Những câu hỏi liên quan
ng thành
Xem chi tiết
Yah PeuPeu
10 tháng 5 2022 lúc 19:07

A. Văn chứng minh

Đề 1:

Trong các chiến dịch bảo vệ môi trường sống hiện nay, vấn đề ý thức luôn được đề cao lên hàng đầu. Bởi vì ý thức con người là yếu tố quyết định trong việc thành bại của các chiến dịch này. Tất cả các chuyên gia đều khẳng định rằng nếu không có ý thức bảo vệ môi trường, thì đời sống của chúng sẽ chịu tổn hại nặng nề.

Bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng cũng mang tính vi mô. Bởi vì nó cần được lan tỏa đến toàn cầu và ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người. Môi trường sống là của chung nhưng cũng là của mỗi người. Đó là tài nguyên đất, không khí, nước, cây cối, khoáng sản, dược liệu… do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Thử hỏi, có ai trong chúng ta không sống dựa vào môi trường chứ?

Ấy vậy mà, chính vì suy nghĩ rằng môi trường sống là của chung, bảo vệ môi trường là việc của chung, mà một bộ phận người đã hành động thiếu ý thức, khiến cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Đó là hành động khai thác tài nguyên quá mức, xả rác bừa bãi, sử dụng lượng lớn các đồ nhựa, nilon dùng một lần, chặt phá rừng bừa bãi, đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường… Mỗi cá nhân làm ra một hành động nhỏ như thế, nhưng khi nhân lên với số lượng người khổng lồ trên toàn cầu thì lại tạo ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, hậu quả ấy không chỉ còn trên sách vở, mà đã và đang hiện diện mạnh mẽ đến không thể bỏ qua trước mắt chúng ta. Đó là sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước. Là sự biến đổi khí hậu khó lường trên toàn cầu. Là những đợt thiên tai ngày càng tàn khốc và xuất hiện dày đặc. Là những chủng bệnh ung thư, những virut, dịch tễ độc hại, khó lường. Tất cả những điều ấy khiến biết bao người phải ra đi, biết bao người phải sống trong đau đớn, biết bao nhà cửa phải tan hoang. Mỗi hành động thiếu ý thức gây hại cho môi trường của chúng ta ngày hôm nay, chính là một phần nguyên nhân dẫn đến những đau thương mất mát ấy.

 

Chính vì thế, ý thức bảo vệ môi trường sống là vô cùng quan trọng và cần được chú trọng hàng đầu. Điều đó có thể được thúc đẩy qua hoạt động giáo dục cũng như các chương trình tuyên truyền trên sách báo, phim ảnh, âm nhạc… Đồng thời nên có những hình phạt cứng rắn để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, dù chỉ là một cá nhân. Bởi vì một khi ý thức bảo vệ môi trường được hình thành vững chãi, thì mọi người đều sẽ chung tay với nhau bảo vệ môi trường sống từ những hành động nhỏ nhất. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh toàn dân trong chiến dịch lớn này.

Đề 2

Rừng là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, có thể nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người”.

Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Nó không chỉ dừng lại ở một quần thể cây cối lớn, mà còn bao gồm cả một hệ sinh thái bên trong. Đó là một thế giới các loài thực vật như cây lấy gỗ, cây cho trái, nấm, củ quả, rau rừng… Đó là các loài động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng, hươu nai, chim chóc, rắn… Cùng với rất nhiều các loại khoáng sản, dược liệu… Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp một lượng lớn khí oxi, cùng khả năng thanh lọc bụi trong không khí, ngăn cản các tác động của lũ lụt, giữ đất khỏi các hiện tượng sạt lở… Với các lợi ích to lớn như thế, rừng đã và đang là người hùng không thể thiếu của cuộc sống con người.

 

Ấy vậy mà, hiện nay, nhiều hoạt động tàn phá rừng vẫn đang ngang nhiên diễn ra bất chấp hậu quả. Đó là những kẻ chặt phá rừng đầu nguồn, rừng lâu năm không biết giới hạn là gì. Là những kẻ khai thác tài nguyên, động vật rừng đến cạnh kiệt. Từ đó, gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất và những trận lũ lịch sử. Đó là bài học sáng tỏ cho những kẻ đang xem thường sức mạnh của rừng già.

Chính vì vậy, ta cần phải biết khai thác rừng một cách hợp lí. Biết bảo vệ và trồng rừng cho khoa học. Để rừng phát triển một cách bền vững cùng đời sống hiện đại của con người. Chúng ta không hề chịu thiệt thòi khi làm các công tác ấy, bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề 3:

Con người Việt Nam sống trọng tình nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết, đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là sống phải có lòng biết ơn, trân trọng mọi thứ. Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc.

 

Ngày hôm nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 - ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 - ngày Phụ nữ Việt Nam… Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa.

Học sinh cũng cần học tập theo đạo lí sống tốt đẹp của ông cha. Lòng biết ơn thể hiện qua những hành động nhỏ bé như hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, lễ phép thầy cô giáo, yêu mến bạn bè xung quanh…

Như vậy, đạo lí sống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã giúp mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống ngày hôm nay.

B. Văn giải thích

Đề 1

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Điều đó cũng giống như lời khuyên mà ông cha ta đã gửi gắm qua câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, chúng ta cần hiểu được khái niệm thành công và thất bại. Hiểu một cách đơn giản, “thành công” là khi con người đạt được những mong muốn của bản thân, hoàn thành mục tiêu đã đề ra hay công việc được giao phó… Còn “thất bại” là khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân. Với từ “mẹ” thì thành công và thất bại được đặt trong một mối quan hệ mật thiết. Bởi “mẹ” chính là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi người. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng trải qua thất bại mới có thành công. Thất bại đã dạy cho con người kinh nghiệm, bài học để đạt được thành công.

Con người luôn theo đuổi thành công. Nhưng chặng đường để chạm đến thành công lại luôn có khó khăn tiếp bước. Không có một con đường nào là bước đi dễ dàng. Thành công chỉ có được khi con người biết tự cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó. Dù phải trải qua thất bại, nhưng chúng ta cần biết cách đứng lên, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và tiếp tục bước đi thì mới có thể đến đích. Thomas Edison đã phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên trong lịch sử. Trước đó, ông đã trải qua hàng nghìn lần thất bại, nhưng ông vẫn không từ bỏ. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.

 

Không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng. Bản thân mỗi người đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là tồn tại mãi nên khi đạt được, con người không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Đối với mỗi học sinh, câu tục ngữ là lời nhắc nhớ giá trị để chúng ta thêm cố gắng học tập, rèn luyện.

Qua giải thích trên, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người, để luôn nỗ lực trên hành trình chạm đến thành công.

Đề 2:

Ông cha ta vẫn thường dặn dò con cháu rằng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu ca dao được viết với thể thơ lục bát có vần điệu vừa dễ nhớ lại dễ thuộc. Hình ảnh tấm vải đỏ (nhiễu điều) phủ lên trên giá gương là một hình ảnh hết sức quen thuộc. Chúng là hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau. Nhờ chúng mà tấm gương được giữ gìn sạch sẽ, an toàn. Mượn hình ảnh đó, tác giả dân gian nói đến mối quan hệ giữa những người anh, người em cùng chung dân tộc, cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên. Rằng chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng, mỗi người là một số phận khác nhau, và bất kì ai cũng sẽ có lúc buồn, lúc khó khăn, lúc cần giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ như bị lạc đường, xách đồ quá nặng, bị đau đầu… Hay những việc lớn hơn như đau ốm, thiếu thốn về kinh tế, lạc mất người thân… Những lúc ấy, nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ những người xung quanh thật đáng quý xiết bao.

 

Sự đưa tay giúp đỡ ấy, không chỉ giúp người gặp khó khăn được vực dậy, được vượt qua hoàn cảnh. Mà nó còn giúp bản thân chúng ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái vì đã làm được một việc tốt. Đồng thời, hành động ấy cũng giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt trong lòng người khác, và giúp tạo mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Cũng chính nhờ vậy, mà mọi người trong cộng đồng có thể tiến lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, gắn bó hơn. Tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh to lớn.

Dù ý nghĩa như vậy, nhưng xung quanh chúng ta vẫn tồn tại một vài cá nhân sống với trái tim lạnh lùng, vô cảm. Những người ấy không hòa đồng, giúp đỡ những người xung quanh mình. Dù là việc nhỏ hay lớn, dù là có thể làm một cách dễ dàng. Khi gặp người khó khăn họ mặc kệ, khi được nhờ vả họ lướt qua. Những cá nhân ấy thật đáng buồn và đáng chê trách. Chính họ đang tự tách mình ra khỏi cộng đồng, xã hội. Để bản thân trở nên cô đơn, bơ vơ và rồi khi họ gặp khó khăn, thiếu thốn thì sẽ khó có được sự toàn tâm toàn ý giúp đỡ của những người xung quanh.

Bởi vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ với những người đồng bào của mình. Đó không chỉ là giúp người mà còn là giúp chính bản thân mình nữa. Những chân lý ấy, được cha ông ta gói ghém gửi đến con cháu trong câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đề 3:

Cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó, học tập là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”.

Đầu tiên, hiểu đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập cũng không phải là một đích đến mà là cả một quá trình dài. Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, con người cần có ý thức tự giác học tập để hoàn thiện bản thân. Học tập cũng chính là con đường ngắn nhất giúp con người đến với thành công.

Nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Dù đã trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng. ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới. Tri thức của nhân loại là vô hạn, còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi.

“Học, học nữa, học mãi” - điều đó đã được thể hiện qua tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Ngay cả cho đến khi đã trở thành một vị chủ tịch nước, Người vẫn tiếp tục học tập. Quả là một tấm gương đáng ngưỡng mộ biết bao. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.

Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Từ đó, bản thân cần ra sức học tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.


 
Như vậy, lời khuyên nhủ của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” đã để lại một bài học sâu sắc. Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.

 

 

Bình luận (0)
ng thành
Xem chi tiết
zero
15 tháng 4 2022 lúc 14:58

refer

Khi bảo vệ rừng cũng  góp phần chống lại thiên tai. Rừng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ví dụ như ở Việt Nam, lũ lụt gây ra sạt lở đất ở các vùng miền núi đều do rừng đầu nguồn bị tàn phá.

Bình luận (0)
Di Di
15 tháng 4 2022 lúc 14:59

Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

   Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: Núi giăng thành lũy thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù (Tố Hữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt...

   Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên không lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn oxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng.

   Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bời nạn "lâm tặc" phá rừng lấy gỗ quý., làm giàu bất chính, một phần bợi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thô sơ, lạc hậu như đốt nương làm rẫy , đốt ong lấy mật... chỉ sơ ý một chút là gây ra thiệt hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loài động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ... Biết mấy trăm năm nữa, chúng ta mới khôi phục lại được những khu rừng như thế?

   Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triền rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống.

Bình luận (0)
Huỳnh Kim Ngân
15 tháng 4 2022 lúc 15:03

bạn tham khảo nha.

“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Yến Nhi
Xem chi tiết
Thảo Chi ~
26 tháng 2 2019 lúc 12:57

1. Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

Từ thuở con người xuất hiện trên Trái Đất, môi trường sống là một điều kiện không thể thiếu cho sự sinh tồn của sự vật và con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.

Môi trường là không gian sống của con người, động vật,...Bao gồm tất cả những gì xung quanh ta và được phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như không khí, nước, đất, rừng,... Là lá phổi xanh của Trái Đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng rạng ngời,... Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình

Môi trường là bầu không khí cho ta hít thở. Nhưng bây giờ thì bầu không khí ấy đang bị ô nhiễm do những nhà máy, xí nghiệp mà ta đã tự hào dựng lên, thả khí độc nghi ngút, làm cho một giây Trái Đất nặng thêm một tấn bụi. Những chiếc xe ô tô, xe máy tấp nập liên tục chạy trên đường, khói xả ra đen bụi cả đường phố. Làm cho không khí trở nên ngột ngạt nặng nề. Từ đó, tầng ô-zôn ngăn cản sức nóng của Mặt Trời cũng đang bị thủng ngày một lớn hơn. Sức nóng ấy làm băng tan ra và tràn vào đất liền gây ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xit làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.

Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc,...dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra.

Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.

Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Ví dụ như: làm nước uống, giao thông đường biển, và nhiều sinh hoạt khác. Hãy nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì mọi vật sẽ ra sao? Sẽ chất dần, héo dần vì mất nước, khô khan. Điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ phung phí, không biết sử dụng hợp lí. Người ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Rồi con người lại sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh bệnh. Ôi, thật kinh khủng! Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối. Như mọi người cũng đã biết, Hồ Gươm là nơi rất sạch đẹp, dành cho mọi người đi tham quan, ngắm cảnh ở đây. Nhưng cách đầy không lâu có một bài báo đưa tin về việc ý thức người dân bị giảm sút làm cho hồ bị ô nhiễm, mất đi vẻ đẹp văn hóa của Hồ Gươm.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật,...Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.

Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.

Bình luận (0)
Thảo Chi ~
26 tháng 2 2019 lúc 12:58

2. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
 Đào Nguyễn Tú Chi
25 tháng 4 2020 lúc 16:56

1.

Xã hội càng phát triển thì loài người chúng ta lại càng làm nhiều hơn những việc không tốt đối với môi trường. Giờ đây, nguy cơ môi trường bị huỷ hoại đã không chỉ còn là vấn đề của mỗi quốc gia. Nó đòi hỏi tất cả chúng ta phải ý thức rõ ràng và phải hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường sống.

Trong những năm qua, để giải quyết những vấn đề trước mắt, con người đã không ngần ngại xâm hại đến môi trường. Thực tế đã chứng minh, những nước có nền công nghiệp phát triển là những người mà người ta làm hại nhiều nhất đến bầu khí quyển. Lượng khói bụi mà hàng ngày các ông khói nhà máy và xe cộ thải ra làm cho tầng ôzôn (tấm lá chắn) của chúng ta bị thủng. Cũng từ đó mà nhiệt độ của trái đất hàng năm cứ nhích dần lên làm cho băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra. Và như thế có nghĩa là loài người sẽ đứng trước nguy cơ bị dìm trong biển nước.

Thế nhưng một thống kê khác lại cho rằng: ý thức và trách nhiệm của con người đối với môi trường ở những nước đang phát triển còn yếu kém hơn. Chúng ta hay nhìn vào chính thực tế của nước mình. Trong những năm qua, có đến hàng triệu héc ta rừng của chúng ta bị hủy hoại bởi người ta phá rừng tuỳ tiện để làm nương rẫy, để lấy củi đun. Hoặc tham lam hơn, bọn lâm tặc đã bất chấp thủ đoạn chiếm hữu hàng bạc tỷ từ việc chạt phá rừng.

Những việc vô trách nhiệm ấy không chỉ làm cho tài nguyên rừng của chúng ta bị cạn kiệt, môi trường sống của chúng ta không được trong lành mà còn gây ra mất cân bằng sinh thái. Hơn thế nữa nó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta phải đối diện với nhiều trận lũ lụt – những trận lũ đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trong suốt mấy năm qua.

Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, ở những thành phố lớn và ở cả nông thôn, chưa bao giờ người ta sử dụng các loại bao bì, túi ni lông nhiều đến thế. Dùng xong, người ta chỉ có một việc vứt ra thùng rác hoặc quẳng ngay vào cống rãnh.

Chúng ta không biết rằng các bao bì và túi làm từ ni lông không phân hủy. Nó có thể tồn tại hàng trăm năm trong đất và làm triệt hại mầm sống của các cây con. Chúng làm ô nhiễm những dòng sông, làm chết các loài cá và thậm chí còn làm ngộ độc gây chết người nếu chúng ta ngửi phải quá nhiều hơi đốt từ các phế phẩm ni lông.

Có thể kể ra nhiều và nhiều nữa những hành động vô ý thức của con người đối với môi trường. Phần nhiều trong số đó bắt nguồn từ thói quen và sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Vì thế mà, thiết nghĩ, để có ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về tác hại từ những hành động của chúng ta. Chúng ta chắc chắn sẽ có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn nếu chúng ta biết rằng những hành động gây hại đến môi trường cũng có nghĩa là đang triệt tiêu cuộc sống.

Môi trường là chiếc áo giáp bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta. Mỗi hành động của chúng ta nếu không có trách nhiệm thì sẽ giống như một đốm lửa có thể đốt cháy cả khu rừng vậy. Môi trường sống đang kêu cứu. Tất cả, tất cả phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi chúng ta.

2.

Suốt chiều dài của dải đất hình chữ S đi đâu ta cũng thấy sự xuất hiện của những cành rừng xanh bạt ngàn. Nó không chỉ góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp mà nó còn được ví như lá phổi của trái đất, thanh lọc bầu không khí. Thế mới thấy được tầm quan trọng của rừng lớn nhường nào với cuộc sống con người. Bởi vậy mới nói “Bảo vệ rừng chính là cách chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình”.

Rừng vó vai trò vô cùng quan trọng với con người. Là một quần thể tập bao gồm có những sinh vật cây cối và động vật sinh sống ở trong rừng. Rừng chia thành hai loại : Rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là của tự nhiên còn rừng nhân tạo là do con người trồng mà ra. Trong cuộc sống thường ngày rừng đóng vai trò cực kì quan trọng đối với con người. Nó chính là một máy lọc khí khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

Hãy tưởng tượng không khí chúng ta hít vào hàng ngày từ đâu mà ra? Nó xuất phát từ rừng mà ra. Cây cối trong rừng có vai trò vô cùng quan trọng ban ngày nó thực hiện quá trình quang hợp lấy các bô nic và nhả ra khí oxi cho con người. Rừng còn là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu đặc biệt cho các ngành công nghiệp có thể kể đến như chế biến gỗ, giấy.... Bên cạnh đó bạn có biết rừng cũng chính là địa bàn sinh sống của rất nhiều những loài động thực vật. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đóng góp và công nghiệp dược liệu, làm giàu thêm hệ sinh thái của con người, đóng góp đáng kể vào ngành du lịch cho đất nước.

Từ xa xưa rừng cây tre nứa đã được ngợi ca như một phần làm nên chiến thắng hào hùng của dân tộc:

“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”

Rừng không chỉ có giá trị trong hiện tại mà quá khứ nó đã đóng góp không nhỏ vào chiến thắng giặc ngoại xâm, là nơi ẩn nấu của chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ. Biết bao nhiêu nhà thơ, nhạc sĩ đã từ đây mà tìm ra những nguồn cảm hứng dạt dào cho những đứa con tinh thần của mình. Có thể kể đến cả trăm ca khúc cả trăm tác phẩm nói về rừng như “Nhạc rừng”, “Rừng Việt Bắc”....

Ngoài những ý nghĩa phục vụ đời sống sản xuất con người thì rừng còn là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để bảo vệ con người. NHững cánh rừng phòng hộ đầu nguồn ngăn chặn những trận lũ quét sạt lở, có cây thì đất mới không bị xói mòn, ngập mặn... Như một nhà thơ nào đó đã từng nói nên mối quan hệ khăng khít giữa rừng - cây và đất như sau “Cây bám rễ sâu đất ôm chặt tận đáy lòng”.

Thế nhưng dường như con người vẫn đang quá thờ ơ với những lợi ích mà những cánh rừng mang lại cho chúng ta. Khi mà từng ngày đâu đó trên mảnh đất hình chữ S này vẫn còn hiện tượng chặt cây, phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Cả triệu ha rừng có nguy cơ bị biến mất. Ngày xưa chúng ta tự hào vì nước ra có  “rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu” thì ngày hôm nay chúng ta lại ngậm ngùi khi diện tích rừng che phủ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Và điều đó chính con người những đồng bào của chúng ta lại phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Những ngày gần đây đồng bào miền Trung đang phải oằn mình chống chọi trước những cơn bão với sức mạnh khủng khiếp, thiệt hại lớn không chỉ vì vật chất mà còn là tính mạng của biết bao nhiêu người. NHững cơn bão ào ào như thác đổ vì những cánh rừng đầu nguồn đã bị chặt, phá. Những cơn bão cát phá hoại phần lớn mùa màng, những trận đất sạt lở vì cây rừng đã mất... Ôi đau xót biết bao trước những nỗi đau không lời nào tả xiết của đồng loại?

Rừng mất đồng nghĩa với việc động vật sẽ mất đi nới trú ngụ, chết dần chết mòn vì mất đi nơi cư trú và gây mất cân bằng sinh thái. Chẳng mấy nữa đâu trên trái đất này sẽ không còn sự sống của muông thú nữa, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc sự sống con người cũng dần cạn kiệt.

Vì sao hiện nay lại có hiện tượng ô nhiễm môi trường? Vì sao mà các bệnh liên quan đến đường hô hấp ngày càng nhiều? Đó chẳng phải do lòng tham của con người lên ngôi chặt phá rừng bừa bãi trong khi công nghiệp hóa phát triển mạnh, không có gì để điều hòa không khí dẫn đến tình trạng khói bụi ngày càng nhiều. Trong tương lai nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục rất có thể trái đất này sẽ quay trở về thời kì nguyên thủy khi mà oxi không còn?

Để cải thiện tình hình đó ngay từ lúc này mỗi cá nhân hãy hành động hết mình để bảo vệ môi trường sinh thái rừng. Bởi lẽ nó chính là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy đời sống cũng như tương lai của loài người. Bảo vệ rừng chính là cách chúng ta bảo vệ chính sự sống và tương lai của con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thungan2102006
Xem chi tiết
Trần Việt Anh
5 tháng 2 2019 lúc 20:51

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
Mahakali Mantra (Kali)
5 tháng 2 2019 lúc 20:55

Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!

Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.

Hễ ko đúng thì đừng k sai nha!

giúp mk lên điểm hỏi đáp nhé


 

Bình luận (0)
thungan2102006
5 tháng 2 2019 lúc 20:55

thanhk bạn nha

Bình luận (0)
Usagi Serenity
Xem chi tiết
Aug.21
2 tháng 5 2019 lúc 11:54

Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủa này.

Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau.

Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.

Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh.

Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.

Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi.

Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa.Đó là tất cả những gì mà tôi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng ta mới có một trái đất xanh mãi mãi.

Bình luận (0)
Nguyên :3
2 tháng 5 2019 lúc 12:01

BÀI LÀM 1: CHỨNG MINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Tạo hoá ban cho con người biết bao nhiêu thứ tinh hoa. Để tồn tại và phát triển văn minh cho đến ngày hôm nay của con người phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng một trong những yếu tố cốt tử đó là thiên nhiên. Chính vì vậy bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Trước hết ta cần hiểu môi trường là gì? Đó chính là những sự vật hiện tượng xung quang và rất gần gũi chúng ta: nước, đất, không khí, cây cối, chim muông... Môi trường có một mối liên hệ rất mật thiết với cuộc sống của con người. Thậm chí môi trường còn xuất hiện và tồn tại trên hành tinh này trước khi có sự sống con người.

Vậy tại sao “bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?
Thật vậy. Thử hỏi nếu một ngày không có một bóng cây nào trên Trái đất liệu chúng ta sẽ ra sao. Đó cũng là ngày mà nhân loại sẽ bị diệt vong và việc hành tinh chúng ta trở thành một hành tinh chết là điều không tránh khỏi. thiên nhiên là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào cho loài người. Loài người sẽ chẳng có áo ấm, ăn ngon, nhà ở nếu không có sự hỗ trợ của thiên nhiên. Những thanh gỗ để cất nhà, những mảnh đất màu mỡ để trồng cây cối hoa màu, những trận mưa rào cung cấp cho ta nguồn nước để tưới tiêu cho ruộng nương....Tất thảy đều có sự góp mặt của thiên nhiên.

Mỗi năm, có hàng chục, hàng trăm thiên tai, thảm họa của thiên nhiên. Lúc đó những cánh rừng đầu nguồn, những cánh rừng phòng hộ lại là những lá chắn khổng lồ hữu hiệu hơn bao giờ hết ngăn chặn sự xâm nhập, càn quét cơn giận dữ của tạo hóa. Những cánh rừng rậm bạt ngàn thì có công hiệu như chiếc lá phổi khổng lồ của con người. thực tế cũng cho thấy, vào những trưa hè oi bức, nhất là trên một đất nước nhiệt đới như Việt Nam thì cái bóng râm mát của cây cối vào lúc đó mới dễ chịu, thoáng mát, là liều thuốc hữu hiệu đưa ta dứt khỏi cái nóng nực ấy.

Không những thế, thiên nhiên môi trường còn mang lại cho con người những giá trị cả vật chất lẫn tinh thần. Trong thời buổi kinh tế phát triển bây giờ sẽ thật khó khăn để ta tìm ra một món hàng hóa nào mà không có nguồn gốc nguyên liệu từ thiên nhiên, môi trường. thêm vào đó, giờ đây khi đời sống con người tăng cao, nhu cầu giải trí vui chơi nghỉ dưỡng lại càng tăng cao. Cũng chính là lí do mà các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng, với địa hình thiên nhiên ưu đãi nhưu bây giờ.

Thiên nhiên, môi trường cho ta nhiều đến nư thế nhưng đổi lại thì con người đã tàn phá, tác động tiêu cực nhưu thế nào đối với thiên nhiên vạn vật. Những cánh rừng bị chặt phá, đồi trọc, núi mòn sẽ nói lên tất cả. nguồn nước bị ô nhiễm, đại dương thường xuyên đối mặt các vụ việc rò rỉ dầu. Rồi cả bầu không khí với nồng độ chất độc hại ngày một tăng ở các quốc gia phát triển ( Trung quốc, Mỹ....). sự khai thác tài nguyên đến cạn kiệt, kiệt quệ. Khi ngày một chứng kiến các vụ việc, thực tế tàn khốc ấy thì ta cũng chẳng lạ gì khi một ngày các giáo sư tuyên bố rằng: tất cả nhiên liệu, môi trường của trái đất sẽ cạn kiệtào khoảng 150 năm nữa, nguy cơ con người diệt vong là điều khó tránh khỏi.

Bởi vậy mỗi người chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, các bạn học sinh cần ý thực được vai trò của thiên nhiên môi trường đối với cuộc sống của chúng ta. Để từ đó mà có thái độ đúng đắn và hành động thiết thực. hãy chung tay vì một môi trường xanh, sạch, đẹp và còn là vì một trái đất tươi đẹp, văn minh ngày mai.
 

Chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chung tay bảo vệ môi trường thiên nhiên từ những việc nhỏ nhất như không vứt rác bừa bãi, phân loại rác




BÀI VĂN 2 CHỨNG MINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Thế kỉ chúng ta đang sống là thời đại của sự phát triển. Con người vồn vã, chạy đua với thời gian, mà rồi nhiều khi lãng quên đi những thứ xung quanh mình. Sự phát triển kèm theo đó là nhiều hệ luỵ, đơn giản nhất đó chĩnh là những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Chúng ta dường như quên rằng, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Trước hết ta phải hiểu môi trường là gì? Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Nói một cách dễ hiểu hơn. Gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của chúng ta. Mái nhà ấy có thể đẹp hay không, vững chãi hay không, mãi trường tồn hay không chính là nhờ vào sự bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta.

Chúng ta đều biết môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Nhưng hiện trạng cho thấy ngày nay đang đánh một hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Khi đất nước đang trên đà phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Rất nhiều người chặt cây, đốn rừng bừa bãi khiên cho nhiều đồi trọc, rừng đầu nguồn bị phá hoại nặng nề, gây nên nhiều lũ lụt lớn. Hay như năm 2014 với quyết định của tỉnh Hà Nội đã đốn hàng loạt cây cổ thụ bóng mát vì lợi ích xây dựng nhà cao tầng, mở đường xá, nhưng họ quên mất đi giá trị bóng mát, giúp môi trường trong sạch. Nhiều công ty sản xuất vì lợi nhuận trước mắt mà đi “đường tắt” xả thải trực tiếp ra sông ngòi hoá chất, rác thải khiến môi trường sông ngòi bị ô nhiễm nặng nề. Sông Tô Lịch Hà Nội rác trôi nổi, bốc mùi khó chịu. Công ty Fomosa thải tấn nước thải khiến cá chết hàng, một vùng biển bị ô nhiễm gây cản trở việc đánh bắt sinh hoạt của người dân…

Chúng ta đang làm những hành động không chỉ gây hại đến môi trường mà chính chúng ta đang gián tiếp huỷ hoại chính bản thân chúng ta. Nếu uống phải những nguồn nước chưa được xử kĩ, chúng ta liệu có thể không bị ngộ độc? Nếu ăn phải những con cá chưa hoá chất, liệu chúng ta có thể không bị ung thư? Nếu không có cây đầu nguồn che chắn, liệu chúng ta có thể chống lại lũ đầu nguồn? Nếu không có cây xanh lọc bỏ CO2 thải ra O2 liệu chúng ta có thể sống mà thiếu lá phổi xanh?.... Một hành vi nhỏ của chúng ta như vứt cái túi nilon, vỏ hộp sữa ra đường cũng khiến môi trường mất mĩ quan. Bởi thế từng hành động xấu mà ta làm đều gây ra những tác động lớn tiêu cực đến môi trường.

Vì thế chúng ta phải bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà của chúng ta. Không có môi trường ta sẽ không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường. Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp. Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại. Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và tránh những tác động xấu sẽ đến. Chúng ta có ngày “Giờ Trái đất 24-3”, có những chương trình chung tay góp sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những hoạt động nhặt rác, thu gom rác trên biển, trong rừng,… Nhiều đất nước đề ra những khoản luật cấm vứt rác, cấm hút thuốc,… để bảo vệ môi trường. Nhiều nước khuyến khích người dân đi xe đạp, đi bộ giảm tải khói bụi từ các loại xe sử dụng xăng. Toàn thế giới đang chung tay giữ gìn một thế giới xanh đẹp, không có ô nhiễm môi trường, giữ một ngồi nhà chung thật đẹp

Con người dường như đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống, sức khoẻ của bản thân. Vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.

Trái đất ngày càng nóng lên, các loài động vật hiếm liên tục bị tuyệt chủng, tầng ozon ngày càng bị phá hủy, băng ở bắc cực tan nhanh hơn... và gây rất nhiều hệ lụy. Việc bảo vệ môi trường không chỉ trên sách vở hay của riêng ai, tổ chức hay đất nước nào mà của toàn thế giới. Bạn hãy chung tay bảo vệ môi trường sống bằng cách vứt rác đúng chỗ, phân loại rác, hạn chế sử dụng các sản phẩm khó phân hủy

Bình luận (0)
Rinu
2 tháng 5 2019 lúc 12:07

Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì:

-Nếu chúng ta làm ô nhiễm nguồn nước thì chúng ta sẽ phải sử dụng nguồn nước này, khi đó chúng ta cũng sẽ nhiễm những mầm vi khuẩn chứa trong đó và làm lục phủ ngũ tạng của chúng ta bị hủy hoại dần. Sẽ có nhiều bạn nghĩ là chúng ta vẫn có nước máy để dùng mà, nhưng các bạn đó đã sai rồi vì thiên nhiên cũng có ngày sẽ hết nếu chúng ta hông biết cách sử dụng chúng.

-Và các môi trường khác như: không khí, đất,..v.v cũng như vậy. Nếu chúng ta không biết bảo vệ và giúp chúng thì ngược lại chúng sẽ không giúp chúng ta và sẽ không cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên nào cho chúng ta nữa.

Bình luận (0)
FG★Đào Đạt
Xem chi tiết
๒ạςђ ภђเêภ♕
4 tháng 2 2021 lúc 20:38

Tham khảo :

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

       Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
       Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
       Mặt khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu.

       Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn môi trường xanh - sạch đẹp. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.

       Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

Link : Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
4 tháng 2 2021 lúc 20:40

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

       Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
       Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
       Mặt khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu.

       Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn môi trường xanh - sạch đẹp. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.

       Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Anh Minh
4 tháng 2 2021 lúc 20:43

đéo tin

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
26 tháng 3 2021 lúc 20:16

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.


Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

 
Bình luận (0)
manhkc1976
Xem chi tiết
nthv_.
7 tháng 8 2021 lúc 20:54

Tham khảo:

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Bởi vậy mà bảo vệ rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.

Đối với mỗi quốc gia, rừng được coi là tài sản quý giá. Đặc biệt khi ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi, thì rừng lại có vai trò càng quan trọng hơn. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là cần thiết. Rừng là ngôi nhà chúng của rất nhiều loài động, thực vật. Một khi ngôi nhà đó bị phá hoại thì các loài động, thực vật đó cũng không thể sống sót. Điều đó sẽ khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Cây xanh có khả năng lọc không khí, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Chính vì vậy mà con người mới coi rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại. Rừng cũng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi con người chặt phá rừng, thì mưa lớn sẽ khiến cho lớp đất đá bị cuốn trôi gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.

Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.

 

Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.

Qua đây, mỗi người đã thấy được vai trò của rừng trong cuộc sống. Việc bảo vệ rừng không phải chỉ riêng một cá nhân, mà còn là của toàn nhân loại. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng.

Bình luận (0)
Ħäńᾑïě🧡♏
7 tháng 8 2021 lúc 20:57

Tham khảo:

 

Từ thuở khai thiên lập địa đến nay, mẹ thiên nhiên luôn đồng hành, bảo vệ và cống hiến vô tư cho con người. Và rừng cũng chính là một phần quan trọng của thiên nhiên. Thế nên, chẳng có gì là sai khi chúng ta yêu quý và trân trọng tài nguyên rừng cả.

Rừng xanh là lá phổi khổng lồ của Trái Đất. Nó giúp cung cấp oxi, lọc không khí, tạo nên môi trường sống trong lành cho rất nhiều những sinh vật đang tồn tại trên hành tinh này. Rừng cây còn giúp giữ đất, giữ nguồn nước ngầm, bảo vệ công trình, con người phần nào khỏi những thiên tai. Đó là những điều mà ai cũng biết, cũng công nhận khi nói về những cánh rừng.

Nhưng đâu chỉ có vậy, ngoài những giá trị vĩ mô, tầm vóc nhân loại ấy, rừng cây còn cống hiến rất nhiều cho kinh tế và cuộc sống của người dân. Rừng cung cấp gỗ, các loại dược liệu, các loại rau, nấm. Và còn cả các loại động vật rừng nữa. Ngoài ra, bản thân rừng cây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Giúp đem về nguồn thu kinh tế lớn cho địa phương nữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta khai thác các loại tài nguyên từ rừng một cách bừa bãi, quá mức, mà không chú trọng đến sự cân bằng thì sẽ phải gánh những hậu quả nặng nề. Điều đó đã được chứng thực qua những trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng. Vì vậy, cùng với việc khai thác, chúng ta cần phải trồng thêm cây xanh cho rừng luôn xanh tốt.

 

Rừng xanh có rất nhiều lợi ích, và nó là miễn phí cho tất cả chúng ta. Vì thế, để rừng xanh mãi luôn là lá phổi xanh của trái đất, chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ rừng. Đừng chờ mùa xuân đến mới trồng cây, mà hãy trồng cây bất kể lúc nào

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu An
7 tháng 8 2021 lúc 21:01

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Bởi vậy mà bảo vệ rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.

Đối với mỗi quốc gia, rừng được coi là tài sản quý giá. Đặc biệt khi ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi, thì rừng lại có vai trò càng quan trọng hơn. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là cần thiết. Rừng là ngôi nhà chúng của rất nhiều loài động, thực vật. Một khi ngôi nhà đó bị phá hoại thì các loài động, thực vật đó cũng không thể sống sót. Điều đó sẽ khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Cây xanh có khả năng lọc không khí, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Chính vì vậy mà con người mới coi rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại. Rừng cũng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi con người chặt phá rừng, thì mưa lớn sẽ khiến cho lớp đất đá bị cuốn trôi gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.

Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.

 

Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.

Qua đây, mỗi người đã thấy được vai trò của rừng trong cuộc sống. Việc bảo vệ rừng không phải chỉ riêng một cá nhân, mà còn là của toàn nhân loại. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng.

Bình luận (0)
Hue Dang
Xem chi tiết
︵✰Ah
21 tháng 1 2022 lúc 18:10

Tham Khảo
 

Từ xưa đến nay, rừng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, có thể nói rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Rừng là quần thể sinh sống của các loại cây cao lớn, cùng thế giới động vật hoang dã sống bên trong đó. Bàn về lợi ích của rừng cây thì không có gì lạ lẫm cả. Chính rừng cây là nơi cung cấp một nguồn tài nguyên khổng lồ về gỗ, dược liệu, khoáng sản, thú rừng… Hơn cả như vậy, rừng cây còn là những lá phổi xanh khổng lồ, giúp thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho con người. Cùng với đó, những khu rừng còn giúp giữ đất, chống xói mòn, ngăn cản phần lớn sự tàn phá mạnh mẽ của những cơn lũ… Với những lợi ích như vậy, rừng thực sự đóng vai trò to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Vì thế, không hề sai khi nói rằng bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

 

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần phải hành động thiết thực, ngay từ hôm nay. Từ những hành động tác động trên tinh thần, như tuyên truyền, quảng bá lợi ích của rừng cây đến mọi người. Đến các hành động thiết thực như trồng cây gây rừng, phạt nặng các hành vi phá rừng trái phép… Có như vậy mới ngăn chặn được các cá nhân, tập thể xem thường những lợi ích của rừng cây, mà cứ khai thác vô tội vạ. Và chẳng bao lâu, rừng cây sẽ lại tiếp tục xanh mượt trên khắp đất nước ta.

Với những lợi ích tuyệt vời mà mình đem lại cho cuộc sống con người, rừng cây xứng đáng là một phần không thể thiếu và cần được bảo vệ trong sự phát triển của xã hội ngày nay.

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
21 tháng 1 2022 lúc 18:17

Refer:

 Đất nước chúng ta có rất nhiều tài nguyên quý giá, vô số loại khoáng sản phong phú. Từ dưới lòng đất cho đến trên mặt đất rồi lên tận các đồi núi, cao nguyên chất ngất. Rừng là một loại tài nguyên vô giá và quý giá nhất. Nó gắn bó với chúng ta từng ngày, từng giờ. Mà con người cũng không thể tồn tại nếu thiếu rừng.

      Một trong số những thứ mà chúng ta cần và quan trọng nhất chính là nguồn ôxi. Vậy, liệu có ai biết rằng: ôxi từ đâu mà có ? Thì là từ rừng chứ đâu nữa ! Rừng là thứ cung cấp nguồn ôxi lớn nhất quả đất. Chúng ta thừa biết một điều, nếu thiếu ôxi con người sẽ chết. Vậy, có thể kết luận một điều thiếu rừng con người cũng không thể sống. Và không dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp rất nhiều cho ta. Nào là: nguồn thức ăn, các loại gỗ quý ... và còn là nơi sinh sống cho những loài động vật hoang dã.

      Ngoài ra, rừng còn mang lại những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú và vĩ đại. Con người đã được tận hưởng những vẻ đẹp ấy, được chiêm ngưỡng rồi hòa vào nguồn cảm xúc sung sướng, thoải mái. Rừng còn làm cho khí hậu được ôn hòa, ngăn sức mạnh như hủy diệt của dòng lũ từ trên tràn xuống. Vậy tại sao lại phá rừng đi ?

      Mỗi khi tôi nhìn thấy những khu đất trống đồi trọc thì trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh quằn quại của những cánh rừng nằm im trong lửa đỏ, rên xiết dưới lưỡi rìu của các lâm tặc. Không chỉ là tạo thành đất trống, đồi trọc mà còn phá đi nơi ở của muông thú, chim chóc đang sinh sống trong rừng; những ngôi nhà dân bị trôi trên dòng lũ khủng khiếp, nó tràn từ trên xuống khi không có rừng cứ như núi lửa phun trào thì ai mà sống nổi; những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú, độc đáo nhất cũng mất hẳn đi ... Chỉ có những kẻ thất học, vô ý thức mới có thể làm ra những việc tồi tê, dã man ấy, mới suy nghĩ ra các hành động đẻ phá hủy thứ mà con người khó tạo ra được.

     Rừng của chúng ta có hai loại: rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra; còn rừng nhân tạo là nhờ con người làm nên. Cũng may thay, vẫn còn có những người nhân hậu, biết suy nghĩ thấu đáo khi đã tạo ra và bảo vệ rừng. Chúng ta cần trồng nhiều cây xanh; không chặt phá cây rừng; báo với chính quyền khi thấy có người khai thác rừng trái phép. Đó chính là những hành động thiết thực nhất để con người bảo vệ rừng và cũng chính là tự bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta.

     Nói chung, rừng chính là thứ tài sản vô giá và là nguồn sống của chúng ta. Hãy chung tay, góp sức để bảo vệ rừng để con người có thể được tồn tại.

Bình luận (0)
Vân Anh
Xem chi tiết
#Kan
3 tháng 8 2019 lúc 13:26

"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

Bình luận (0)
Đ𝒂𝒏 𝑫𝒊ệ𝒑
3 tháng 8 2019 lúc 15:13

Từ xưa nhân dân ta thường nói rằng "rừng vàng biển bạc". Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Chính vì rừng mang có lợi ít cho con người nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Cuộc sống hàng ngày của con người lại nhìn thấy được giá trị quí báu của rừng. Rừng đã cung cấp cho chúng ta các loại gỗ: gỗ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt, gỗ quí thì làm vật liệu xây dựng đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường trong rừng sâu được những thầy thuốc tìm nguyên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi sinh sống của các loài vật quí phục vụ lợi ít cho con người như báo, nai, hươu, voi, và nhiều loài chim quí lạ. Còn rừng bảo vệ đời sống con người, không còn rừng con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống con người cung cấp động vật quí hiếm và cảnh thiên nhiên đẹp nữa. Rừng sẽ giúp cho khí hậu được ôn hoà, trong không khí do khó toả nhà máy, xe cộ gây nên.

Đây là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người. Cả thế giới muốn có môi trường rừng tốt sạch và xanh. Cần thiết phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải biết chuẩn bị truớc loạt cây con. Chúng ta giữ mới màu xanh của rừng được xanh tươi mãi.

Quả thật, rừng vô cùng quí đối với đời sống con người. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Ta đã biết cuộc sống của chúng ta. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Bình luận (0)
Fernando Torres (El Nino...
4 tháng 8 2019 lúc 21:12

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi - rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, ... góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,... Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, ... Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

Bình luận (0)