Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
mori
20 tháng 7 2023 lúc 11:44

Tham Khảo 

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
 

Chip Thanh
Xem chi tiết
_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 18:31

Câu 1:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

-Khí hậu: Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.

- Sông ngòi: Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 20:18

Câu 1:

Đặc điểm địa hình khu vực Tây Nam Á là:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 20:19

Đặc điểm địa hình khu vực Nam Á là:

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.

 

 

Ly Bùi
Xem chi tiết
Hỗ Trợ Học Tập
15 tháng 12 2020 lúc 23:04

Hỗ trợ học tập!

*Sự phân bố dân cư: Phân bố không đều, tập trung ở các vùng ven biển và các sông lớn (Ti-gro, Ơ-phrat) dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số.

*Thành phần tôn giáo - dân tộc chính:  A-rập và theo đạo Hồi.

*Giải pháp:

+ Giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, bệnh tật.

+ Kiên quyết và cần có biện pháp chống lại những hành động phá rối, gây mất trật tự, các hoạt động khủng bố trong và ngoài nước. + Ổn định tình trạng xã hội và an ninh khu vực. + Hạn chế lạm phát tiêu cực trong xã hội. + Nâng cao trình độ trí thức dân trí.
hoàng minh trọng
16 tháng 12 2020 lúc 12:29

bạn theo câu tl của hỗ trợ học tập nha

nhưng mk cs 1 số ý như sau ( bn lm hơi sai )

thành phần tôn giáo chủ yếu theo đạo kitô giáo và đạo hồi

dân tộc chính là người tuareg

tham khảo thêm

Doraemon577
Xem chi tiết
Đinh Thị Ánh Thư
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 10 2021 lúc 22:26

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.

Lê văn Vương 7C
Xem chi tiết
Chuu
18 tháng 4 2022 lúc 19:42

THAM KHẢO:

1) 

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

2) 

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

3) 

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

Huỳnh Kim Ngân
18 tháng 4 2022 lúc 19:44

bạn tham khảo nha

*nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn:

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

* nêu hậu quả của cuộc chiến nam-bắc  triều và sự chia cắt đàng trong và ngoài:

Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

*. em có nhận xét gì về tình hình chính trị- XH nước ta ở thế kỉ  XVI-XVII:

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị:  tình trạng bất ổn định, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội:  đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

chúc bạn học tốt nha.

Giang Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 5 2019 lúc 14:54

 - Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

    - Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
4 tháng 4 2017 lúc 10:53

Trả lời:

-Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa

- Quan lại bắt dân xây dinh thự , chùa chiền . Trong triều bị bọn nịnh thần lũng đoạn ( Chu văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần )

- Nhà Trần bất lực trước sự xâm lược của Champa và sự ngang ngược của nhà Minh .

- Đời sống nhân dân càng khổ cực.

Do bị áp bức bóc lột nên nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh:

- Khởi nghĩa nông dân Ngô Bệ 1344-1360: ở Yên Phụ- Hải Dương .

- Khởi nghĩa nông dân Nguyễn Thanh, Nguyễn Ky ở Thanh Hóa năm 1379.

- Cuộc khởi nghĩa nông dân do nhà sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo năm 1390 ở Quốc Oai – Sơn Tây , tiến vào Thăng Long 3 ngày .

- Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây 1399


Nguyễn Thị Thùy Dương
14 tháng 4 2017 lúc 15:17

-Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa

- Quan lại bắt dân xây dinh thự , chùa chiền . Trong triều bị bọn nịnh thần lũng đoạn ( Chu văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần )

- Nhà Trần bất lực trước sự xâm lược của Champa và sự ngang ngược của nhà Minh .

- Đời sống nhân dân càng khổ cực.

Do bị áp bức bóc lột nên nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh:

- Khởi nghĩa nông dân Ngô Bệ 1344-1360: ở Yên Phụ- Hải Dương .

- Khởi nghĩa nông dân Nguyễn Thanh, Nguyễn Ky ở Thanh Hóa năm 1379.


Nguyễn Thị Thùy Dương
14 tháng 4 2017 lúc 15:22

*Chính trị:
- Nhà nước trung ương suy yếu, mục ruỗng.
- Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chia bè kéo cánh
- Bùng nổ các cuộc chiến tranh phong kiến
- Đất nước bị chia cắt
* Xã hội:
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt
- Đời sông nhân dân cùng cực
- Bùng nổ liên tiếp các cuộc khởi nghĩa nông dân