Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 16:12

Tham khảo
- Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:

+ Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh.

+ Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành.

- Giải thích thuật ngữ:

+ “Vua Lê - chúa Trịnh”: chính quyền trung ương thời Lê trung hưng, trong đó, vua Lê vẫn là người đứng đầu nhưng quyền lực thực tế nằm trong tay chúa Trịnh.

+ “Chúa Nguyễn”: chính quyền của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

+ “Đàng Trong - Đàng Ngoài”: Sau chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến chia đôi đất nước, gọi là Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) và Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc).

Bình luận (0)
Nguyen Minh Hien
Xem chi tiết
kodo sinichi
11 tháng 4 2022 lúc 15:13

refer
 

Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.

- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.

- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.

- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.

Bình luận (0)
Hằng Nguyễn Thị Minh Hằn...
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
11 tháng 1 2022 lúc 19:34

 thống nhất được đất nước ,non sông quy về một mối

Bình luận (0)
Nhân Phan
11 tháng 1 2022 lúc 19:34

- Giải phóng người dân khỏi ách thống trị tàn ác của chú nguyễn và chúa trịnh

- Giúp thống nhất được đất nước ,non sông quy về một mối

Bình luận (0)
fanmu
11 tháng 1 2022 lúc 19:52

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

 


 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 3 2018 lúc 6:01

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Bình luận (0)
linh anh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 10 2021 lúc 19:17

Em tham khảo nhé:

"Hoàng lê nhất thống chí" là một cuốn lịch sử theo lối chương hồi khái quát lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm từ cuối thế kỉ XIX và mấy năm đầu thế kỉ XX. Hồi thứ XIV kể về lần thứ ba ra Bắc của Nguyễn Huệ đã thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài cùng lời phủ dụ của vị tượng tài ba này. Khi nghe tin cấp báo, giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, ông không hề nao núng mà tỏ ra "giận lắm", "liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay". Hơn hết, trong việc nhận định tình hình thời cuộc và tương quan giữa ta và địch, Quang Trung đã đưa ra một lời phủ dụ với quân lính Nghệ An nhằm khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa trái đạo trời của giặc: "đất nào sao ấy đã phân biệt rõ ràng", nêu bật dã tâm của giặc "bụng dạ ắt khác...giết hại dân ta, vơ vét của cải". Bên cạnh đó, ông còn nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Từ đó, ông đã kêu gọi quân lính "đồng tâm hiệp lực"; ra kỉ luật nghiêm... Thật vậy, lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó vừa để kích thích lòng yêu nước vừa khẳng định ý chí quật cường của dân tộc ta. Qua đây, nhân dân thầm cảm ơn tài chỉ huy, lãnh đạo anh minh của Nguyễn Huệ, nhờ có ông mà đất nước mới được hòa bình, độc lập như này hôm nay.

Bình luận (1)
Ánh Sao
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
13 tháng 5 2016 lúc 15:24

Câu 1: + Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là: 

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm. Quan lại đục khoét nhân dân.

-Ruộng đất bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

-Những năm 40 thế kỉ XVIII,nông dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống đó đã thúc đẩy nông dân bùng lên khởi nghĩa.

+ Một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng(1737) nổ ra ở Sơn Tây.

-Khởi nghĩa Lê Duy Mộc(1738-1770) hoạt động từ Thanh Hóa đến Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cần(1741-1751) xuất phát từ Đồ Sơn lên Kinh Bắc với khẩu hiệu "lấy của giàu chia dân nghèo".

-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất(1739-1761) hoạt động ở đồng bằng sau chuyển lên Tây Bắc được nhân dân hết lòng ủng hộ.

+Ưu điểm các cuộc khởi nghĩa: Tuy các phong trào thất bại nhưng đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

+ Khuyết điểm các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra không cùng một lúc, không phát huy được sức mạnh dân tộc.

- Vậy thì chúng ta nên cố gắng tổ chức các cuộc tấn công mang tính đoàn kết hơn,tập hợp lực lượng và đành tan quân xâm lược.

Câu 2: 

- Sau chiến thắng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428)-Lê Thái Tổ.

-Khôi phục quốc hiệu là Đại Việt.

-Đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên cách: Hàn lâm viện,Quốc sử viện,Ngự sử đài....

-Thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt: đô ti,thừa ti,hiến ti.

-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.

Bình luận (0)
29. Bùi Thị Cẩm Ly Lớp 8...
Xem chi tiết
Yến Ni
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 21:20

tách nhỏ ra

Bình luận (1)
Trần Hiếu Anh
15 tháng 3 2022 lúc 21:20

tách ra ;-;

Bình luận (2)
Tạ Tuấn Anh
15 tháng 3 2022 lúc 21:20

tách ra ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 11 2021 lúc 10:49

Câu 42: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư

Câu 43: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Bình luận (3)
Sunn
8 tháng 11 2021 lúc 10:49

Câu 42: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư

Câu 43: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
8 tháng 11 2021 lúc 10:50

Câu 42: D

Câu 43:D

Bình luận (0)