Cho \(\Delta\)ABC nhọn. Trên tia đối đối của BC và CB lấy M,N sao cho AB=MB; CN=CA. Kẻ BE\(\perp AM,CK\perp AN\)
a. Chứng minh MN bằng chu vi tam giác BAC.
b. Kéo dài BI cắt CK TẠI O. Chứng minh AO là phân giác góc BAC.
Bài 2. Cho tam giác ABC đều. Trên tia đối tia BC lấy điểm M, trên tia đối tia CB lấy điểm N sao cho MB = NC = BC
a) Chứng minh tam giác AMN cân
b) Tính góc MAN
c) Cho AB = 2cm, tính độ dài cạnh AM
Bài 3: Cho ABC có Â nhọn. Hạ các đường vuông góc BH và CK lần lượt xuống các cạnh AC và AB. Trên tia đối của tia CK lấy điểm N sao cho CN = AB. Trên tia đối của tia BH lấy điểm M sao cho BM = AC. Chứng minh:
a) góc ABH = góc ACK b) Tam giác AMN vuông cân.
Bài 2:
a: Ta có: MN=NC=BC
mà AB=AC=BC
nên BA=BM=AC=BC=CN
Xét ΔABM và ΔACN có
AB=AC
\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)
BM=CN
Do đó: ΔABM=ΔACN
Suy ra: AM=AN
hay ΔAMN cân tại A
b: \(\widehat{BAM}=\dfrac{180^0-120^0}{2}=30^0=\widehat{CAN}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{MAN}=60^0+2\cdot30^0=120^0\)
Cho tam giác ABC nhọn . Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,AC . Trên tia đối của tia NM lấy D sao cho NM =ND a) chứng minh CD//MB và CD=MB b) chứng minh MN //BC và MN=BC/2 c)Hạ BF vuông góc với AC . Trên tia đối tia BF lấy H sao cho FB =FH . Chứng minh MF=AB/2 . Giả sử BAC=30 độ . Hạ CE vuông góc với AB . chứng minh MF vuông góc với EN
a: Xét tứ giác AMCD có
N là trung điểm của AC
N là trung điểm của MD
Do đó:AMCD là hình bình hành
Suy ra: CD//AM và CD=AM
=>CD//MB và CD=MB
b: Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB
N là trung điểm của AC
Do đó: MN là đường trung bình
=>MN//BC và MN=1/2BC
Cho \(\Delta ABC\) cân tại A ( góc A tù ) . Trên cạnh BC lấy D , trên tia đối của tia CB lấy E sao cho BD = CE . Trên tia đối của tia CA lấy I sao cho CA = CI
Câu 1 : chứng minh :
a) \(\Delta ABC=\Delta ICE\)
b) AB + AC < AD + AE
Câu 2 : từ D và E kẻ các đường thẳng cùng vuôn góc với BC cắt AB , AI lần lượt tại M , N . Chứng minh BM = CN
Câu 3 : Chứng minh rằng chu vi tam giác ABC nhỏ hơn chu vi tam giác AMN
Mọi ng giúp minh câu 1 b với câu 3 thôi ạ . Cám ơn trước
- Gợi ý:
Câu 1:
a) - Sửa lại đề: Tam giác ABD=Tam giác ICE (c-g-c) do có AB=AC=CI, góc ABC=góc ACB=góc ECI, BD=CE.
b) Do tam giác ABD=Tam giác ICE nên AD=IE :
AE+EI>AI=2AC=AB+AC
=>AE+AD>AB+AC.
Câu 2:
- Tam giác MBD=Tam giác NCE do góc MDB=góc CEN=900, BD=CE,
góc MBD=góc NCE. nên BM=CN
Câu 3:
- AB=AM+BM ; CI=CN+NI.
=>AM=NI.
=>AM+AN=AM+NI=AI=AB+AC.
-c/m MN>BC (c/m mệt lắm nên mình nói ngắn gọn).
MN cắt BC tại F =>MF>DF, NF>EF
MF+NF>DF+EF=DF+CF+CE=DF+CF+BD=BC =>MN>BC
cho tam giác abc , trên tia đối bc lấy m sao cho mb = ab , tia đối cb lấy n sao cho nc = ac . qua m kẻ đường thẳng // với ab qua n kẻ đường thẳng // với ac . chúng cắt nhau tại p . cm pa là phân giác của góc mpn và pac
các bạn ui giải nhanh cho mk vs . sáp nộp bài rùi
Cho △ ABC, trên tia đối của tia BC lấy M sao cho MB = AB. Trên tia đối của tia CB lấy N sao cho NC = AC, hai đường thẳng cắt nhau tại P. C/m: MA là tia phân giác góc PMB và NA là tia phân giác góc PNC
Các bn giúp mình đc khum ak?? Mai mình phải nộp bài r
đề không rõ ràng, vẽ xong thì thấy sai đề, chơi thế ai chơi lại
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho MB=NC. Kẻ B E ⊥ A M ( E ∈ A M ) ; C F ⊥ A N ( F ∈ A N )
So sánh BE và CF
A. BE = 1 2 CF
B. BE = 1 3 CF
C. BE = CF
D. BE = 2CF
Cho tam giác ABC cân tại A lấy điểm M trên tia đối BC lấy điểm N trên tia đối CB sao cho BM bằng CN a, góc ABM bằng góc CAN b,tam giác AMN cân c,so sánh AM,AC d, trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI bằng AM. Nếu MB bằng BC bằng CN thì AB đi qua trung điểm của IN c,so sánh AM, AC
a: Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)
\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)
mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔABC cân tại A)
nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)
b:
Xét ΔABM và ΔACN có
AB=AC
\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)
BM=CN
Do đó: ΔABM=ΔACN
=>AM=AN
=>ΔAMN cân tại A
c: Ta có: ΔABC cân tại A
=>\(\widehat{ABC}\) nhọn
=>\(\widehat{ABM}=180^0-\widehat{ABC}>90^0\)
Xét ΔABM có \(\widehat{ABM}>90^0\)
mà AM là cạnh đối diện của góc ABM
nên AM là cạnh lớn nhất trong ΔABM
=>AM>AB
mà AB=AC
nên AM>AC
cho tam giác ABC vuông tại A có AB =12cm, AC=15cm
a,tính BC và so sánh góc B và góc C
b, trên AC lấy M sao cho AM=1/2MC, trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AB=AD.Chứng minh MB=MD
c, Qua A kể đường thẳng song song với BC cắt CD tại N.Chứng minh B,M,N thẳng hàng
a: BC=căn 12^2+15^2=3*căn 41(cm)
AB<AC
=>góc B>góc C
b: Xét ΔMBD có
MA vừa là đường cao, vừa là trung tuyến
=>ΔMBD cân tại M
=>MB=MD
c: Xét ΔCDB có
A là trung điểm của DB
AN//BC
=>N là trung điểm của CD
Xét ΔCDB có
CA là trung tuyến
CM=2/3CA
=>M là trọng tâm
=>B,M,N thẳng hàng
Cho tam giác ABC nhọn có AB = AC.Gọi H là trung điểm của BC
a) Chứng minh \(\Delta\)AHB = \(\Delta\)AHC và AH \(\perp\) BC
b) Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho HM = HA.Chứng minh \(\Delta\)AHB = \(\Delta\)MHC và MC // AB
\(a,\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\\BH=HC\\AH\text{ chung}\end{matrix}\right.\Rightarrow\Delta AHB=\Delta AHC\left(c.c.c\right)\\ \Rightarrow\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\\ \text{Mà }\widehat{AHB}+\widehat{AHC}=180^0\\ \Rightarrow\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^0\\ \Rightarrow AH\perp BC\\ b,\left\{{}\begin{matrix}HM=HA\\\widehat{AHB}=\widehat{MHC}\left(đđ\right)\\BH=HC\end{matrix}\right.\Rightarrow\Delta AHB=\Delta MHC\left(c.g.c\right)\\ \Rightarrow\widehat{HBA}=\widehat{HCM}\\ \text{Mà 2 góc này ở vị trí slt nên }AB\text{//}MC\)
Cho \(\Delta\)ABC, lấy điểm D thuộc cạnh BC (D ko trùng với B, C). Gọi M là trung điểm của AD . Trên tia đối của tia MB lấy E sao cho MB=ME, trên tia đối của tia MC lấy điểm F sao cho MF = MC . CMR:
a) \(\Delta\) AME = \(\Delta\) DMB
b) Ba điểm E , A, F thẳng hàng
c) BF // CE
CM: a) Xét tam giác AME và tam giác DMB
có ME = MB (gt)
góc AME = góc BMD (đối đỉnh)
MA = MD (gt)
=> tam giác AME = tam giác DMB (c.g.c)
=> góc E = góc MBD (hai góc tương ứng)
Mà góc E và góc MBD ở vị trí so le trong
=> AE // BC (1)
b) Xét tam giác AEM và tam giác DCM
có MA = MD(gt)
góc EMA = góc DMC (đối đỉnh)
ME = MC (gt)
=> tam giác AEM = tam giác DCM (c.g.c)
=> góc F = góc MCD (hai góc tương ứng)
Mà góc F và góc MCD ở vị trí so le trong
=> AF // BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra AF \equiv≡AE ( theo tiên đề ơ - clit)
=> F,A,E thẳng hàng
c) Xét tam giác FMB và tam giác CME
có MF = MC (gt)
góc FMB = góc EMC (đối đỉnh)
BM = EM (gt)
=> tam giác FMB = tam giác CME (c.g.c)
=> góc BFM = góc MCE (hai góc tương ứng)
mà góc BFM và góc MCE ở vị trí so le trong
=> BF // CE