Lập dàn ý nghị luận về nhân vật ông Giáo
giúp với các bạn!!!
Viết dàn ý đoạn văn nghị luận văn học về nhân vật Xiu (10 - 12 câu)
Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng. Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.
1. Mở đoạn:
Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
2. Thân đoạn:
+ Vai trò của nhân vật trong tác phẩm:
Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
+ Hoàn cảnh của nhân vật:
Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.
+ Những phẩm chất, đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.
Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng.
+ Giá trị của nhân vật trong TP:
Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.
3. Kết: tình cảm của mình đối với nhân vật
Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.
Tham khảo:
Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.
lập dàn ý về văn nghị luận cho đề :
+học thầy không tày học bạn
lập dàn ý và tìm hiểu đề về văn nghị luận cho 2 đề :
+gần mực thì đen,gần đèn thì rạng
+ăn cỗ đi trước,lội nước theo sau
Bài làm
+ Mở bài:
– Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”
Nghĩa đen theo chúng ta hiểu ở đây mực là loại mực tàu ngày xưa có màu đen tuyền dùng viết bút lông trên giấy gió, khi viết người ta thường chấm bút lông vào mực để viết nếu sơ ý mực dính tay thì sẽ bị bẩn rất khó sạch
– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. Nó giúp người ta nhìn thấy trong bóng tối.
“Mực” ám chỉ những con người xấu xa, không có ích trong xã hội
“Đèn”: ở đây chỉ hình ảnh ánh sáng, những người tốt sống có ích và được nể trọng trong xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhằm khuyên nhủ con người ta nên biết chọn bạn mà chơi, biết chọn hướng đi đúng trong hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
– Nhằm giáo dục con người nên tránh xa những hoàn cảnh, con người xấu để tránh bị dính vào người như dính mực vừa bẩn vừa khó làm sạch .
– Là một học sinh chúng ta nên chọn bạn mà chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội như game, ma túy, cờ bạc. Nên tích cực học tập, nghe lời thầy cô cha mẹ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi , có ích trong xã hội
– Nên biết giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, những bạn có lối sống lệch lạc cần giúp các bạn nhìn ra điều sai trái để đi đúng hướng.
+ Kết bài
– Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.
thanks bn na!bn chép mạng hay tự lm z(ko có ý j xấu đâu)
Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
lập dàn ý cảm nghĩ của em về nhân vật ông sau trong chuyện chiếc lược ngà
Tham khảo:
Mở bài
+ Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.
+ Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
+ Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.
Thân bài
* Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.
* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.
Kết bài
- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.
- Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.
- Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…
Trình bày cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
- Cấu tạo của một lập luận:
+ Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.
+ Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
- Các thao tác nghị luận:
+ Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
+ Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.
- Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần:
+ Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
+ Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.
+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.
12. Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
THAM KHẢO
tham khảo
___
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Nghị luận về bài thơ "sang Thu"Lập dàn ý cho bài
Mb và kết bài bn tự làm nha.
Thân bài:
“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu.
-> Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.
Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng."
(Đây mùa thu tới)
-- > Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh.
->Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió dịu."
"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.
+ “Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.
Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về.
-->Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.
dòng sông, bầu trời lại bắt đầu được miêu tả qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:
“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"
Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.
Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.
Lập dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.
lập dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu
tham khảo
Mở bài
+ Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.
+ Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
+ Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.
Thân bài
* Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.Kết bài
- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.
- Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.
- Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…
tham khảo
I.Mở bài:
– Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với mảnh đất Thành đồng cùng những người con gái trung kiên trên mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình. Sáng tác năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt, “Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng – cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Cũng như bé Thu, nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.
II.Thân bài:
1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
– Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không chịu nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết.Thu đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc hiểu ra, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, bao nỗi thương nhớ con, ông dồn vào việc làm cho con cây lược. Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ ngụy. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn. Tình đồng đội, tình cha con của ông Sáu được miêu tả thật cảm động,làm sáng ngời vẻ đẹp của người lính Cách mạng, của người cha yêu con.
2. Vẻ đẹp người lính Cách mạng:
– Vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu mà người đọc cảm nhận trước hết là vẻ đẹp của người lính Cách mạng. Kháng chiến bùng nổ, ông Sáu từ giã những gì thân thương nhất: con thơ, vợ trẻ lên đường làm Cách mạng. Khi ông ra đi, bé Thu, con gái đầu lòng, cũng là đứa con gái duy nhất của ông chưa đầy một tuổi.Vậy mà, đằng đẵng suốt những năm kháng chiến, ông không một lần về thăm con,bởi với những người lính “đâu có giặc là ta phải đi”. Họ đã gác tình riêng, vì nghĩa lớn để rồi ngày kháng chiến thắng lợi, ông được nghỉ phép về thăm nhà, thăm con. Trong lợi to lớn của dân tộc, có phần xương máu mà ông Sáu đóng góp.
3. Tình yêu thương con:
Cảm động nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc trong hình ảnh người cha chiến sĩ ấy chính là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm –tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con gái:
– Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra.Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào: -“Thu!Con”.Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác,hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi… Bị con cự tuyệt,ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười.
– Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con,nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”.Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con,chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.
– Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời– chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.
– Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.
– Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.
4. Nghệ thuật:
– Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc biệt,nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn hở khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm.
III. Kết bài:
– Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao thổn thức trong lòng người đọc về tình phụ tử sâu sắc. Chiếc lược ngà và những dòng chữ trên sống lưng lược mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt của những năm chiến tranh. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng mở đường đi trước đã nếm trải nhiều gian khổ và hi sinh. Ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.