Những câu hỏi liên quan
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
15 tháng 11 2016 lúc 19:51

Cho biết đinh bộ lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước?

Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước

Bình luận (1)
Dạ Nguyệt
15 tháng 11 2016 lúc 19:56

giải thích lý do đinh bộ lĩnh chọn hoa lư để đóng đô .

Vinh là một vùng đất đẹp, thuận lợi, dân cư sinh sống đông

Bình luận (0)
Dạ Nguyệt
15 tháng 11 2016 lúc 19:57

giải thích lý do đinh bộ lĩnh chọn hoa lư để đóng đô .

Vì đó là quê hương của đinh bộ lĩnh, địa hình đẹp, nhiều núi đồi thuận lời cho việc phòng thủ

P/s: nãy mình trả lời nhầm^^

Bình luận (0)
Lương Quang Trung
Xem chi tiết
Tào Đăng Quang
3 tháng 11 2018 lúc 9:33

Diễn biến :- Năm 981 , quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy và bộ tiến vào nước ta

-Lê Hoàn trực tiếp tổ chức kháng chiến

-Cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng

->Nhiều trận chiến đã xảy ra ác liệt trên sông bạch đằng, cuối cùng quân thủy của địch của địch phải rút quân

-Trên bộ quân ta còn chặn đánh quyết liệt hơn nũa,chúng không thể kết hợp với quân thủy nên bị tổn thất nặng nề

-Thừa thắng quân ta truy kích tiêu diệt sinh lực địch

---->Quân Tống thua to , tướng Hầu Nhân Bảo bụ giết và một số tướng khác bị bắt sống

Ý nghĩa : Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc ta

Bình luận (4)
Satoshi
3 tháng 11 2018 lúc 9:23

Diễn biến :
+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.
+ Lẽ Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.

Bình luận (3)
Doraemon
3 tháng 11 2018 lúc 9:37

- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, tiến đánh nước ta

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc khánh chiến

- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng

- Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt -> quân Tống đại bại

Bình luận (0)
Trần Thư
Xem chi tiết
Anh Pha
28 tháng 10 2018 lúc 20:41

1.

-Lê Hoàn tổ chức và lãnh đạo lãnh đạo cuộc chiến ông từng làm tướng chống giặc sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông

-Việc tổ chức kháng chiến lê hoàn rất thông minh, đúng thời điểm đem lại hiệu quả cao

2.Diễn biến

- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta

- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

-Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Ý nghĩa

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
21 tháng 10 2016 lúc 19:39

- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, tiến đánh nước ta

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc khánh chiến

- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng

- Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt -> quân Tống đại bại

 

Bình luận (7)
Bình Trần Thị
21 tháng 10 2016 lúc 20:08

Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.

 

Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.

Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.

Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này.

Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.

Bình luận (4)
Đỗ Việt Trung
14 tháng 11 2016 lúc 21:09

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn -981-.

* Hoàn cảnh : cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn , quân Tống xâm lược .

* Diễn biến :

- Cuối năm 981, nhà Tống cử Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân thủy bộ tiến vào nước ta :

- Lê Hoàn cho đóng cọc và chận giặc ở sông bạch Đằng (đóng cọc ở áp dụng kinh nghiệm của Ngô Quyền , đã nối tiếp truyền thống trong nghệ thuật đánh giặc)

- Diệt quân bộ ở biên giới phía Bắc , Hầu Nhân Bảo tử trận.

* Kết quả: cuộc xâm lược của Nhà Tống thất bại.

* Ý nghĩa:

-Đánh bại cuộc xâm lược của quân Tống , củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đố của dân tộc.

-Khẳng định quyền làm chủ đất nước .

- Lê Hoàn trao trả tù binh và quan hệ bình thường với nhà Tống .

* Nguyên nhân thắng lợi : sự chiến đấu anh dũng của của quân dân, tài chỉ huy của Lê Hòan

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 20:29

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
Ngọc Yến
Xem chi tiết
Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 14:40

câu a năm 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta , Ngô quyền cho thuyền ra đánh nhẹ nhử quân nam hán vào trận địa . lưu hoàng tháo và thủy quân của chúng lọt vào trận địa của ta mà ko bk. thủy triều xuống bãi cọc dần nhô lên , thuyền của chúng bị xô vào bờ vỡ tan tành chúng bỏ thuyền nhảy xuống sống để chạy trốn. phàn thì thiệt mạng và lưu hoàng tháo cx chết

câu b câu b ý nghĩa của chiến thắng bạc đằng là : là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tôc ta giải phóng dân tộc ta khỏi 1000 năm bị phong kiến phương bắc đô hộ mỏ ra 1 nền độc lập tử chủ lâu dài cho tổ quốc

Bình luận (3)
Duy Nam
1 tháng 3 2022 lúc 7:21

* Diễn biến 

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

- Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhỏ ra khiêu chiến qnhử địch tiến sâu trận địa bãi cọc

- Khi nước thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

=> Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

* Ý nghĩa

- Chiến thắng này đã đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù

- Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các nước phong kiến phương Bắc  

- ĐÃ làm kết thúc thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập1000 năm bị phong kiến phương BẮc đô hộ.

- Mở ra thời kỳ mới, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

  
Bình luận (0)
Nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
20 tháng 12 2021 lúc 15:37

C

Bình luận (0)
Trần Anh Thư
20 tháng 12 2021 lúc 15:37

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra năm nào? Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến?

a. Năm 891 do Ngô Quyền lãnh đạo              b. Năm 819 do Lê Lợi lãnh đạo

c. Năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo                 d. 918 do Lê Hoàn lãnh đạo

 
Bình luận (0)
bạn nhỏ
20 tháng 12 2021 lúc 15:38
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 10:28

Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:

- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.

- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.

- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.

- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.

- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.

Bình luận (0)
Vu Duy Bach
Xem chi tiết
Trần Khởi My
28 tháng 10 2016 lúc 11:15

undefined

Bình luận (0)