so sánh thường biến và bdth
So sánh đột biến và thường biến
*Giống nhau:
-Đều dẫn đến làm biến đổi kiểu hình ở cơ thể.
-Đều có liên quan đến tác động của môi trường sống.
* Sự khác nhau:
- đột biến:
+ biến đổi kiểu gen, biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
+ có di truyền qua các đời
+ là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
+ xuất hiện riêng lẽ theo từng cá thể
+ thường có hại cho cơ thể sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời gây rối loạn trong tổng hợp protein
- thường biến:
+ biến đổi kiểu hình
+ không di truyền
+ xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định của thường biến
+ có chịu tác động của điều kiện mội trường nên có ý nghĩa thích nghi có lợi cho cơ thể sinh vật
So sánh thường biến và dị biến (khái niệm, VD, đặc điểm, vai trò). Bạn nào giúp mình với ạ mình cảm ơn.
so sánh thường biến với đột biến?
Giống :
Đều là những biến dị , làm biến đổi kiểu hình của sinh vật. Làm cho sinh vật đa dạng và phong phú .
Khác :
Thường biến | Đột biến |
Xuất hiện đồng loạt , theo một hướng xác định | Xuất hiện riêng lẽ theo nhiều hướng khác nhau . |
Do tác động trực tiếp của điều kiện môi trường | Do các tác nhân của các tác nhân gây đột biến như tác nhân vật lý , hóa học . |
Chỉ làm biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được . | Làm biến đổi kiểu gen nên di truyền được . |
Không phải nguyên liệu cho chọn giống. | Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa . |
Có lợi cho sinh vật | Hầu hết có hại cho sinh vật , một số ít có lợi hoặc trung tính . |
Chúc bạn học tốt
*Giống nhau:
-Đều dẫn đến làm biến đổi kiểu hình ở cơ thể.
-Đều có liên quan đến tác động của môi trường sống.
* Sự khác nhau:
- đột biến:
+ biến đổi kiểu gen, biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
+ có di truyền qua các đời
+ là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
+ xuất hiện riêng lẽ theo từng cá thể
+ thường có hại cho cơ thể sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời gây rối loạn trong tổng hợp protein
- thường biến:
+ biến đổi kiểu hình
+ không di truyền
+ xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định của thường biến
+ có chịu tác động của điều kiện mội trường nên có ý nghĩa thích nghi có lợi cho cơ thể sinh vật
- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
-Không di truyền
-Có lợi vì giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.
-Đa số có hại, một số có lợi
- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.
-Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả các bộ NST
-Đa số có hại, một số có lợi
thg biến | đột biến | |
kn | những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mtr | biến đổi vật chất di truyền do chịu tác động từ các tác nhân v.lí, hoá học từ môi trường ngoài và trong cơ thể, do rlpl trong GP, nhân đôi ADN dẫn tới biến đổi kiểu hình |
di truyền | không di truyền được | di truyền cho nhiều thế hệ sau |
chịu ảnh hưởng | phụ thuộc chủ yếu từ môi trường | ít chịu tác động từ ảnh hưởng của mtr |
tc | thg có lợi cho sv | đa số có hại, 1 ít có lợi, 1 ít trung tính |
ý nghĩa | giúp sv thích nghi với mtr sống | là nguồn nguyên liệu cho chọn giống, tiến hoá |
biến dị tổ hợp là gì? cho ví dụ cụ thể? giải thích sự xuất hiện BDTH phong phú ở những loài sinh sản hữu tính.
biến dị tổ hợp là những kiểu hình khác bố mẹ
ví dụ: bố mang kiểu hình hoa đỏ, quả trơn và mẹ mang kiểu hình hoa vàng, quả nhăn thì biến dị tổ hợp ở người con là hoa đỏ, quả nhăn
biến di tổ hợp phong phú là do trong quá trình giảm phân thì bố và mẹ tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc của bố mẹ và nhờ sự tổ hợp tự do trong quá trình thụ tinh đã tạo nên vô số các biến dị tổ hợp khác
Trong một đám rau muống có một số cây rau muống có thân và lá to gấp 2 lần các cây bth .theo em để bt đc đó là hiện tượng thường biến hay đột biến pk lm j? So sánh?
Vì sao LKG hạn chế sự xuất hiện của BDTH trong khi PLĐL lại làm tăng BDTH
- Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen
- Với quy luật phân ly độc lập: Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
- Còn với quy luật Liên kết gen: theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau. Do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những KH giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1, giống như trong trường hợp lai một cặp tính trạng (tức là không làm xuất hiện các BDTH).
=> LKG hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, PLĐL thì làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp qua các quá trình giảm phân và thụ tinh.
Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây nảy.
– Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
– Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhưng do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
(1) Chiết cành của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này trong cùng một môi trường.
(2) Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
(3) Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
(4) Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra phát biểu.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B.
Có 2 biện pháp có thể phân biệt được cây thường biến với cây đột biến đa bội là (1) và (2).
Vì:
- Khi chiết cành thì cây non có kiểu gen giống hệt cây mẹ, sau đó đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống. Nếu kiểu hình vẫn cao lớn giống như cây mẹ ban đầu thì chứng tỏ cây này do đột biến đa bội; Nếu kiểu hình trở lại bình thường giống như những cây cùng loài thì chứng tỏ do thường biến gây ra.
- Quan sát bộ NST sẽ cho phép phát hiện được đa bội hay thường biến. Vì nếu thường biến thì bộ NST không thay đổi, còn nếu đa bội thì bộ NST thay đổi.
Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.
II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Các phương pháp cho phép xác định được do đột biến đa bội hay thường biến là:
+ Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường. Nếu là hiện tượng thường biến thì cây sẽ có kiểu hình giống kiểu hình các cây đang sống trước đó. Nếu là đa bội thì kiểu hình của cây vẫn to lên bất thường.
+ Sử dụng phương pháp tế bào học kiểm tra số lượng NST trong 1 tế bào → Nếu số lượng tế bào của cây này tăng lên bội số của n (khác 2n) thì chứng tỏ cây này bị đột biến đa bội. Còn nếu bộ NST là 2n thì hiện tượng này là do thường biến.
(III) sai vì khi ta bổ sung chất dinh dưỡng vẫn không thể biết được là do thường biến hay đa bội vì kích thước của cả 2 cây sẽ càng lớn hơn.
(IV) sai vì khi cho cây này lai phân tích hay lai với các cây cùng loài thì thế hệ sau vẫn có thể thu được kiểu gen và kiểu hình giống nhau.
Vậy I, II đúng.