một bài học nhớ đời: Sự dối trá chỉ đem lại những hậu quả xấu mà thôi.

P/s: Mk tự viết ko hay lắm bạn thông cảm nhoa!!! vui

Bình luận (3)
Lê ĐinhHungf
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
1 tháng 11 2021 lúc 19:30

đoạn trích nào v?

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
1 tháng 11 2021 lúc 19:31

/:

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 11 2017 lúc 5:57

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Đinh Trúc Loan
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 10:41

Tham khảo:

Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Bình luận (1)
Lê Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Ngô Nhất Minh
26 tháng 1 2018 lúc 21:06

1.-Công nghiệp: phát triển rèn sắt, làm gốm, dệt vải

-Nông nghiệp: phát triển trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng

-Thương nghiệp: phát triển buôn bán trong nước và cả nước ngoài cũng đến buôn bán, trao đổi

Còn câu 2 mình không biết!

Bình luận (0)
Lê Thị Ngọc Ánh
26 tháng 1 2018 lúc 21:38

thank

thank

thank

Bình luận (0)
Cao Thị Ngọc Hằng
30 tháng 1 2018 lúc 15:27

câu 1 như bn Ngô Nhất Minh  trả lời

Câu 2:

Về lời nhận xét của Lê Vãn Hưu : chứng tỏ :
- Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của dân tộc ta.
- Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
- Dân lộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc
mong bn k mk

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 2 2017 lúc 17:32

- Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng , khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi.

- Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được.

Bình luận (0)
Truong The Anh
Xem chi tiết
Tiên Võ Bích Hoa
7 tháng 11 2021 lúc 18:56

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

Bình luận (0)