Người thợ xây dùng loại ròng rọc nào để đưa vật nặng lên cao? Ròng rọc đó giúp ích j? Khi kéo cờ lên hoặc hạ cờ xuống thường dùng loại ròng rọc nào?
để đưa vật nặng có khối lượng 50kg lên cao người ta dùng loại ròng rọc nào để có lợi về lực ? Lực kéo vật khi đó bằng bao nhiêu
Trọng lượng của vật nặng 50kg :
P = m.10 = 50.10 = 500 ( N )
Lực kéo khi đó bằng :
500 : 2 = 250 ( N )
Đáp số : 250N
Trọng lượng của vật là: P=10.m=10.50=500(N) Lực kéo khi ta dùng ròng rọc động là: 500:2=250(N)
Bài 1:
a) Em hãy cho biết hệ ròng rọc trên gồm những loại nào? Hệ ròng rọc trên được gọi là gì?
b)Dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật nặng lên cao cho ta lợi bao nhiêu lần về lực?
c) Dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật có khối lượng 120 kg lên cao thì ta dùng lực kéo ít nhất là bao nhiêu ?
a) Hệ thống ròng rọc như hình vẽ bao gồm:
- Ròng rọc cố định.
- Ròng rọc động.
Hệ thống ròng rọc trên được gọi là pa - lăng.
b) 1 ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực.
=> 3 ròng rọc động thì lợi 3 . 2 = 6 lần về lực.
Vậy dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật nặng lên cao cho ta lợi 6 lần về lực.
c) Dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật có khối lượng 120 kg lên cao thì ta dùng lực kéo ít nhất là:
120 : 6 = 20 (kg)
Đổi: 20 kg = 200 N
Vậy dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật có khối lượng 120 kg lên cao thì ta dùng lực kéo ít nhất là 200 N
dùng ròng rọc động để đưa một vật nặng 50 kg lên cao 6 m hãy tính lực kéo vật lên nếu bỏ qua trọng lượng của ròng rọc động.biết ròng rọc động có khối lượng 2 kg tính công phải thực hiện khi làm việc trên
Lực kéo vật khi dùng ròng rọc động ( lợi 2 lần về lực ) là
\(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{10m}{2}=\dfrac{10.50}{2}=250\left(N\right)\)
Công thực hiện là
\(A=P.h=\left(50+10.2\right).6=420\left(J\right)\)
Dùng ròng rọc động để đưa một vật nặng 650N lên cao 10m. Tính công của người công nhân khi làm việc đó và tính hiệu suất của ròng rọc biết rằng lực kéo ở công nhân là 350N
Dùng ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}F=\dfrac{1}{2}P=\dfrac{1}{2}\cdot650=325N\\s=\dfrac{1}{2}H=5m\end{matrix}\right.\)
Công thực hiện của người đó:
\(A=F\cdot s=325\cdot5=1625J\)
Công để kéo vật:
\(A=F\cdot s=350\cdot5=1750J\)
Hiệu suất ròng rọc:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}\cdot100\%=\dfrac{1625}{1750}\cdot100\%=92,86\%\)
Nhận định nào trên đây đúng: Khi dùng ròng rọc để kéo vật nặng từ dưới lên ta dùng các ròng rọc như hình bên. Ta biết:
A. F 1 = F 2 = F 3
B. F 1 > F 2 = F 3
C. F 1 = F 2 > F 3
D. F 1 = F 2 < F 3
Hình F 1 ta thấy hệ đã dùng 1 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định
Hình F 2 ta thấy hệ đã dùng 1 ròng rọc động
=> F 1 = F 2 < F kéo trực tiếp (vì ròng rọc động giúp giảm lực kéo so với kéo trực tiếp)
Hình F 3 là ròng rọc cố định, ròng rọc cố định không làm thay độ lớn mà chỉ làm thay đổi hướng của lực
⇒ F 3 > F 1 ( F 3 = F kéo trực tiếp > F 1 )
Vậy F 1 = F 2 < F 3
Đáp án: D
Để nâng 1 vật nặng 60kg lên cao bằng ròng rọc động , đoạn dây cần phải kéo là 14m
a) tính trọng lượng của vật
b) tính độ lớn lực kéo và dộ cao nâng vật lên khi dùng ròng rọc động
c) tính công suất của người khi sử dụng ròng rọc động , biết thời gian kéo vật lên là 1,5 phút
mn giúp em vs ạ e muốn cs lời giải chi tiết ( e cảm ơn ạ )
Tóm tắt:
\(m=60kg\\ s=14m\\ t_c=1,5min\\ =90s\\ ------------\\ a)P=?N\\ b)F=?N\\ h=?m\\ c)P\left(hoa\right)=?W\)
Giải:
a) Trọng lượng của vật: \(P=10.m\\ =60.10=600\left(N\right)\)
b) Độ lớn lực kéo: \(F=\dfrac{P}{2}\\ =\dfrac{600}{2}=300\left(N\right)\)
Độ cao nâng vật lên: \(h=\dfrac{s}{2}\\ =\dfrac{14}{2}=7\left(m\right)\)
c) Công của người đó: \(A=F.s\\ =300.14=4200\left(J\right)\)
Công suất của người khi sử dụng ròng rọc động: \(P\left(hoa\right)=\dfrac{A}{t}\\ =\dfrac{4200}{90}\approx46,7\left(W\right).\)
Trong xây dựng để nâng vật nặng lên cao người ta thường dùng một ròng rọc cố định hoặc một hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động (gọi là palăng), như hình 14.4. Phát biểu nào dưới đây không đúng về tác dụng của ròng rọc?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm giảm lực nâng vật đi một nửa.
B. Ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật.
C. Hệ thống palăng gồm 1 ròng rọc cố định và một ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật 2 lần.
D. Hệ thống palăng gồm 1 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật 4 lần
Chọn A
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp chứ không có tác dụng làm giảm lực nâng.
Tính trọng lượng của vật có khối lượng 100kg.Để đưa vật này lên cao người ta dùng loại ròng rọc nào để có lợi về lực ? Lực kéo vật khi đó bằng bao nhiêu
Để đưa vật này lên cao người ta nên dùng ròng rọc động
vì ròng rọc động giảm 1/2 trọng lượng của vật
=> Trọng lượng ban đầu P = 10 . m = 10.100 = 1000 N
=> Lực kéo lúc này F = 1/2 . P = 1/2 . 1000 = 500 N
Nêu tác dụng của ròng rọc (ròng rọc động và ròng rọc cố định) ?
Một vật có khối lượng 2,5 kg nếu dùng từng loại ròng rọc để đưa vật lên thì lực đưa vật lên của từng ròng rọc là bao nhiêu ?
1.Tác dụng:
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
2. Đổi: 2,5 kg = 25 N
Lực đưa vật lên của ròng rọc động là < 25N
Lực đưa vật lên của ròng rọc cố định là 25 N
+ Khi sử dụng ròng rọc cố định thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật. Ví dụ: dùng ròng rọc kéo gầu nước từ dưới giếng lên; kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc.
+ Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. Ví dụ: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.
ai giúp mình với mai kiểm tra rồi ! hu hu
Một người dùng hệ thống ròng rọc gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động để đưa một vật có trọng lượng 400N lên độ cao h. Biết rằng để đưa vật lên độ cao h thì người ấy phải kéo dây di chuyển một đoạn 10 m. Tính:
a) Lực kéo vật của người ấy.
b) Độ cao đưa vật lên.
c) Công thực hiện.
Bỏ qua lực ma sát trong các trường hợp.
Dùng ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực và thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}F=\dfrac{1}{2}P=\dfrac{1}{2}\cdot400=200N\\s=\dfrac{1}{2}h\Rightarrow h=2s=2\cdot10=20m\end{matrix}\right.\)
Công thực hiện:
\(A=F\cdot s=200\cdot10=2000J\)