Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 9 2023 lúc 11:58

Đoạn văn tham khảo

Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Bên cạnh việc cố gắng hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần sống với lòng yêu nước, tinh thân sẵn sàng cống hiến, phát triển đất nước phồn thịnh để con cháu mai sau của ta có thể tự hào về những việc làm ngày hôm nay của ta.

Bình luận (0)
Inspirit Trang
Xem chi tiết
Hà Minh Thư
4 tháng 10 2017 lúc 21:05

Danh ngôn có một câu rất hay:''Văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên hết...''.Có khi những người học thức cao nhưng chưa chắc đã là người văn hóa,những người tuy học ít nhưng lại biết cách sống văn hóa,Nói chung là những hành vi thiếu văn hóa là rất nhiều ở trong cuộc sống của ta.Điển hình có thể nói như chị ....... ở xóm em.Gặp ai là chị lại ngồi đó ''buôn'' suốt hàng giờ liền.Không những thế,chị còn nói xấu người trong xóm .Có vài người đã nhắc nhở nhưng chị không nghe mà lại nói:''Việc tôi can tâm gì đến mấy người?Đừng có xen vào chuyện của người khác''.Đó cũng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khác.Em mong sao mọi người đều có thể cư xử một cách có văn hóa hơn trong giao tiếp xã hội

Bình luận (0)
bảo trân
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
8 tháng 5 2016 lúc 13:47

HELP ME!

Bình luận (0)
nguyen pham ngoc quy
8 tháng 5 2016 lúc 14:09

ngu bo ma hoi cai deo j

 

Bình luận (0)
Hien Gạo
8 tháng 5 2016 lúc 14:10

 khác (trọng tâm) 
- nội dung: nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (vhtđ) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp). có những tp đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xhpk. vhhđ đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác 
- nghệ thuật: 
+ quan điểm nghệ thuật: quan điểm nt ở vhhđ có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, qui củ. Các tg chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xhpk (k0 phải k có). - nói qua qua như kiểu phần khái quát ấy 
+ vhtđ: 1mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn(khác với vhhđ) 
2mang tính qui phạm( tức là qui củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu... 
3thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát=> tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam 
các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng 
+ vhhđ: 1thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình 
thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới. 
truyện thay đổi về dung lượng( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết,cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ... 

Thôi mỏi tay quá chỉ giúp pn dc câu 1 thôi 

 

Bình luận (0)
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
ng.nkat ank
30 tháng 11 2021 lúc 10:18

Tham khảo :3

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Bình luận (5)
minh nguyet
30 tháng 11 2021 lúc 10:19

Em tham khảo:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
๛๖ۣۜH₂ₖ₇ツ
Xem chi tiết
GTV -( Hội Con 🐄 )
18 tháng 4 2020 lúc 9:58

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Truc Quynh Nhu Nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
30 tháng 10 2016 lúc 14:57

pài nài mk ms lm nè nhưng mừ là cảm nghĩ zề ca dao về tình cảm gđ cơ

Bình luận (2)
Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 16:35
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

  Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con. Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con. 

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
Bình luận (1)
Thảo Phương
31 tháng 10 2016 lúc 17:45

Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta.Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

Bình luận (0)
Last Night
Xem chi tiết

Trong thời gian qua, thanh niên chúng ta đã phát huy được vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu thì thanh niên, sinh viên tình nguyện là những người đã bám sát địa bàn, đi vào tận nhà dân để phân tích, chứng minh, giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về giá trị của những lễ hội truyền thống, về phong tục, lối sống, cốt cách của con người Việt Nam, từ đó bà con hiểu rõ hơn, nghiêm chỉnh chấp hành và tích cực thực hiện. Không chỉ có vậy, thanh niên còn phát huy được vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, thực sự trở thành chiến sĩ văn hóa trong cuộc đấu tranh chống lại các sản phẩm xấu độc, lai căng làm phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và chính họ đã cùng nhân dân làm cho âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc bị thất bại, góp phần quan trọng làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khiến nó đã thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông du nhập vào nước ta một cách tràn lan, bên cạnh văn hóa trong sạch, lành mạnh thì sản phẩm xấu độc cũng nhanh chóng thâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách, tâm hồn, đời sống của con người Việt Nam trong đó có thanh niên. Thanh niên là đối tượng tiếp thu và đón nhận văn hóa đó một cách nồng nhiệt và nhanh chóng nhất. Hiện tượng thanh niên ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện rất nhanh, với những chiếc quần xước nửa tây, nửa ta, tóc thì nhuộm cho giống với phong cách thần tượng của mình. Có một bộ phận không nhỏ thanh niên đi tham gia vào những lễ hội truyền thống chỉ với mục đích đi giải trí là chính, họ đến với lễ hội truyền thống không phải với thái độ thành tâm hướng về cội nguồn, hiện tượng đùa cợt trong lễ hội, xem bói, xem quẻ xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến… Đây là những hiện tượng cần được chú ý trong quá trình giáo dục thanh niên hiện nay.

 

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Khánh Linh
27 tháng 4 2021 lúc 22:37

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

 

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Quang Minh
28 tháng 4 2021 lúc 17:06

tk nha bn

Trong thời gian qua, thanh niên chúng ta đã phát huy được vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu thì thanh niên, sinh viên tình nguyện là những người đã bám sát địa bàn, đi vào tận nhà dân để phân tích, chứng minh, giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về giá trị của những lễ hội truyền thống, về phong tục, lối sống, cốt cách của con người Việt Nam, từ đó bà con hiểu rõ hơn, nghiêm chỉnh chấp hành và tích cực thực hiện. Không chỉ có vậy, thanh niên còn phát huy được vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, thực sự trở thành chiến sĩ văn hóa trong cuộc đấu tranh chống lại các sản phẩm xấu độc, lai căng làm phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và chính họ đã cùng nhân dân làm cho âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc bị thất bại, góp phần quan trọng làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khiến nó đã thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông du nhập vào nước ta một cách tràn lan, bên cạnh văn hóa trong sạch, lành mạnh thì sản phẩm xấu độc cũng nhanh chóng thâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách, tâm hồn, đời sống của con người Việt Nam trong đó có thanh niên. Thanh niên là đối tượng tiếp thu và đón nhận văn hóa đó một cách nồng nhiệt và nhanh chóng nhất. Hiện tượng thanh niên ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện rất nhanh, với những chiếc quần xước nửa tây, nửa ta, tóc thì nhuộm cho giống với phong cách thần tượng của mình. Có một bộ phận không nhỏ thanh niên đi tham gia vào những lễ hội truyền thống chỉ với mục đích đi giải trí là chính, họ đến với lễ hội truyền thống không phải với thái độ thành tâm hướng về cội nguồn, hiện tượng đùa cợt trong lễ hội, xem bói, xem quẻ xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến… Đây là những hiện tượng cần được chú ý trong quá trình giáo dục thanh niên hiện nay.

Bình luận (0)