Tại sao đột biến gen lại ảnh hưởng đến bản thân sinh vật?
Tại sao cấu trúc NST lại ảnh hưởng đến bản thân sinh vật và con người?
Trả lời nhanh giúp. Mai kiểm tra rồi. Cảm ơn nhiều.
Hỏi đáp
Tại sao đột biến gen lại ảnh hưởng đến bản thân sinh vật?
Tại sao cấu trúc NST lại ảnh hưởng đến bản thân sinh vật và con người?
Trả lời nhanh giúp. Mai kiểm tra rồi. Cảm ơn nhiều.
Vì chúng đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người
help me
Gen h quy định máu khó đông gen D quy định bình thường nằm trên NST giới tính X
người con trai không bị bệnh máu khó đông và dư 1NST X. Hãy xác định kiểu gen của bố và mẹ
- Hình như bạn chép sai đề bài. Gen h quy định máu khó đông thì gen H phải quy định tính trạng bình thường chứ ạ???
Nêu đặc điểm nguyên lí của bệnh Đao và Tớc-nơ.
Nêu Biện pháp phòng tránh 2 bệnh này
- Bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phê, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
- Bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
- Biện pháp phòng chống:
+ Hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường
+ Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con
+ Đấu tranh chống sản xuất, thử vũ khí hạt nhân. vũ khí hóa học
- Tại sao các vua quan nhà Trần thường có tuổi thọ thấp
kết hôn trong cùng huyết thống trong vòng 3 đời
Bố mẹ có nhóm máu B ,sinh ra con trai nhóm máu B ,con gái nhóm máu O .Tìm kiểu gen của những người trong gd trên !! Cảm ơn nạ
bố mẹ nhóm máu B sinh con gái nhóm máu O (\(I^oI^o\)) nên người con này sẽ nhận một \(I^0\) từ mẹ và một \(I^0\) từ bố . nên bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp là: \(I^OI^B\)
còn người con trai nhóm máu B sẽ có kiểu gen là \(I^OI^B\) hoặc \(I^BI^B\)
Hai anh em sinh đôi cùng trứng lấy hai chị em sinh đôi cùng trứng có da bình thường. Vợ người anh sinh được một con trai bị bệnh bạch tạng, vợ người em lo lắng con mình sắp sinh sẽ bị bệnh bạch tạng như vợ người anh. Điều lo lắng đó có cơ sở khoa học không. Vì sao? Nên tư vấn như thế nào ?
Điều lo lắng của vợ chồng người em là có cơ sở khoa học .Khả năng vợ người em sinh con bị bạch tạng là 25% Vị vợ người anh sinh được một con trai bị bạch tạng mang kiểu gen đồng hợp lặn .từ đó suy ra kiểu gen của hai cặp vợ chồng đều là dị hợp tử .
Một phân tử ADN có chiều dài là 5100 ăngtơrông, trong đó tỉ lệ A/G= 1/5. Phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần.
Xác định: Số lượng nucleotit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên
Ta có: L=5100
=> N= 2L/3,4 = 3000 (Nu)
=> 2A+2G=3000
<=> A+G=1500 (1)
Ta có:
\(\dfrac{A}{G}=\dfrac{1}{5}\) => G=5A
Thay G=5A vào pt (1):
=> A+5A=1500
<=> 6A=1500
<=> A=250=T
=> G=5A=1250=X
Tmt=Amt=A(23-1)=250(23-1)= 1750 (Nu)
Xmt=Gmt=G(23-1)=1250(23-1)= 8750 (Nu)
Ở người, gen A quy định bình thường, gen a quy định bệnh bạch tạng. Trong một gia đình bố mẹ mang kiểu gen dị hợp. Hãy xác định tỉ lệ để bố mẹ đó:
a. Sinh 1 con bình thường.
b. Sinh 1 con gái bị bệnh.
c. Sinh 1 con gái bình thường hoặc 1 con trai bị bệnh.
d. Sinh 1 con bị bệnh và 1 đứa con bình thường.
-Quy ước gen:
A-bình thường
a-bệnh bạch tạng.
-Sơ đồ lai:
P: Aa x Aa
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
-> Kiểu hình: \(\dfrac{3}{4}\)bình thường : \(\dfrac{1}{4}\)bị bệnh.
a. Tỉ lệ sinh 1 con bình thường = \(\dfrac{3}{4}\)=75%.
b. Tỉ lệ sinh 1 con gái bị bệnh : \(\dfrac{1}{4}.\dfrac{1}{2}=12,5\%\)
c. Tỉ lệ sinh 1 con gái bình thường:
\(\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{2}=37,5\%\)
Tỉ lệ sinh 1 con trai bị bệnh:
\(\dfrac{1}{4}.\dfrac{1}{2}=12,5\%\)
Tỉ lệ sinh 1 con gái bình thường hoặc 1 con trai bị bệnh =37,5% x 12,5%=4,6875%
d. Tỉ lệ sinh một con bệnh và một con bình thường = \(\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{4}=18,75\%\)
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1 (1,0 điểm)
a. Thế nào là di truyền liên kết?
b. Trong nhân tế bào, vì sao trên cùng một nhiễm sắc thể phải mang nhiều gen?
c. Khi quan sát bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội một tế bào sinh dưỡng của ếch đang ở kì đầu chứa 52 crômatit. Xác định số nhóm gen liên kết của ếch?
1.2 (1,0 điểm)
Cho lai hai thứ lúa thuần chủng thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm thu được F1 toàn thân cao, chín muộn. Cho F1lai phân tích thì kết quả lai thu được:
1010 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín muộn.
1008 hạt khi đem gieo mọc thành thân thấp, chín muộn.
1011 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín sớm.
1009 hạt khi đem gieo mọc thành thân thấp, chín sớm.
(Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng chiều cao của thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau)
a. Từ kết quả lai phân tích F1:
- Xác định kiểu hình nào là biến dị tổ hợp?
- Giải thích và xác định kiểu gen của F1?
b. Nếu cho F1 lai với thân cao, chín sớm dị hợp, thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 (1,0 điểm)
Một gen có T2 – X2 = 12% tổng số nuclêôtit của gen. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong gen này là bao nhiêu?
2.2. (1,0 điểm)
a. Nêu điểm khác nhau về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể trên thoi phân bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân và kì giữa lần phân bào thứ nhất của giảm phân?
b. Trên một cơ thể đực, theo dõi 10 tế bào mầm nguyên phân 5 đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp 24180 nhiễm sắc thể đơn mới.
- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?
- Giả thiết có 1000 tinh bào bậc 1 thực hiện giảm phân bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1/1000 . Xác định số hợp tử được tạo thành?
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. (1,0 điểm)
a. Nêu khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
b. Quan sát một nhiễm sắc thể có trình tự phân bố các gen trước và sau đột biến:
c. Xác định tên dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Ngoài dạng trên, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể còn những dạng nào?
d. Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
3.2. (1,0 điểm)
Quan sát trên một đoạn ADN gồm 30 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Sau đột biến, thấy xuất hiện thêm một cặp nuclêôtit A – T.
a. Đột biến gen là gì? Chiều dài đoạn ADN trên sau khi bị đột biến bằng bao nhiêu A?
b. Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN sau đột biến là bao nhiêu?
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. (1,0 điểm)
Quan sát một tế bào ở em bé thấy bộ nhiễm sắc thể gồm 47 chiếc trong đó có 1 cặp nhiễm sắc thể có hình thái, kích thước khác nhau và 3 nhiễm sắc thể thứ 21 có hình thái, kích thước giống nhau, các cặp nhiễm sắc thể còn lại đều bình thường.
a. Tế bào trên là của bé trai hay bé gái? Cho biết bé bị bệnh di truyền gì?
b. Về bên ngoài, bé có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh như thế nào?
4.2. (1,0 điểm)
Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người do 1 gen có 2 alen (A và a) qua ba thế hệ như sau:
Hãy xác định:
a. Gen gây bệnh là gen trội hay lặn - Giải thích?
b. Một học sinh cho rằng gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X đúng không, giải thích nhận định?
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. (1,0 điểm)
Trong một ruộng lạc (đậu phộng), có thể có các mối quan hệ nào giữa các sinh vật khác loài (cỏ, sâu, vi khuẩn sống trong nốt sần rễ lạc, lạc)? (Nêu tên gọi cụ thể của mối quan hệ).
5.2. (1,0 điểm)
Em hãy nêu ý nghĩa thích nghi ở sinh vật với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường sống, tương ứng mỗi đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lý, tập tính hoạt động:
- Đặc điểm 1: Một số loài động vật có tập tính ngủ hè.
- Đặc điểm 2: Gấu trắng ở vùng Bắc cực có lớp lông bao phủ dày và lớp mỡ nằm dưới da.
- Đặc điểm 3: Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày.
- Đặc điểm 4: Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá.
---------HẾT---------
1.1)a,Di truyền liên kết là trường hợp một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
b,Trong nhân tế bào, trên một nhiễm sắc thể phải mang nhiều gen vì: số lượng gen lớn hơn số nhiễm sắc thể rất nhiều.
c, Bộ nst 2n của loài là 52/2= 26
=> n=13=> có 13 nhóm gen liên kết
1.2) P tương phản F1 100% cao muộn=> cao muộn trội hoàn toàn so vs thấp, sớm
Quy ước A cao a thấp B muộn b sớm
Kiểu hình biến dị tổ hợp là kiểu hình khác bố mẹ => có 2 biến dị tổ hợp là thấp, muộn và cao, sớm
Ptc=> F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb và các gen phân ly độc lập
Kiểu gen cây cao, sớm dị hợp là Aabb
=> AaBb x Aabb=> A-B-= 0.75*0.5= 0.375
A-bb= 0.75*0.5= 0.375
aaB-=aabb= 0.25* 0,5= 0.125
2.1) Nếu chỉ biết T2-X2= 12% thì ko thể tính đc=> bạn xem lại đề
2.2)a. Tại kì giữa nguyên phân nst kép xếp thành 1 hàng trên mp xích đạo thoi vô sắc
Tại kì giữa giảm phân 1 nst kép xếp thành 2 hàng hàng trên mp xích đạo thoi vô sắc
b. Theo đề 10*(25-1)*2n= 24180
=> 2n= 78, vậy bộ nst 2n=78
1000 tb sinh tinh giảm phân tạo 1000*4= 4000tt
Mà hiệu suất thụ tinh bằng 1/1000=> số hợp tử là 4000*1/1000= 4
Vậy có 4 hợp tử đc tạo thành
3.1a Đột biến cấu trúc nst là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc nst
Các ý b,c,d ko có hình
3.2 Đây là đột biến thêm 1 cặp nu
Chiều dài sau đột biến 30*34+3,4= 1021.7Ao
Số nu của gen sau đột biến là
A=T=30*20*0.2 +1= 121 nu
G=X= 30*20*0.3= 180 nu
Ở người tính trạng bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thười quy định. Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường sinh ra 1 đứa con bị bạch tạng.
a, Đứa thứ 2 của cặp bố mẹ trên có thể bị bệnh ko? Nếu có thì xác suất bao nhiêu?
b, Lần sinh thứ 3 là sinh đôi khác trứng xác suất của 2 đứa trẻ về cặp tính trạng trên có thể như thế nào?
Qui ước: A: bình thường, a: bị bệnh
Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh (aa) \(\rightarrow\) KG của bố mẹ là: Aa x Aa
\(\rightarrow\) 1AA : 2Aa : 1aa
a. Đứa thứ 2 của cặp bố mẹ trên vẫn có khả năng bị bệnh và XS bị bênh (aa) = 1/4
b. Sinh đôi khác trứng
XS cả 2 đứa trẻ bị bệnh là 1/4 x 1/4 = 1/16
XS 2 đứa không bị bệnh là 3/4 x 3/4 = 9/16
XS 1 đứa bị bệnh 1 đứa không bị bệnh là 1/4 x 3/4 = 3/16