Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thanh Truc Nguyen Dam
Xem chi tiết
【๖ۣۜYυumun】
7 tháng 4 2022 lúc 20:09

bn ghi dấu vào được ko

Hoang Ngoc Thao Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
25 tháng 12 2018 lúc 20:50

*Khái niệm của bài tích cực tự giác trong hđ tập thể và trog hđ xã hội :

- Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú, nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ đc giao ko cần ai nhắc nhở kiểm tra.

- Trái với tích cực tự giác là: lười biếng, ki tự giác. Trốn tránh nhiêm vụ, ngại khó ko tham gia, uể oải, dựa dẫm, phải nhâc nhở, thúc dục.

* Mục đích học tập của hs:

- Học để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân tốt.

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN.

* Khái niệm vai trò của thiên nhiên đối với C. sống của con người:

- Thiên nhiên xung cấp cho con người những thứ cần thiết của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu về tinh thần, là môi trường sống của con người.

* Một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên:

- Ko xả rác bừa bãi.

- Ko chặt phá cây xanh.

diem pham
28 tháng 12 2018 lúc 17:31

*Khái niệm của bài tích cực tự giác trong hđ tập thể và trog hđ xã hội :

- Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú, nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ đc giao ko cần ai nhắc nhở kiểm tra.

- Trái với tích cực tự giác là: lười biếng, ki tự giác. Trốn tránh nhiêm vụ, ngại khó ko tham gia, uể oải, dựa dẫm, phải nhâc nhở, thúc dục.

* Mục đích học tập của hs:

- Học để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân tốt.

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN.

* Khái niệm vai trò của thiên nhiên đối với C. sống của con người:

- Thiên nhiên xung cấp cho con người những thứ cần thiết của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu về tinh thần, là môi trường sống của con người.

* Một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên:

- Ko xả rác bừa bãi.

- Ko chặt phá cây xanh.

nam
Xem chi tiết
Aurora
30 tháng 8 2019 lúc 16:37

Sáng sớm, chim ca hót líu lo như chào mừng ngày mới. Ở rặng đông ông mặt trời đã bắt đầu đi lên một cách cực nhọc. Mặt trời đã lên đến ngọn tre, ông bắt đầu rải những tia nắng đầu tiên để chào một ngày mới. Trên những ngọn cỏ cây đầy những cô bé cậu bé sương bé xíu bắt đầu tỉnh giấc.Ánh nắng len lỏi vào những thảm cổ điều đó làm thảm cỏ thêm lộng lẫy,kiêu sa

Diệu Huyền
30 tháng 8 2019 lúc 16:38

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê và cỏ cây đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Trâm Anhh
30 tháng 8 2019 lúc 16:59

Đoạn văn :

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài bắt đầu ngày mới kéo cỗ xe lửa ban phát ánh nắng xuống khắp thế gian. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các giọt sương long lanh như nhưng viên pha lê quý hiếm, điểm xuyết trên thảm cỏ cây. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật tươi đẹp

Nga Nguyễn Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
25 tháng 12 2021 lúc 14:49

tham khao:

 

Quê hương em là một vùng sơn cước, nơi không chỉ có những ngọn núi mà còn có thác nước tự nhiên đẹp tuyệt vời. Từ xa nhìn lại, thác nước như một dải lụa trắng bồng bềnh được ai đó thả từ đỉnh núi xuống. Đến gần hơn, em vô cùng ấn tượng với dòng nước suối trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Ngước mắt nhìn lên là màu nước trắng xóa ồ ạt đổ từ trên xuống, tiếng nước chảy ào ạt tung bọt khắp nơi lấn át mọi âm thanh xung quanh nghe thật sảng khoái. Những khối đá nơi nước thác mài mòn dữ dội giờ đây không còn rêu xanh bám phủ mà đã ngả vàng. Những ngày trời nắng, dải lụa trắng ấy lấp lánh như được dát bạc. Cảnh đẹp quen thuộc ấy ngày nào đến trường em cũng được chiêm ngưỡng nhưng lần nào em cũng tận hưởng đầy thích thú.

 

* Biện pháp so sánh: thác nước như một dải lụa trắng bồng bềnh.

* Biện pháp ẩn dụ: dải lụa trắng ấy lấp lánh như được dát bạc.

 

Vũ Trọng Hiếu
25 tháng 12 2021 lúc 14:51

Em có chuyến đi đáng nhớ tới Cô Tô và hình ảnh mặt trời mọc trên biển ở đây để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Biển xanh hiền hòa nối tiếp bầu trời trong vắt. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác mà em từng đi. Tiếng sóng biển rì rào như đang hát, cùng những cơn gió thổi mát lạnh thật tuyệt vời. Ông mặt trời cũng nhô lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng gà. Chính chiếc lòng đỏ trứng gà này đã mang tới yên bình, mang tới sự sống cho cho vạn vật ở  Cô Tô. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.

* Biện pháp so sánh: Tiếng sóng biển rì rào như đang hát/ Ông mặt trời cũng nhô lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng gà

* Biện pháp ẩn dụ: chiếc lòng đỏ trứng gà này

 

Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 11 2016 lúc 11:54

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.



 

Jiyoen Phạm
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
4 tháng 11 2016 lúc 20:12

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.



Nhớ Tick Mình Nha

Ngô Thị Ánh Mây
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 8 2023 lúc 15:18

Câu 1:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Câu 2:

Nhật là thiên thể nóng sáng ở xa Trái Đất là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm cho Trái Đất.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 8 2023 lúc 16:24

1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 

2. Thái Dương là thiên thể nóng sáng nhất ở xa Trái Đất là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm cho trái đất

Nguyễn Thanh huyền
Xem chi tiết
Thời Sênh
28 tháng 7 2018 lúc 21:28

a. – Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976.
– Xuất xứ: trích từ đoạn cuối của tác phẩm cùng tên.

b. "Sau trận bão, chân trời ngắn bể sạch như tấm kínhlau hết mây mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in đậm + nghiên

c. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...

* Tác dụng :

-Tăng sức gợi hình , gợi cảm

- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn

-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ

-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

Thảo Phương
28 tháng 7 2018 lúc 21:31

a)– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976.
– Xuất xứ: trích từ đoạn cuối của tác phẩm cùng tên.

c)Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...
* Tác dụng :
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

nasuki subaru
Xem chi tiết
Bae joo-hyeon
7 tháng 10 2018 lúc 20:51

về vẻ đẹp hay cỏ cây hoa lá?