Những câu hỏi liên quan
Ctuu
Xem chi tiết
Kim Anhh
Xem chi tiết
nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 21:27

Tham khảo:

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (0)
Phạm Hải Hiếu
Xem chi tiết
Thanh Hong
Xem chi tiết
trần anh quan
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 19:41

Tham khảo:

Câu 1:

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn. Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

 

Bình luận (0)
cuong le
26 tháng 3 2021 lúc 21:07

Đéo biết

Bình luận (0)
người bí ẩn
Xem chi tiết
meo meo anh
Xem chi tiết
Minh Hiếu
9 tháng 9 2021 lúc 5:26

Tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày - đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và thanh bạch.

Dù là anh Văn Ba phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche Tréville, là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris, nước Pháp, sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh hết sức giản dị, yêu lao động.

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.

Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối và chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Đến năm 1958, theo ý tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã dựng cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở chiến khu Việt Bắc, giống như ngôi nhà Người đã từng sống và đồng cam cộng khổ với đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp.

"Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại" (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và cũng như lời nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (bài thơ "Theo chân Bác.")

Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi dấu nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác.

Vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác đã viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cũng tại đây, Bác viết Bản Di chúc lịch sử với những căn dặn tâm huyết để lại cho đời sau…

Cả cuộc đời, Người luôn hết lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tất cả sự sống. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sỹ dân công. Người "nâng niu tất cả, chỉ quên mình."

Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh.

Trí tuệ uyên bác, nhân cách cao đẹp

Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của Người.

Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc, nhưng Người tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học.

Ngược lại, Người suy nghĩ, cảm xúc, nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân bình thường. Người truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, đơn giản, không triết lý dài dòng, không vòng vo khuôn sáo, từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường.

Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang lắng nghe. Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới có nếp nghĩ, cách nói giản dị, chân thành như thế!

Không chỉ trong lời ăn tiếng nói, Bác luôn quan tâm, gần gũi nhân dân bằng những hành động cụ thể thiết thực. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em…

Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu, đồng cảm. Sự giản dị đó hết sức tự nhiên, ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người.

Lối sống giản dị, thanh tao của Bác là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người.

Người thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà chỉ theo đuổi một mục tiêu cao cả: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.161)...

Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Nhà nghiên cứu Ba Lan Hélène Tourmaire, trong tác phẩm "Trở thành người Bác như thế nào?" đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên.”

Cũng từ sự vĩ đại mà giản dị đó, tên gọi của Người đã trở thành huyền thoại, một cái tên khiến cho đồng bào yêu kính, bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ, Người là Hồ Chí Minh.

Bình luận (2)
Dương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
17 tháng 8 2021 lúc 20:46

Tham khảo:

Thế hệ trẻ là một tầng lớp đông đảo và quan trọng trong xã hội Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất nước nhưng đa số họ lại chưa có một phong cách hay lối sống đích thực, chuẩn chỉ để định hướng tương lai. Họ sống theo cái kiểu ''đến đâu hay đến đó'' ''nước đến chân mới nhảy''. Có thể do điều kiện sống ngày một tốt, họ không thấu hiểu được nỗi khổ của sự thiếu thốn. Do cách được giáo dục, từ bé đã không có lối suy nghĩ lành mạnh dẫn đến một nếp sống ăn chơi buông thả: xa đọa, nghiện ngập, quần áo hở hang, tóc xanh tóc đỏ, rồi thì lời nói cử chỉ thô tục, thiếu văn hóa. Khi xưa thì điều kiện thiếu thốn phải vừa học vừa làm, rất vất vả. Còn ngày nay, tuổi trẻ có nhiều thời gian cho học tập, giải trí nhưng không ít bạn lại dành thời gian vào những việc vô bổ: ngày ngày, giờ giờ, luôn và suốt, đắm chìm trong game online, facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa dần với thế giới thực. Cũng nhận thấy được rằng là giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người, chính đó là muốn ''thể hiện". Một điều khá đặc biệt ở phong cách sống của giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự vô cảm. Cái tâm cái tình ngày càng nghèo nàn, họ lờ đi, coi nhẹ trước cái xấu, giả tạo, thích sự hào nhoáng bên ngoài, ưa chuộng thời trang và ''mốt'' thay đổi liên tục để rồi cuối cùng chẳng thành một cái gì cả họ luôn sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt và có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại và cho hiện tại. Giới trẻ hiện nay như vậy thật tồi nhưng cũng không phải không có nhiều những bạn trẻ đàng hoàng với phong cách sống tốt có văn hóa. Các bạn ấy vẫn luôn nỗ lực chăm chỉ học tập, khám phá, tìm hiểu để tiếp thu thật nhiều kiến thức. Việc tìm hiểu của các bạn trẻ ấy luôn đi kèm với việc sàng lọc lấy những cái tốt học được để nhào nặn, bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân, mở rộng hiểu biết mà không để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc hay nói cách khác là chạy theo lối sống hiện đại không phù hợp. ''Phong cách Hồ Chí Minh'' là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại và gốc văn hóa dân tộc, rất giản dị tự nhiên mà cũng rất hiện đại, thanh cao và trang trọng. Thế hệ trẻ chúng em sẽ luôn noi gương Bác, luôn sống giản dị, sống đẹp, sống tốt theo lối sống văn hóa Việt, nêu cao tinh thần tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta cần luôn luôn tiếp tục học hỏi không ngưng nghỉ, học tập theo tấm gương, phong cách sống của Bác để tạo một phong cách sống tốt cho bản thân chính mình.

Bình luận (0)
Nee Yuin
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
15 tháng 3 2021 lúc 20:26

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.

Bình luận (0)
Hquynh
15 tháng 3 2021 lúc 20:26

TK:

Lối sống giản dị là lối sống không xa hoa, cầu kỳ, không lãng phí và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Đức tính giản dị không chỉ giúp cho con người có một cuộc sống tinh giản, biết giữ những thứ thực sự cần thiết và đem đến cho hạnh phúc của mình. Qủa đúng như vậy! Sống giản dị giúp tạo không gian cho những điều mới mẻ, hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ sống giản dị, chỉ giữ cho mình những thứ quan trọng và có giá trị mà ta có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống và những giá trị tốt đẹp của nó mang lại. Chính vì vậy, nhờ có lối sống giản dị mà con người biết sống vì mình hơn, biết trân trọng những thứ thuộc về mình và phấn đấu cho những thứ thực sự quan trọng trong cuộc sống. Con người được mài giũa tính giản dị từ nhỏ sẽ rất có lợi cho sau này. Đồng thời sống giản dị cũng là giúp ích cho đất nước, xã hội đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn của đất nước như: chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo,... Chính vì vậy, sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững.

Bình luận (0)
Cherry
15 tháng 3 2021 lúc 20:26

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

Bình luận (0)