Giải thích nghĩa câu tục ngữ " Đường đi hay tối nói dối hay cùng"
Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lối sống giản dị A. Thuốc đắng giả tật, sự thật mất lòng B. Ăn lấy chắc, mặc lấy bền C. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng D. Ăn có mời, làm có khiến
Chứng minh câu nói đường đi hay tối, nói dối hay cùng.
~Tham khảo~
- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.
- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.
- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.
Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.
Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.
Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.
Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?
Nguồn : Lý giải các câu tục ngữ
dinh thi phuong ~Hok tốt~
Chứng minh câu nói đường đi hay tối, nói dối hay cùng.
Nói dối là một hành động đem lại các tác động tiêu cực cho người nói. Lời nói dối là những lời nói không đúng sự thật, khiến người khác không thể nắm bắt được chính xác thông tin mình cần tiếp cận. Từ đó đưa ra các quyết định không đúng. Vì vậy, chẳng ai thoải mái, vui vẻ khi bị nói dối. Thế nên, họ sẽ sẽ ghét bỏ và mất niềm tin với kẻ nói dối. Chính những lời nói dối bé nhỏ sẽ dễ dàng khiến chúng ta mất đi các mối quan hệ tình cảm với mọi người xung quanh. Không chỉ thế, nó còn khiến hình ảnh ta trở nên xấu đi, thiếu sự tin cậy trong mắt người khác. Những vấn đề quan trọng, chúng ta không còn được biết hay tham dự bởi vì đã mang danh là một kẻ nói dối. Chính vì những tác động xấu như vậy, nên chúng ta cần nhớ rằng không nên nói dối với người khác.
k nha
~Tham khảo~
- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.
- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.
- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.
Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.
Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.
Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.
Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?
Các câu tục ngữ sau:
- Ăn vóc học hay
- Học một biết mười
a. Hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên
b. Mỗi câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
a.
Ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Học một biết mười có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.
b.
-Câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt.
-Câu thành ngữ" Học một biết mười "khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.
Nhân dân ta có câu tục ngữ‘‘Đi một ngày đàng học một sàng khôn’’Hay giải thích nội dung câu tục ngữ đó
Tham khảo
Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, ...
Tham khảo:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
Bài làm:
“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.
Cái câu nói ấy có hai vế:
+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”
Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.
+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”
Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!
Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?
Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.
Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.
Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.
Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:
“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,
Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”
Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.
Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.
cho các câu tục ngữ sau -Ăn vóc học hay . -Học một biết mười . A) Hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên
B)Mỗi câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
Em tham khảo nhé của chị nhé
a.
Ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Học một biết mười có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.
b.
-Câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt.
-Câu thành ngữ" Học một biết mười "khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.
Câu 1 (2,0 điểm) : Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
- Chữ tín còn quý hơn vàng.
- Quân tử nhất ngôn.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
- Lời nói như đinh đóng cột.
Câu 2 (2,0 điểm) : Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Ý kiến A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
- Ý kiến B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
- Ý kiến C. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Ý kiến D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.
CÂU 1:giải thích:
- Chữ tín còn quý hơn vàng :Vàng là một thứ quý giá, đắt tiền; nhưng việc giữ chữ tín còn quý hơn, không thể dùng tiền mua được uy tín,lòng tin của mọi người.
-Quân tử nhất ngôn :một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin : một lần lừa dối, không giữ chữ tín với người khác thì rất khó có thể lấy lại lòng tin của họ.
-Lời nói như đinh đóng cột:Nói một cách chắc chắn, khẳng định, kiên quyết không thay đổi.
Câu 2:
- Không đồng tình với Ý kiến A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
=> Vì ai cũng phải có tinh thần tự giác, tích cực học tập mọi lúc thì mới mang lại kết quả học tập tốt.
- không đồng tình với Ý kiến B: Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
=>Vì đó là hình thức học tập chống đối. Học tập là cả một quá trình, nếu chỉ học vì điểm số thì bản thân học sinh sẽ không bao giờ học tập tiến bộ.
- Đồng tình với Ý kiến C. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
=>Vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
- em đồng tình với Ý kiến D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra
=> Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác tích cực.
1.Em hãy giải thích và chứng minh câu "nói dối có hại cho bản thân"
2.Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
Tham khảo
1
Từ xưa đến nay, hành động nói dối luôn là một hành động không tốt và được khuyên răn là nên tránh xa. Bởi vì nói dối là việc có hại cho bản thân.
Nói dối là những lời nói không đúng sự thật, dù chỉ là một phần nào đó. Dù là vô tình hay cố ý, thì khi lời nói của chúng ta không chính xác, sai lệch với hiện thực thì chính là dối trá.
Nói dối có thể chia thành hai loại, là nói dối vô hại và nói dối có hại. Mục đích của các lời nói dối gây hại có thể là vì muốn bao che cho sự thật không tốt, muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn hãm hại ai đó… Và tất nhiên, dù là mục đích gì thì nó cũng đem đến cho người đó những hậu quả khôn lường. Những lời nói dối, nó sẽ dần dẫn lối khiến cho chúng ta có một thói quen tệ hại. Chúng khiến ta đánh mất niềm tin từ những người xung quanh, tự dựng lên cho mình một bức hình của kẻ dối trá, không đáng tin cậy. Từ đó, dần dần bị mọi người xa lánh, cô lập, trở thành một kẻ lạc lõng trong tập thể. Nhưng hơn cả như vậy, những lời nói dối còn khiến cho người nghe hiểu sai, phán đoán sai về tình hình thực tế, từ đó dẫn đến các quyết định sai lầm, ảnh hưởng nặng nề đến họ và cả tổ chức nữa. Sau lần đó, người nói dối sẽ phải gánh lấy những hậu quả khó tưởng được.
Như vậy, những lời nói dối luôn đem đến những tai hại cho bản thân người nói. Vì thế nên, chúng ta không nên nói dối, trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là bài học mà bất kì ai trong chúng ta cũng được học, được dạy dỗ từ khi tấm bé đến khi trưởng thành. Thế nhưng, vẫn có nhiều người cố tình phớt lờ đi những điều mình đã được học, đã được dặn để vi phạm vào vùng cấm ấy. Thật đáng phê phán thay những con người không có lập trường này.
Qua những luận điểm trên, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng nói dối là có hại cho bản thân chúng ta và những người xung quanh.
2
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là tương thân tương ái. Điều đó được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Trước hết, câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, đồ ăn. Nhiều lớp lá xếp lên nhau, lá rách ở bên trong, những lá lành ở bên ngoài. Từ đó, chúng ta liên tưởng đến con người. Hình ảnh “lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.
Lời khuyên được gửi gắm trong câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, hạnh phúc. Có người nghèo khổ, bất hạnh. Bởi vậy, con người cần có tấm lòng biết chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn luôn sống giàu tình yêu thương. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, dân tộc Việt Nam đã phát huy được truyền thống tốt đẹp này. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ đội Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Khi đất nước phải đối mặt với giặc đói, nhân dân ta vẫn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Ở thời điểm hiện tại, nhiều mạnh thường quân vẫn chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Các chương trình thiện nguyện đã đem những chiếc áo ấm, sách vở và kiến thức đến với các em nhỏ vùng cao. Nhiều người tích cực tham gia chương trình hiến máu nhân đạo, giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo…
Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, tinh thần tương thân tương ái vẫn được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Khi giúp đỡ mọi người xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Chúng ta hãy biết trao đi yêu thương, để nhận được những điều tốt đẹp hơn.
đó không nghe giảng câu tục ngữ nhất cảnh trí nhị cảnh viên tâm cảnh điền nhiều người không hiểu những từ hán việt trong câu ấy nghĩa là gì , người xưa nói điều gì qua câu tục như ấy và nói như thế nào có lí hay không . em hãy giải thích cho những nhuoi đồ hiệu
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
“Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng.
Cơ sở của sự sắp xếp trong câu tục ngữ:
- Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.
- Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.
Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.
Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.
Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.
Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.
Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được
Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc