giải thích sự hình thành các đai khí áp ở xích đạo và hai cực
trên trái đất có mấy đai khí áp . Nêu sự phân bố của các đai khí áp từ xích đạo về hai cực.
Có 7 đai khí áp.
- Các đai khí áp phân bố xen kẽ từ Xích đạo về hai cực
- Xích đạo là đai áp thấp và về tới hai cực luôn luôn là đai áp cao
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo
- Các đai khí áp phân bố không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.
các bạn cho mình hỏi NẾU sự phân bố của các đai khí áp từ xích đạo về hai cực
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo
- Các đai khí áp phân bố không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt
Các đai khí áp phân bố không liên tục từ xích đạo lên đến 2 cực
Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực? Giải thích
A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, cực. C. Cực, xích đạo D. Ôn đới, chí tuyến.
Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực? Giải thích
A. Xích đạo, chí tuyến.
B. Chí tuyến, cực.
C. Cực, xích đạo
D. Ôn đới, chí tuyến.
Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất lần lượt từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao là
A.Áp thấp xích đạo ->áp cao chí tuyến-> áp thấp ôn đới-> áp cao ở cực.
B. Áp thấp xích đạo -> áp thấp ôn đới-> áp cao chí tuyến -> áp cao ở cực.
C.Áp cao ở cực -> áp thấp ôn đới -> áp cao chí tuyến-> áp thấp xích đạo.
D. Áp cao ở cực -> áp cao chí tuyến->áp thấp xích đạo-> áp thấp ôn đới.
B. Áp thấp xích đạo -> áp thấp ôn đới-> áp cao chí tuyến -> áp cao ở cực.
Giải thích nguyên nhân hình thành đai áp thấp Xích Đạo và đai áp cao chí tuyến
( mọi người làm ơn làm phước giải giúp mình mai mình có bài kiểm tra Địa lí)
Trên Trái Đất có nhiều loại khí áp khác nhau tùy thuộc vào sự phân loại:
+ Theo thời gian: Khí áp thường xuyên, khí áp theo mùa, khí áp theo ngày đêm.
Trên Trái Đất có các đai áp cao và đai áp thấp hoạt động thường xuyên, phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Các đai khí áp gồm: một đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới, hai đai áp cao cực.
Ở các lục địa có các cao áp và hạ áp hoạt động theo mùa: ví dụ cao áp Xibêri, hạ áp Iran ở lục địa Á – Âu.
Ở các địa phương kề nhau có bề mặt đệm khác nhau, ngày đêm có các áp khác nhau; ví dụ ở nơi kề biển, ban ngày có áp thấp, ban đêm có áp cao…
+ Theo nguồn gốc: Áp hình thành do nhiệt lực. áp hình thành do động lực.
+Theo phạm vi: Áp hoạt động toàn cầu. hoạt động ở khu vực, hoạt động ở địa phương (ở thung lũng và sườn núi cao. ở trong đất liền và ngoài biển).
Ngoài ra. còn có các áp cao và áp thấp hoạt động theo mùa. Bên cạnh các khí áp hoạt động có tính toàn cầu ( đai khí áp), khí áp hoạt động theo khu vực (khí áp theo mùa), còn có các khí áp hoạt động ở phạm vi địa phương
– Như vậy. áp do nhiệt lực cao áp thấp xích đạo, áp cao cực; áp theo mùa; áp địa phương: các áp hình thành do động lực có: áp cao cận chí’ tuyến, áp thấp ôn đới.
– Nguyên nhân hình thành các áp chủ yếu do nhiệt lực và động lực.
+ Ở Xích đạo: không khí bị mặt đất đốt nóng, nở ra và bay cao lên đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống lại được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriolit. Tới các vĩ độ 30° 35°, độ lệch đã lên tới 90° so với kinh
tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn. hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới.
+ Ở cực: do nhiệt độ thấp nên hình thành cao áp.
+Do sự chênh lệch về khí áp. gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt và từ hai cực về phía ôn đới gặp nhau, tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.
– Nguyên nhân hình thành các khí áp theo mùa .là do nhiệt lực: Trên các lục địa rộng lớn. về mùa hạ có nhiệt độ cao hình thành nên các áp thấp về mùa đông, nhiệt độ hạ thấp. hình thành nên áp cao.
– Nguyên nhân hình thành các khí áp hoạt động ở phạm vi địa phương chủ yếu là do nhiệt lực: Sự chênh lệch nhiệt độ theo ngày đêm giữa bờ biển và đất liền, giữa thung lũng và sườn núi tại các địa phương đã tạo ra các áp thấp và áp cao giữa biển và đất liền, .giữa thung lũng và sườn núi.
Ở khu vực vĩ độ trung bình 40-60 độ sẽ hình thành khối khí nào sau đây:
A. Xích đạo
B. Chí tuyến
C. Ôn đới
D. Địa cực
Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố khí áp:
A. Khu vực 2 cực hình thành áp cao do bức xạ Mặt Trời nhỏ.
B. Xích đạo hình thành áp thấp do có độ ẩm và nhiệt độ cao.
C. Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng qua áp thấp xích đạo.
D. Trên lục địa có khí áp cao, trên biển có khí áp thấp.
Các đai khí áp từ xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Áp cao, áp cao, áp thấp, áp thấp.
B. Áp thấp, áp thấp, áp cao, áp cao.
C. Áp cao, áp thấp, áp cao, áp thấp.
D. Áp thấp, áp cao, áp thấp, áp cao.
D
Cách giải:
Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua áp thấp xích đạo.
- áp cao 2 cực
-áp thấp ôn đới
-áp cao chí tuyến
-áp thấp xích đạo
mk cần câu tl chuyên môn ạ
Các kiểu khí hậu khác nhau ở các đới khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới là do sự khác biệt về độ nghiêng của trục quay của Trái Đất. Độ nghiêng này gây ra sự khác biệt về lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào các vùng đất khác nhau trên Trái Đất, cũng như sự khác biệt về độ ẩm, gió, nhiệt độ và các yếu tố khác.
Ở các đới khí hậu cực, cận cực và cận xích đạo, do vị trí địa lý đặc biệt, ánh sáng mặt trời chiếu vào đều và mạnh quanh năm, không có sự khác biệt đáng kể giữa mùa hè và mùa đông. Do đó, các đới khí hậu này không hình thành các kiểu khí hậu khác nhau như ở các đới khí hậu khác.
giải thích sự hình thành các đai khí áp trên trái đất
Do sức nén của không khí xuống bề mặt trái đất,Các khí áp thông thường không tách rời nhau mà tạo thành các mảng nối kết với nhau tạo thành các đai khí áp.Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm,tính chất khí hậu mà người ta phân ra làm hai khí áp đó là khí áp cao và khí áp thấp.Khí áp cao là khí áp có tính chất là khô và lạnh còn khí áp thấp có tính chất nóng và ẩm.
Trên bề mặt quả địa cầu khí áp cao và khí áp thấp được phân bố đối xứng và xên kẽ nhau thông qua mặt phẳng xích đạo.
Bạn hỏi sự khác nhau về khí áp ở vùng cực mình cũng giải thích luôn.Khí áp thấp ở xích đạo nằm trên đại dương.Mà gió hoạt động thông thường là thổi từ đai áp cao về đai áp thấp,khí gió thổi từ áp cao trung quốc xuống áp thấp xích đạo do bị biến tính và luồn qua đại dương mang theo một lượng ẩm khá và nhiệt độ cao nên khí hậu ở các nước xích đạo thông thường khá cao mặt khác nơi đây cũng là nơi nhận góc chiếu mặt trời lớn nên vùng xích đạo có kiểu thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.
Trong khi đó,gió từ áp cao trung quốc thổi lên áp thấp bắc cực do không chịu ảnh hưởng của yếu tố đại dương đồng thời khu vực chịu tác động thường xuyên của áp cao si bê ri và nhận góc chiếu mặt trời rất nhỏ nên trời giá rét và ít mưa.
khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.
Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp.
Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Cụ thể là: ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30độ B & N là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo là áp thấp. (bạn nên vẽ hình tròn đại diện cho TĐ và vẽ các đai khí áp vào theo đúng thứ tự sẽ dễ nhớ hơn)
Gió Tín phong hay còn gọi là gió Mậu dịch là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt (vĩ tuyến 30 độ) về áp thấp xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và hướng Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn theo hướng cố định, là loại gió khô.
Chuẩn đó ! Tick nha cảm ơn nhiều !
Ý kiến nào sau đây là ĐÚNG:
A.Gió là sự chuyển động của không khí từ khu khí áp thấp về khu khí áp cao.
B.Có các loại gió hành tinh: Tín phong, Tây ôn hòa, Đông Cực.
C.Đai áp thấp ôn đới, đai áp thấp xích đạo, đai áp thấp cực.
D.Sự chuyển động của không khí giữa đai áp thấp và đai áp cao tạo thành các hê thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
Mình nghĩ là câu D đúng.
Chúc bạn học tốt!!