Những câu hỏi liên quan
thu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
31 tháng 8 2016 lúc 22:04

(1): các mối quan hệ trong cuộc sống

(2): thể thơ lục bát

Bình luận (2)
Phạm Thu Hằng
7 tháng 9 2016 lúc 15:37

-Ca dao, dân ca là những bài ca của người lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người

-Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình

Bình luận (1)
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
19 tháng 9 2016 lúc 19:55

-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư,tình cảm với đời sống nội tâm của con người

-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc câu,lặp hình ảnh,lặp từ ngữ đầu dòng...... để thể hiện nội dung trữ tình

Bình luận (0)
Quỳnh như Đặng thị
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
16 tháng 9 2016 lúc 20:43

Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau

- Về nội dung , nghệ thuật:

+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

-Về cách đọc hiểu ca dao

+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )

+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.

+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.

+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm

 

Bình luận (2)
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
13 tháng 9 2016 lúc 19:25

Ca dao, dân ca là những bài ca của con người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người,

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 14:51

a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 15:06

tick nhaleuleu

Bình luận (3)
Phạm Phương Ly
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 9 2016 lúc 21:46

a)Là lời của Bác Hồ.Nếu bạn hỏi tác giả của những câu thơ nói về Bác Hồ như nêu ở trên thì tôi chắc rằng bạn sẽ không nhận được câu trả lời thỏa đáng.Bởi đó là nhưng câu ca dao đã được lưu truyền từ rất lâu,mà đã là ca dao rất khó có thể xác định được tác giả.

b)công lao của Bác không phải chỉ cho một người được tự do, hạnh phúc, một thế hệ được tự do, hạnh phúc, mà cho nhiều thế hệ con cháu Việt Nam sau này, những người dân Việt Nam đi theo con đường Bác đã lựa chọn, được hy sinh vì đất nước cũng thấy tự hào và biết ơn Bác đã chỉ ra và lãnh đạo họ đấu tranh giành độc lập dân tộc, vậy thì lá rừng nào đếm được, vì sao nào đếm cho được?

 

Bình luận (0)
Trần Huỳnh Phúc Đức
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 8 2021 lúc 21:33

- Thể thơ: Lục bát

- Mô típ: Thân em,...

- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, Hoán dụ, nhân hóa

- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu lắng, thấm đẫm, hiện thực.

3. Ba bài ca dao :

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Bình luận (0)
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Minamoto Sakura
26 tháng 8 2017 lúc 9:09

... Bài ca dao nào vậy bạn ?

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 13:03

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chú yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân tài Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu, ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người việt Nam mình thật rõ nét.Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó lá niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.Điều này rất dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi coil người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn raụ tấc đất của mình.Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử với nhau “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm lá rách” hỗ trợ nhau trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ơ tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy khác giông, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em vì cùng sinh trưởng chung trên một chiếc giàn, con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sông chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triền, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào đề chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước, đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ, Gia đình từ ngàn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội văn minh. Cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành, ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Như đã biết, trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, đầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt.” Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa pa lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Mỗi thành viên làm một việc, kế cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khắng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm nhận yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ônẹ bao đời . Có người đã so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thề hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.

Ngày nay, đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 13:19

Tục ngữ ca dao xưa có nhiều bài rất hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về cách ăn ở, cư xử của những người trong gia đình, trong làng xóm và rộng hơn là trong một vùng, một nước. Trong số đó, bài ca dao mà người Việt Nam nào cũng nhớ, cũng thuộc là bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ và đạo làm con:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Vì sao mà ai cũng biết đến bài ca dao này? Có lẽ vì nó nêu rõ và khẳng định công lao to lớn của cha mẹ, nhắc nhở trách nhiệm làm con của mỗi người. Nó đề cập tới mối quan hệ giữa cha và mẹ và con cái trong gia đình. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ai ai cũng có mẹ có cha, cũng do cha mẹ sinh ra, cũng mang ơn sinh thành của cha mẹ từ khi trứng nước.

Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Trở lại bài ca dao chúng ta cần bình luận. Không phải ngẫu nhiên mà công cha được so sánh với núi Thái Sơn. Chỉ nghe nói núi Thái Sơn, ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ lâu ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to lớn nhất và không có gì thay thế "Công cha như núi Thái Sơn". Vậy là công cha lớn lắm, cũng vô tận như nghĩa mẹ: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn là thức nước chảy từ suối, ra sống rồi đổ ra biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thuỷ đó trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất như nghĩa mẹ ngọt ngào, bất tận. Ca ngợi và đề cao công cha nghĩa mẹ như thế có đúng không? Câu ca dao ấy đã đúng, đang đúng và sẽ mãi đúng đắn. Tại sao một câu ca dao lại có khả năng xuyên suốt lịch sử như vậy? Bởi nó đã nêu lên một chân lí vĩnh hằng: Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột của gia đình. Gia đình như ngôi nhà, cha như cái nóc. Nhà không có nóc là nhà trống, nhà vô giá trị. Có lẽ chính vì vậy nên trong kho tàng tục ngữ đã có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Cha là người đã nuôi gia đình, che chở cho con cái, là chỗ dựa cho con cái. Chỉ khi nào ta cảm hết nỗi đau của những đứa trẻ không cha như bé Xi-mông thì ta mới thấy cần cha đến mức nào. Ta cũng phải công nhận rằng mẹ là người gần ta nhất. Mẹ đã mang nặng đẻ đau. Mẹ đã nâng niu, bú mớm, dành tất cả những gì ngọt ngào cho ta:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương

Ai chưa tận hưởng được sự ngọt ngào của bầu vú mẹ? Ai chưa nghe những lời ru thiết tha từ đáy lòng người mẹ? Mẹ đã dành cho chúng ta tất cả: cả cuộc đời, cả tình yêu, cả nụ cười và nước mắt. Mẹ đã chăm sóc ta, che chở cho ta, lo lắng về ta. Cứ như vậy, tuổi xuân của mẹ trôi đi theo tháng năm. Tóc mẹ phai màu vì những nỗi lo chất chứa đã lớn dần lên, như những đứa con của mẹ. Thật là thiết tha và da diết, một tác giả nào đó đã viết: "Mẹ là nước chứa chan, trôi dùm con phiền muộn". Mẹ là thế, như nước trong nguồn chảy mãi, lai láng đến vô cùng.

Bình luận (1)
Minhh_2009
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
19 tháng 12 2021 lúc 22:05

D

Bình luận (4)
sky12
19 tháng 12 2021 lúc 22:06

Câu 1: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về ca dao, dân ca?

A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc

B. Diễn tả đời sống nội tâm phong phú của người lao động xưa

C. Thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể

D. Thường sử dụng thể thơ Đường luật, tạo vẻ đẹp cổ kính, trang nhã cho bài ca.

Câu 6: Có những kiểu bài văn biểu cảm cơ bản nào?

A.   Biểu cảm về sự vật và biểu cảm về con người

B.    Biểu cảm về đồ vật và biểu cảm về con người

C.    Biểu cảm về đối tượng trong đời sống và biểu cảm về tác phẩm văn học

D.   Biểu cảm về tác phẩm thơ và biểu cảm về tác phẩm văn

Bình luận (0)
Minh Hồng
19 tháng 12 2021 lúc 22:06

1. D

2. C

Bình luận (0)