Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:36

- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.

+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số trẻ nên các nước Đông Nam Á có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Ng KimAnhh
20 tháng 7 2023 lúc 9:25

`-` Nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

`-` Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

`-` Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

#Tham_khảo

Bình luận (1)
mori
20 tháng 7 2023 lúc 9:25

Tham Khảo : 

 

Nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:47

- Cộng hòa Nam Phi án ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các Cộng hòa Nam Phi phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Dân số đông, gia tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào cho đất nước. Cơ cấu dân số trẻ là nguồn lao động dồi dào cho đất nước song cũng là thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm. Nhiều đô thị nhưng trình độ đô thị hóa thấp dẫn đến nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường.

- Nam Phi có nền văn hóa hết sức đặc sắc, tạo điều kiện để thu hút khách du lịch. Người dân có trình độ kĩ thuật cao, kinh nghiệm sản xuất phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng nên góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề xã hội như: dịch bệnh, tỉ lệ thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo lớn, tuổi thọ trung bình thấp,…

Bình luận (0)
Ngọc An
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:07

Tham khảo ý 2:

Phía tây, nam, đông giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho xây dựng cảng biển và hoạt động kinh tế biển. là nơi kết nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, giáp với các quốc gia của khu vực Nam Phi, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng.

Bình luận (0)
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:06

Tham khảo ý 1:

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng ở phía nam châu Phi; Diện tích khoảng 1.2 triệu km2 (chiếm 4,0% diện tích châu Phi).

+ Lãnh thổ phần đất liền trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng vĩ độ 22°08′N đến gần vĩ độ 34°50′N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng kinh độ 17°Đ đến kinh độ 33°Đ.

+ Phía tây, nam, đông của Cộng hòa Nam Phi giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương; Phía bắc lãnh thổ giáp với 5 quốc gia của khu vực Nam Phi. Riêng quốc gia Lê-xô-thô nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi.

+ Cực Nam của Cộng hòa Nam Phi nằm trên tuyến hàng hải quan trọng kết nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 11 2023 lúc 16:02

*Đặc điểm nổi bật:

- Tây Nam Á là khu vực nằm ở tây nam châu Á, có diện tích rộng khoảng 7 triệu km2, Với các quốc gia và vùng lãnh thổ có diện tích khác nhau.

- Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến vĩ độ 42°B, từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ 73°Đ.

- Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi:

+ Phía bắc và tây bắc tiếp giáp với châu Âu;

+ Phía tây giáp châu Phi;

+ Phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.

- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển A-ráp thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi.

*Ảnh hưởng: có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển; có vị trí chiến lược về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Bình luận (0)
Tram Anh Pham
Xem chi tiết
LTM1306
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 3 2021 lúc 16:35

Tham khảo:

Ý 1:

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:27

Tham khảo

a) Địa hình và đất đai

Địa hình

+ Đặc điểm: Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Hôn-su, trong đó, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương, trong đó lớn nhất là đồng bằng Can-tô nằm trên đảo Hôn-su.

Ảnh hưởng: Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.

Đất đai

+ Đặc điểm: Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,...; tài nguyên đất rất hạn chế với diện tích đất canh tác chi chiếm khoảng 11% diện tích lãnh thổ.

+ Ảnh hưởng: thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau; tuy nhiên, do diện tích đất canh tác rất hạn chế nên đặt ra vấn đề phải sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

b) Khí hậu:

- Đặc điểm:

+ Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn.

+ Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam: phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp; phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.

+ Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

Ảnh hưởng: Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.

c) Sông, hồ

Đặc điểm:

+ Sông: Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ nước mưa và tuyết tan. Một số sông lớn như Sin-a-nô, Tôn,...

+ Nhật Bản có nhiều hồ, nhưng chủ yếu là hồ nhỏ, lớn nhất là hồ Bi-oa (Biwa).

Ảnh hưởng:

+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.

+ Hồ ở Nhật Bản không chỉ cung cấp nước cho đời sống và sản xuất mà còn là những địa điểm du lịch nổi tiếng.

d) Sinh vật

- Đặc điểm: Nhật Bản có diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,4% (năm 2020). Rừng lá rộng chiếm ưu thế, một số ít là rừng lá kim, phân bố ở các đảo phía bắc.

- Ảnh hưởng:

+ Tài nguyên rừng lớn là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành lâm nghiệp.

+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch. Một số vườn quốc gia là địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản như vườn quốc gia Phu-gi Ha-cô Ni-giu, Nic-cô, Y-ô-si-nô Cu-ma-nô,...

e) Khoáng sản

Đặc điểm: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản của Nhật Bản chỉ có một số loại như: than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, vàng,... với trữ lượng không đáng kể, phân bố tập trung chủ yếu ở hai đảo lớn là Hôn-su và Hốc-cai-đô.

Ảnh hưởng: Để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản.

g) Biển

- Đặc điểm:

+ Nhật Bản có vùng biển rộng lớn thuộc biển Nhật Bản, biển Ô-khốt và Thái Bình Dương.

+ Các vùng biển của Nhật Bản đều nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.

Ảnh hưởng:

+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú: giao thông vận tải biển phát triển với nhiều cảng biển lớn như: Na-gôi-a, Ô-xa-ca, Y-ô-cô-ha-ma, Tô-ky-ô,...; vùng biển xung quanh Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường cá lớn, tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản; dọc bờ biển Nhật Bản có nhiều bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển du lịch biển.

+ Tuy nhiên, vùng biển của Nhật Bản cũng gặp nhiều thiên tai (bão, sóng thần,...), gây thiệt hại cho đời sống và phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Bình luận (0)