Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phan Thu An
19 tháng 2 2019 lúc 12:42

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã,

trần ngọc nhật
Xem chi tiết
huyền
26 tháng 12 2017 lúc 13:46

Bạn tham khảo:

c1:Một số biện pháp ứng phó với căng thẳng:

-Khi gặp phải căng thẳng bạn nên thư giãn bản thân mình

-Nên chơi một trò chơi

-Nên đi thư giãn cùng gia đình ,bạn bè

-Tạm thời hãy bỏ qua tất cả những điều khiến bạn căng thẳng

-Hãy nghĩ đến những điều hạnh phúc nhất của bạn

Hãy luôn mỉm cười ,hít thở thật sâu

-Hẫy ngủ một giấc để tâm hồn bạn được nghỉ ngơi

-Hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân ,bạn bè .Nhỡ đâu họ có thể giúp bạn

c2:Mình đã thể hiện trách nhiệm của bản thân với nơi mình sinh sống:

-Mình giữ gìn vệ sinh nơi ở

-Hòa đòng với mọi người

-Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nơi mình sinh sống

<đây là ý kiến cảu mình ạ>

quangduy
Xem chi tiết
Dung Hoàng Dung
28 tháng 12 2017 lúc 21:16

Bài ''Bàn về đọc sách'' của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách.

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc quatuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thưòng thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

Nguyễn Anh Thư
30 tháng 12 2017 lúc 19:51

Qua bài Bàn về đọc sách tác giả cho ta biết muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả thì trước hết phải biết lựa chọn sách để đọc. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kỹ. Bởi mục đích cuối cùng của việc đọc sách là những tri thức tức chất lượng không phải là số lượng nhiều mà đầu óc sáo rỗng. Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết. Trong khi đọc sách cần phải có cơ sở của những môn học khác tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi. Theo tác giả đọc sách có hiệu quả cần có những cách đọc hợp lí đúng đắn. Không nên đọc đọc lướt mà đọc phải có hệ thống, vừa đọc, vừa suy ngẫm " trầm ngâm tích lũy tưởng tượng " thì những tri thức trong sách ta có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ. Không nên đọc sách một cách tràn lan mà phải đọc có hệ thống, cần đọc trọng tâm và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài. Từ đó, cho ta thấy việc đọc sách vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt là trong xã hội ngày một phát triển. Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy tữ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi học hỏi làm cơ sở cho mọi người sáng tạo giúp chúng ta nâng cao vốn hiểu biết. Với mọi người đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống là sự chuẩn bị để tiến hành con đường học vấn, tích lũy kiến thức.

Trần Trân
Xem chi tiết
Thuy Khuat
1 tháng 1 2018 lúc 20:47

Câu 1:Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

Thời Sênh
3 tháng 1 2019 lúc 8:12

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

Bài dự thi:

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.

Nguyễn Anh Thư
4 tháng 1 2018 lúc 18:06

Câu 2

- Luận điểm chính trong văn bản Bàn về đọc sách:

+ Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

+ Những khó khăn, nguy hại dễ gặp trong tình hình hiện nay

+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả

Tấn Cường
Xem chi tiết
Bình Lê
15 tháng 1 2018 lúc 16:02

Trong bài học lớp 9 kì 2 bài đầu tiên là bàn về đọc sách có câu " học vấn không chỉ là chuyện đọc sách , ..... con đường học vấn , nhằm phát hiện thế giới mới ." Hãy cho biết đoạn văn đó lập luận theo cách nào , câu chốt của đoạn văn đó nằm ở đâu.

=> Đoạn văn lập luận bằng cách: diễn dịch. Câu văn luận điểm nằm ở đầu đoạn.

Phong Trần
Xem chi tiết
Phong Trần
15 tháng 1 2018 lúc 20:47

@Cẩm Vân Nguyễn Thị cô ơi giúp e vs

Nguyễn Vũ Quỳnh Như
21 tháng 1 2018 lúc 15:46

Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.

Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc là từ lúc ta biết tiếp nhận kiến thức, thì đó là cái mốc không thể xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiếp nhận kiến thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiến thức khoa học và con người – đó là học vấn. Những học vấn đó ta có thể thu nhận được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.

Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho các thê hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thi sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách vở mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách mang đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đồì nhân xử thế… Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.

Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng cùa học vấn

Thảo Phương
24 tháng 1 2019 lúc 15:18

Đọc sách là một vấn đề đã được rất nhiều người bàn đến, em cũng đã từng đọc khá nhiều sách nhưng còn tùy tiện trong việc lựa chọn sách. Chỉ đến khi đọc bài viết của Chu Quang Tiềm trong đó tác giả có bàn về phương pháp đọc sách: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Em mới vỡ lẽ ra rất nhiều điều về cách chọn sách, cách đọc sách, con đường đi đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức văn hóa nhân loại. Thế nào là đọc tinh, đọc kĩ? Vấn đề tưởng là hai mà thực chất là một. Không thể đọc kĩ tất cả mà phải chọn những cuốn thật sự có giá trị. Chọn được cuốn có giá trị mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhiều cuốn mà chỉ lướt qua. Tóm lại, điều chủ yếu, quan trọng nhất của việc đọc sách không phải là đọc nhiều sách mà là phải biết chọn sách có giá trị và đọc lại nhiều lần để suy ngẫm đó là phương pháp đọc đúng.
Xã hội càng phát triển khiến con người ta buộc lòng chấp nhận việc tiếp thu thông tin bằng cách nghe và nhìn. Động thái đó cũng đồng nghĩa với việc con người đã vô tình từ chối quyền được trau dồi khả năng đọc hiểu sách vốn dĩ vô cùng quan trọng. Cuộc sống sẽ thật thảm hại nếu thiếu đi sự cân bằng. Cách tiếp nhận thông tin cũng vậy, khi bạn quá đề cao kỹ năng nghe nhìn mà coi nhẹ việc đọc sách bằng mắt, bạn đã tự tước bỏ cơ hội được phát triển toàn diện của bản thân. Còn nhiều ảnh hưởng không tốt khác nữa mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến. Xin được dẫn ra ở đây câu nói của M. Gor-ki: "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất... Hãy yêu sách! Nó là nguồn tri thức". Khi những trang văn của "Bàn về đọc sách" đã khép lại, em mới thực sự tỉnh táo để biết được rằng: sách là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì cần thiết đến việc đọc sách.
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay.

Trần Linh
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
19 tháng 1 2018 lúc 10:40

Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả: Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.

Kỹ năng cần có trong miêu tả :

-Quan sát , tìm ra chi tiết , dấu hiệu của đối tượng

-Chọn lọc các chi tiết nổi bật

 

-Sắp xếp các chi tiết theo trình tự

 
Đạt Trần
19 tháng 1 2018 lúc 13:45

Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh. Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Trần Linh
Xem chi tiết
Tăng Thanh Hoa
Xem chi tiết
nguyễn vũ anh
9 tháng 2 2018 lúc 20:35

TRẢ LỜI :Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự rồi khắc lên thẻ tre, mai rùa hay trên đá, vách núi, vỏ cây.

Qua thời gian, sách trở thành cửa sổ để cho chúng ta về với thuở khai thiên lập địa, từ lịch sử vua Hùng, Âu Cơ và Lạc Long Quân dựng nước và giữ nước đến khắp mọi nơi trên thế giới chiêm ngưỡng những kỳ quan tuyệt mĩ. Không chỉ vậy, sách còn thể hiện những nét phong phú, độc đáo của mỗi đất nước, mỗi châu lục. Đọc sách để biết xưa, biết nay và biết nơi này, nơi khác. Đặc biệt, sách là nơi lưu giữ những tri thức nhân loại: toán học, vật lí, địa lí, văn học,...

Bởi thế, từ những em học sinh đến những nha khoa học tài giỏi, sách được coi như một công cụ để học tập, để nghiên cứu. Nhờ có sách mà con người biết đến những phát minh vĩ đại từ đó áp dụng để phục vụ và giúp ích cho cuộc sống con ngươi: cách chế tạo đèn diện, cách làm ra tàu xe, cách bay vào vũ trụ,... Sách mở ra nhiều thế giới kì diệu của những công trình khoa học, của những thành phố tương lai từ đó bồi đắp và nuôi lớn những ước mơ cao đẹp ở trẻ thơ. Từ sách, chúng ta có những hiểu biết về các công việc, các ngành nghề, từ đó có định hướng để phấn đấu cho tương lai.

Sách với những dòng chữ ngợi ca tình cảm giữa người với người con xây dựng và "luyện" ( những tình cảm đẹp đẽ cho con người: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm với quê hương đất nước,... Sách là một yếu tố thiết yếu trong đời sống con người, bởi vậy tất cả chúng ta cần biết yêu quý sách và biết cách đọc sách.

Đinh Huyền Nga
Xem chi tiết

Bài học được HOC24 bản quyền nhé bạn! Bạn không thể thực hiện thao tác (Copy, In,...) với các bài nhé!