Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nam Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 151
Số lượng câu trả lời 606
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (3)

Đỗ Thanh Hải
FG★Đào Đạt
Thu Thủy

Câu trả lời:

Những ước mơ lớn lao sẽ đem lại những thành quả lớn lao, con người không quản ngại mà cố gắng để đạt được những ước mơ và hoài bão đó. Mỗi người sẽ chẳng bao giờ thất bại nếu họ luôn trang bị cho mình những kiến thức những kế hoạch cho tương lai một cách khoa học và áp dụng vào thực tiễn rất hợp lí và đầy những kiến thức cần thiết. Có ước mơ sẽ giúp cho con người cố gắng và vươn lên trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ tràn ngập những niềm vui và cả những những tiếng cười rộn rã bởi con người luôn sống có mục đích và họ vươn lên trong mọi hoàn cảnh mỗi tình huống nào. Hoàn cảnh của cuộc sống đầy như thăng trầm, nó chứa đựng rất nhiều những sóng gió và cả những thử thách nếu con người có chí và kiên trì vượt qua thì con người đó sẽ thành công. Thành công của một người là chứa đựng trong đó rất nhiều yếu tố, cuộc sống không chỉ tràn ngập những con đường thẳng tắp để đi tới tương lai mà xen kẽ vào đó là những cạm bẫy nếu con người sáng suốt và vượt qua nó thì con người đã thành công. Năng lực và phẩm chất là rất cần thiết ở mỗi con người, con người phải luôn luôn phấn đấu và rèn luyện năng lực và phẩm chất đạo đức của bản thân mình có như vậy chúng ta mới thực sự thành công trong việc lên kế hoạch để đi đến những ước mơ của mình.

 

Câu trả lời:

Có những thứ dẫu vẫn biết chỉ là thoáng chốc, thoáng qua nhưng con người ta vẫn luôn muốn mong chờ, đón đợi. Nó khiến ta thấy thoải mái và thấy mình còn tồn tại. Có phải ý nghĩa của một cơn mưa rào vào mùa hè là như thế không nhỉ? Và phải chăng vì thế, tôi đặc biệt yêu thích những cơn mưa như thế!

Trời mùa hạ chói chang như một lò nung khổng lồ. Những người phải ra ngoài trời vào lúc này ai cũng trùm kín mít từ đầu tới chân, thật bức bối. Vạn vật đã không còn sức để kêu than giữa trưa nắng thế này. Chỉ chờ đợi một cái gì đó, một thứ gì có thể xoa dịu đi những điều này.

Đúng, cần như thế. Và đó chỉ có thể là những giọt nước, là những hạt mưa, là một cơn mưa… Ông mặt trời đang kiêu hãnh với ánh sáng chói chang bỗng bị những đám mây đen khổng lồ chiếm vị trí. Toàn bầu trời chỉ là một màu xám xịt, tối sầm lại chỉ sau một chốc. Rồi những cơn giông kéo đến, rất nhanh, thổi bay cái nóng và cái oi bức. Những luồng gió mát lạnh mang theo hơi thở, mùi của đất phả vào mặt những người đi đường. Vậy là mưa sắp đến rồi. Thật nhanh, những bà bán hàng dong trên đường nhanh chóng thu dọn hàng vào quán. Những chiếc xe phóng nhanh trên đường, còn những người đi đường thì đã tìm cho mình được những nơi trú tạm an toàn.

Rồi, hạt mưa đầu tiên rơi xuống. Hạt tiếp theo, từng hạt từng hạt thi nhau nhảy xuống, nhẹ tâng, tiếp đất như những đứa bé tinh nghịch đang chơi nhảy dù thật vui nhộn và đáng yêu quá. Những hạt mưa đầu tiên đáp xuống liền tan biến trong một tiếng ‘xèo” rất nhanh. Mặt đất ấy bấy lâu nay “đói khát”, cạn kiệt nuôi cây nay đã được thỏa mình trong niềm vui ngập tràn đón lấy sự sống, để cảm nhận từng bộ phận trong mình đang được hồi sinh một lần nữa. Không chỉ có đất đâu, những cành cây, lá cây không ngớt reo vui, hát ca trong gió, để những giọt mưa tinh nghịch hôn lên mình. Màu bạc của lá vì bụi giờ thay bằng màu xanh tươi trong nước. Vườn cây mang trong mình một diện mạo mới: tươi tắn và hồng hào. Ngay cả những chú gà, chú chó đang trú trong chuồng cũng kêu lên như đang reo vui. Hạt mưa đan xen, giăng mình thành một màn áo giáp bạc rất cứng rắn mà không ai dám băng mình đến để phá vây cả. Mưa cứ thế, ào ào ngoài trời, lách tách trên lá, lộp bộp trên mặt ao và ầm ầm trên mái phiên.

 

Lũ trẻ chúng tôi còn gì thích thú hơn khi thấy mưa nữa chứ! Tất nhiên không thể đứng yên nghe mưa đang vẫy gọi được. Những đứa sợ bị ba mẹ mắng, ngồi sát ra bậc thềm, lấy tay hứng nước mưa. Thỉnh thoảng chúng lại đưa nước vào miệng để nếm thử, xem vị nước mưa ra sao, có khác với nước thường không? Còn chúng tôi, muốn thử vị nước mưa thì cứ chạy ra thôi. Sân nhà rộng lớn, chỉ có lũ chúng tôi và mưa, chỉ có giọng chúng tôi kêu nhau và tiếng mưa. Chúng tôi té nước vào nhau, nhảy múa, và có khi chỉ đứng lặng trong mưa thôi, chẳng làm gì cả. Những người lớn đứng ở lán trú mưa, người thì la rầy, kêu vào. Có người lại chỉ đứng lặng yên đó nhìn, không nói gì cả. Họ đang nghĩ gì thế nhỉ? Thích thì mình cứ chơi thôi. Vì đâu có biết bao giờ có mưa nữa, biết có được chơi tiếp hay không?

Đúng vậy, những hạt mưa đến nhanh và đi không báo trước như cách chúng đến vậy. Như tuổi thơ của chúng tôi. Những tia nắng lại chói trang, ông mặt trời lại ưỡn mình ló sau màn mây. Cuộc sống lại tiếp diễn như nó vốn có. Chỉ có chúng tôi là cười khúc khích khi đứa nào cũng bị bố mẹ vừa lau người cho vừa rầy la, chỉ có chúng tôi mới biết những cơn mưa ấy đáng quý và như thế nào.

Câu trả lời:

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. 

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta. Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.