Các bạn ơi cho mìk hỏi 1 xíu:
Thế nào là VỆ SINH thực phẩm? ( Vệ sinh thực phẩm chớ hổng phải là vệ sinh an toàn thức phẩm nha các bạn)
Thanks very much!
- Theo bạn, thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được phẩm chất (các chất dinh dưỡng), không chứa chất độc hại cho người sử dụng, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản hợp vệ sinh.
- Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ta cần:
+ Chọn thức ăn tươi, có giá trị dinh dưỡng.
+ Vệ sinh thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn bằng nước sạch.
+ Sử dụng ngay khi nấu xong, nếu không phải bảo quản đúng cách.
tại sao phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm? làm thế nào để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm?
Trả lời :Vì giữ vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng,nhiễm độc,tránh gây ngộ độc thức ăn.
Cách bảo vệ thực phẩm :
-Phân loại thực phẩm chín và sống tách riêng ra tránh nhiễm trùng chéo!
-Dụng cụ chế biến thực phẩm chín và sống tách riêng, k dùng chung.
-Bảo quản từng loại thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và bọc plas trước khi bỏ vào tủ đông or tủ mát!
-Thực phầm nấu xong tốt nhất nên dùng ngay hoặc để tối đa 6h đồng hồ.
#Thiên_Hy
– vì giữ vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng,nhiễm độc,tránh gây ngộ độc thức ăn đó bạn
– Tại vì nếu để thực phẩm bị ôi thiu,mất vệ sinh thì chúng ta sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm,ảnh hưởng đến sức khỏe con người chúng ta
-‘Tại vì giữ cho thực phẩm sạch thì những thức ăn chung ta tiếp nhận sẽ sạch sẽ, ít nguy cơ gây các bệnh cho con người
biện pháp phòng tránh là:
-Phân loại thực phẩm chín và sống tách riêng ra tránh nhiễm trùng chéo!
-Dụng cụ chế biến thực phẩm chín và sống tách riêng, k dùng chung.
-Bảo quản từng loại thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và bọc plas trước khi bỏ vào tủ đông or tủ mát!
-Thực phầm nấu xong tốt nhất nên dùng ngay hoặc để tối đa 6h đồng hồ.
Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng
Biện pháp:
-Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vi lạ
-Dùng nước sạch để xử lý thực phẩm và cần rửa hoa quả tươi trước khi ăn
-Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách
-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Thế nào là thực phẩm sạch, an toàn? Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn, an toàn, tốt cho sức khỏe chúng ta, cụ thể như là:
– Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
– Không chứa tạp chất (kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …).
– Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng).
– Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.
– Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.
1. Rửa tay sạch: Giữ gìn vệ sinh cá nhân trong khi làm bếp là một trong những yêu cầu rất quan trọng. Bạn nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay diệt khuẩn trước khi bắt tay vào việc chế biến hoặc nấu nướng.
2. Bảo quản thức ăn đúng cách: Cần bảo quản những thực phẩm sống đúng cách để sâu mọt không xâm nhập vào và làm hư, thối chúng. Để bảo quản những thực phẩm khô như gạo, đậu, gia vị…bạn có thể sử dụng các viên thuốc chống mối, mọt. Khi dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh, hãy để mọi thứ riêng biệt và đậy nắp thật kín để phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn. Thí dụ: không nên để nước thịt sống tiết ra chảy lên bất kỳ món ăn đã nấu chín nào trong quá trình bảo quản. Bảo quản rau xanh và trái cây riêng biệt.
3. Vệ sinh đúng cách nhà bếp và các đồ dùng trong bếp: Tất cả các loại chén, đĩa, tô và những dụng cụ nấu nướng phải được rửa sạch. Bạn cần phải đảm bảo rằng sẽ không có thức ăn bị mắc kẹt trong những góc khuất.Phải chùi rửa sạch sẽ bề mặt bếp, nơi chặt, thái thực phẩm, cũng như thớt, bồn rửa và dao đã được dùng để cắt gọt rau xanh và trái cây. Những đồ vật này nên được cọ rửa sạch sẽ và sử dụng thuốc tẩy để làm sạch mỗi ngày hoặc ít nhất là một lần mỗi tuần, nhằm loại trừ hết vi khuẩn. Bạn nên thay miếng bùi nhùi, cọ nồi mỗi tháng một lần vì chúng có thể trở thành nơi sinh sản lý tưởng của các loại vi khuẩn. Khăn lau chén cũng cần phải giặt sạch mỗi ngày. Hãy dùng thuốc tẩy để khăn được sạch và an toàn hơn.
4. Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp:Bạn có thể bảo quản thức ăn bằng cách nấu chúng ở nhiệt độ phù hợp nhất. Tất cả các loại vi-rút, vi khuẩn và vi trùng đều bị hạ gục nếu thức ăn được nấu đúng nhiệt độ cần thiết. Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh.
5. Rửa sạch rau xanh và trái cây: Luôn rửa rau xanh và trái cây bằng nước sạch dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn. Rửa sạch các loại rau, củ, quả trước khi cắt, gọt là cách để hạn chế tối đa việc mất chất dinh dưỡng. Nếu rửa rau xanh và trái cây sau khi cắt, gọt, các loại vitamin cũng sẽ bị rửa trôi theo dòng nước.
6. Kiểm tra hạn sử dụng: Hãy kiểm tra thời hạn sử dụng của những loại thực phẩm đã được đóng gói trước khi dùng. Bạn nên đọc nhãn mác trên bao bì của các sản phẩm đóng gói, để có thêm kiến thức về các loại thực phẩm đang dùng.
7. Sử dụng các giác quan của chính mình: Nếu bạn ngửi thấy thực phẩm có mùi lạ hoặc bạn không cảm nhận được mùi vị của món ăn khi nhai chúng thì cần bỏ thực phẩm đó ngay, không cố gắng dùng thêm hoặc mua chúng.
phải giữ đc chất dinh duõng , đc chế biến vệ sinh, k ôi thiu k ô nhiễm hoá chất , k gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng
sử lý những thực phẩm bị ôi thiu
kiểm dịch thực vật
Trình bày an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản chế biến? Kể tên các biện pháp đảm bảo vệ sinh thực phẩm ở gia đình em
tham khao
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Chọn thực phẩm an toàn. ...
Nấu chín kỹ hức ăn. ...
Ăn ngay sau khi nấu. ...
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. ...
Nấu lại thức ăn thật kỹ ...
Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống. ...
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. ...
Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.
Tham khảo
Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là - 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.
- Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.
- Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.
- Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.
- Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh dò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.
- Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng.
Tham khảo:
1. Chọn thực phẩm an toàn
Chọn các rượi, bia có nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại rượi, bia của cở sở nấu rượi, bia không có giấy phép, không đảm bảo các kỹ thuật
Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ hức ăn
Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu
Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín
Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ
Cá thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn
Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thứcăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn
Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác
Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn
Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, bà con cần phải dừng ngay việc sử dụng và giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng chúng ta hãy cùng hành động " NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN "
Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.
2. Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.
Câu 1 tham khảo!
Ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói:
- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Không nên sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Giá trị dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.
- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng bảo quản và chế biến đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.
Câu 2 tham khảo!
- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Ngộ độc thực phẩm cấp tính gây rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,…
+ Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian như ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai,…
- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh trên:
+ Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.
+ Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;…
+ Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận,…
trong các phương pháp chế biến thực phẩm sử dung nhiệt sử dung phương pháp nào là dễ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm nhất ? vì sao
Làm thế nào để vệ sinh an toàn thực phẩm
Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần :
+ Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vi lạ.
+ Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
+ Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Bạn nào đang online giúp mình với, chiều này mình phải nộp rồi:
1. Thế nào là vệ sinh thực phẩm? (chứ hổng phải là vệ sinh an toàn thực phẩm đâu nhe)
2. Thực phẩm sau khi đã được chế biến, cần bảo quản như thế nào?
3. Tại sao không nên để chung thực phẩm ăn sống và thực phẩm cần nấu chín?
Cảm ơn các bạn nhiều. Ai nhanh, đúng mình tick cho.
1.Vệ sinh thực phẩm là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2.
Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.
Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa, do đó không nên để các thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.
3.
Thực phẩm ăn sống là những thực phẩm có thể ăn sống được , vì chúng đảm bảo an toàn về mức độ vệ sinh . Có thể là sông sạch hoàn toàn nhưng vẫn có thể ăn sống được . Còn thực phẩm cần nấu chín là những thực phẩm có khả năng chưa vi khuẩn gây bệnh ở trong đó , nên chúng ta cần phải nấu chín chúng , diệt các vi khuẩn thì mới ăn đk . Khi bn để chung chúng với nhau thì có thể vi khuẩn ở thực phẩm cần nấu chính sẽ lây qua những thực phẩm ăn sống . Như vậy khi bn ăn thực phẩm ăn sống vào có thể sẽ bị vi khuẩn đi vào cơ thể .
Mik chỉ biết nói thế thôi ...cạn lời rồi